dimanche 5 avril 2020

Giải pháp nào để “cứu” đồng bằng Sông Cửu Long?

Báo chí đăng tải nhiều tin tức cực kỳ quan ngại đối với đồng bằng Sông Cửu Long. Nhiều nơi trong khu vực này người dân phải “cào lớp đất phù sa ở bề mặt các thửa ruộng” lên đem bán. Nguyên nhân hạn hán và “ngập mặn” khiến người dân không trồng trọt được cái gì trên những cánh đồng này.

Nguyên nhân do đâu? Do biến đổi khí hậu (gây hạn hán)? Do hiện tượng nước biển dâng cao khiến đồng bằng ngập mặn? Hay do nước ở thượng nguồn Sông Cửu Long (Mekong) bị chặn lại do việc xây dựng các con đập thủy điện (hàng chục và tương lai là hàng trăm cái, rải rác từ TQ qua Lào và Campuchia…)?

Bất kỳ nguyên nhân đến từ đâu, ĐBSCL bị đe dọa đến sự “hiện hữu” từ ngàn năm qua của nó. Hiển nhiên hàng chục triệu dân VN sống ở vùng đồng bằng trù phú này cũng có cùng số phận. Khi người dân phải đào đất ruộng đem bán là tình hình phải nói là “nguy kịch”. Ngôi nhà “Đồng bằng Sông Cửu Long” đang bị tháo giỡ từng cây kèo, từng viên ngói…

ĐBSCL có thể tồn tại được bao lâu nữa?

Hầu hết học giả, chuyên gia VN đều chỉ đích danh TQ là “thủ phạm” hiện tượng hạn mặn ở ĐBSCL. Nhiều facebookers (nổi tiếng) cũng cho rằng nguyên nhân là do các quốc gia, đặc biệt là TQ, thi nhau xây đập thủy điện khiến dòng nước bị chặn. Có người còn nói rằng VN cũng đồng lõa vi phạm “tội ác” khi đầu tư xây đập trên Sông Cửu Long.

Ở đây ý kiến của tôi chỉ giới hạn trong vấn đề chặn sông đắp đập ở các quốc gia thượng nguồn. 

Giải pháp nào để “cứu” đồng bằng Sông Cửu Long?

Nếu chỉ nói về ảnh hưởng từ Sông Cửu Long: Sông Cửu Long (Mekong) là một con sông “quốc tế”, chảy qua các nước: TQ, Miến điện, Lào, Campuchia và VN. Một đoạn biên giới Lào-Thái là sông Mekong.

Vì sông này là sông “quốc tế”, VN nếu muốn khiếu nại, hay kiện, lên các tòa án quốc tế các quốc gia thượng nguồn thì VN làm gì cũng phải “chiếu theo luật”.

Nhiều người nại cam kết của Ủy ban Mekong (Mekong River Commission - MRC), gồm các quốc gia Việt, Campuchia, Lào và Thái lan… Nhưng Thái lan, quốc gia hưởng lợi nhiều hơn hết, về thủy điện cũng như việc chuyển nước về tưới khu vực đông bắc Thái. Kế đến là Lào, khoảng 50% GDP của quốc gia đến từ nguồn điện (đa số bán cho Thái lan). 

Từ sau khi khối cộng sản sụp đổ 1992, Lào phải cấp bách trả nợ cho Nga mà nước này không có tài nguyên cũng như các tiềm năng kinh tế. Vì vậy các định chế tài chánh quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Ngân hàng thế giới… cung cấp tài chánh cho Lào nhằm khai thác thủy điện trên sông Mekong. Thái lan và TQ là hai quốc gia đầu tư nhiều hơn hết vào (hàng trăm) dự án thủy điện trên sông Mekong.

Phía TQ cũng xây nhiều con đập trên sông Lan thương, thượng nguồn Mekong mà sông này bắt nguồn và chảy hoàn toàn trong lãnh thổ TQ. 

Một câu hỏi về “tư cách pháp lý” sông Mekong, đoạn thượng nguồn gọi là Lan thương. Đây là sông quốc tế hay sông “của” TQ ? 

Luật quốc tế có công ước New York 1997 về việc “sử dụng các dòng sông quốc tế nhằm mục đích khác với việc thông lưu”. Một số điều đáng ghi nhận của công ước là:

Các quốc gia cam kết:

1/ Không được gây ra những thiệt hại đáng kể cho dòng sông;

2/ Các quốc gia hợp tác với nhau để đạt được việc sử dụng tối ưu và bảo vệ hữu hiệu nguồn nước;

3/ Trao đổi dữ liệu và thông tin thường xuyên;

4/ Thông báo các biện pháp (dự án) có hệ quả xấu;

5/ Cố gắng giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

Nếu nội dung công ước được tôn trọng, các quốc gia thượng nguồn cùng hợp tác, ĐBSCL không có điều gì quá lo ngại. Vấn đề là chỉ có VN ký nhận công ước. Các nước khác thì không. VN không thể đơn phương kiện Lào, Campuchia, Thái lan hay TQ khi các quốc gia này chận nguồn nước làm thủy điện hay dẫn nguồn nước vào việc tưới tiêu.

Về Ủy ban Mekong (Mekong River Commission - MRC). VN có thể đặt vấn đề với Lào và Thái lan yêu cầu tuân thủ các cam kết đã ký, như về việc xây đập, chặn nước và xả nước… sao cho lượng nước về tới ĐBSCL được điều hòa và không bị hao hụt. 

Khó khăn là nguyên tắc “tuyệt đối” về “chủ quyền” sẽ ngăn chặn bất cứ thủ tục pháp lý nào của VN (có mục đích chống các quốc gia thượng nguồn). Ngoại trừ khi VN chứng minh được việc xây dựng các con đập là nguyên nhân khiến sự hiện hữu của ĐBSCL bị đe dọa. Cũng như sự sinh tồn của 30 triệu dân miền nam có nguy cơ bị xóa trắng. VN có lý do chính đáng để kiện, thậm chí đem quân (gây chiến tranh) để đánh phá các con đập.

Vấn đề là sẽ cực ký khó để chứng minh (và thuyết phục dư luận quốc tế) nguyên nhân đưa đến sự tiêu vong của ĐBSCL đến từ các con đập ở thượng nguồn. Vì còn các nguyên nhân khác, thuyết phục hơn, như hạn hán và mực nước biển dâng cao. Các hiện tượng này là hệ quả của biến đổi khí hậu. Sau đó ta có thể liệt kê các nguyên nhân do “con người” như đất lún do việc khai thác cạn kiệt nước ngầm. Hoặc các công tác thủy lợi đào kinh, đắp đê… nhằm khai thác triệt để đất nông nghiệp...

Từ thập niên 90 tôi đã đề cập đến vấn đề này. (Bới vì các định chế quốc tế ủng hộ Lào làm thủy điện để trả nợ và phát triển kinh tế). Đại khái tôi cho rằng VN không thể ngăn chặn các quốc gia thượng nguồn Sông Cửu Long, điển hình là TQ, Lào và Thái lan, đắp đập chặn nước để làm thủy điện hay chuyển dòng nước vào các mục tiêu thủy lợi (tiêu tưới, nước uống…). Nhưng VN có thể lợi dụng ưu thế chính trị của mình ở Lào và Campuchia để “hợp tác cùng khải thác” một cách thông minh để các bên cùng có lợi. Các quốc gia Lào, Campuchia có lợi do bán thủy điện. VN có lợi do mua được điện giá rẻ và nhứt là bảo vệ (và điều hòa) được nguồn nước Mekong. VN cũng có thể đầu tư xây dựng đập thủy điện ở Lào và Campuchia (vì VN không xây thì TQ, Thái lan họ cũng xây). Dĩ nhiên hành vi đầu tư của VN, trước là để nhắm vào việc “phòng vệ từ xa”, sau đó mới là kinh tế. 

Nếu nhìn sâu vào vấn đề thiếu nước ngọt, Thái lan, Lào và TQ, quốc gia nào gây tai hại nhiều hơn hết cho đồng bằng sông Cửu long ? 

Câu hỏi khác, VN có thể “thuyết phục” được quốc gia nào, TQ, Lào hay Thái lan, tuân thủ các điều ước liên quan đến “sông quốc tế” ? 

Câu trả lời là VN chỉ có thể ảnh hưởng, trong chừng mực, với Thái lan và Lào qua Ủy ban Mekong. Đối với TQ, ngoài việc thương thảo, ngoại giao, VN không có cách chi cả. 

Bây giờ ĐBSCL đã “vỡ trận”, ngồi nói và chỉ trích sẽ không đem lại lợi ích gì. 

Chỉ có một phương pháp duy nhứt, được luật pháp quốc tế nhìn nhận, là dựa vào nguyên tắc “tự vệ để sinh tồn”. Bởi vì “quyền sống” là quyền tối thượng, cao hơn bất kỳ các quyền nào khác của con người. VN có thể gây áp lực đối với các quốc gia thượng nguồn, ở đây đích danh là Lào và Thái lan. Dĩ nhiên chuyện “khó càng thêm khó”. Chỉ cái bãi Tư Chính mà chưa giải quyết xong. Huống chi chuyện “lớn”!
******

Nam kỳ và chính sách vắt chanh bỏ vỏ...

Lãnh thổ Nam kỳ bây giờ chỉ có giá trị của trái chanh khô nước. "Đất nước" đã "vượt cạn" rồi, đảng đã dắt díu bầu đoàn thê tử "qua sông rồi". Bây giờ người ta không còn phụ thuộc vào "hột gạo" như thời còn bị "cấm vận" nữa. Tài phiệt nước ngoài đã "đầu tư" vô VN khá đông, thu hút số lượng lớn nhân công. Riêng mặt "lao động xuất khẩu" cũng là "chính sách mũi nhọn" rất thành công của đảng. Đất nam kỳ không còn "trọng lượng" nào về kinh tế đối với đảng và nhà nước nữa. Gặp mùa khô hạn như hiện nay, hay gặp lúc "triều cường", đất nam kỳ trở thành gánh nặng.

Mùa hạn năm nay gay gắt, ngay cả lưu vực sông Đồng nai, sông Vàm cỏ... cũng bị cạn khô. Nước biển đổ vô sâu hàng trăm cây số. Lưu vực sông Cửu long càng thê thảm. Những con đập của các quốc gia thượng nguồn không chỉ chặn nước mà còn dẫn nước để tuới tiêu cho vùng khác. Nước chảy đến đồng bằng SCL thì đã cạn kiệt. Nước biển đổ vô sâu hàng trăm cây số.

Gặp hạn hán người dân phải mua nước ngọt hàng ngày để sử dụng và tưới vườn. Lại thêm nạn cúm Vũ hán. Kinh tế lâu nay lệ thuộc vào chính sách "trồng cây gì nuôi con gì" bỗng dưng "chết đứng". Nhiều nơi người dân phải đào lớp đất phù sa trên ruộng đem đi bán.

Giải pháp của nhà nước là gì ? Báo chí đăng tin tuần rồi Ngân hàng thế giới chấp nhận "cho mượn tiền" để xây dựng nhà máy lọc nước ngọt.

Tôi đã từng đặt câu hỏi trăm lần là tiền thu vào do khai thác dầu khí đã đi đâu ? tiền lúa gạo, cá tôm, trái cây... đi đâu ? Đến nay người dân nam kỳ vẫn chưa có hệ thống cung cấp nước sạch. Câu hỏi khác là ngân sách xây dựng nhà máy nước là bao nhiêu ? Ngân hàng thế giới cho mượn bao nhiêu ? Ai sẽ trả món nợ này và trả bao lâu ?

Thật tình là dân nam kỳ không mấy ai có tầm nhìn. Bao nhiêu triệu dân là bấy nhiêu con lừa chuyên làm việc nặng.

Vấn đề hạn, mặn, thiếu nước ngọt... tuy có cùng một "hệ quả" nhưng nguyên nhân ra sao người nam kỳ phải biết phải phân biệt. Phải biết nguyên nhân mới "trị thủy". Người dân nam kỳ cũng cần phải tập "đứng trên đôi chân của mình". Không cần ban bệ chi cả. Càng ban bệ thì bà con càng nai lưng (hay bán trôn) để nuôi chúng nó.

Dân miệt khác, cái miệng thì luôn thúc bà con đổ máu đánh giặc "thắng giặc Mỹ sẽ xây dựng bằng mười". Khi nắm được quyền lực rồi thì họ lấy hết đồng ruộng của bà con rồi cho bà con ăn "bánh vẽ" gọi là "xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa". Đến khi ngôi vị vững chắc, họ trở mặt với bà con "sống chết mặc bây". Đến nước ngọt còn không có, huống chi xa lộ, cầu đường, nhà thương, trường học... ba cái thứ xa xỉ...

Đặt giả thuyết, vài năm nữa đồng bằng SCL bị ngập nước, bà con phải đi "tị nạn khí hậu". Thử đặt câu hỏi người "miệt ngoải" có chứa chấp bà con hay không ? Ngay bây giờ, bà con như con cá ngáp ngáp chờ chết trong ao cạn nước. Có ai lên tiếng về, hay vì, bà con hay không ? Không hề có, phải không ?

Tôi dám chắc, lúc đó, bà con cũng bị xua đuổi, cũng bị kỳ thi như cô gái thiếu may mắn vừa mới nhiễm virus corona.

Trở lại vấn đề "trị thủy". Nếu không tìm ra được nguyên nhân, phân loại nguyên nhân, thì bà con cứ tiếp tục, như từ 75 đến nay, dùng "xuyên tâm liên" và cạo gió để trị ung thư.

Có ít nhứt hai nguyên nhân : 1/ do biến đổi khí hậu. Có hai hệ quả. Thứ nhứt là nước biển dâng cao. Vài chục năm nữa, cả lãnh thổ nam kỳ sẽ chìm dưới mặt biển. Thứ hai, biến đổi khí hậu làm cho thời tiết "cực đoan", như hạn hán kéo dài, giông bão thường xuyên.

Nguyên nhân 2/ sông Cửu long cạn dòng vì các con đập chận nước ở thượng nguồn cũng như hành vi các quốc gia như TQ, Thái lan… dẫn nước để tưới tiêu các vùng khô trên lãnh thổ của họ.

Các nguyên nhân khác như đất lún do nước ngầm bị khai thác tận tuyệt.

Cần phải đặt "ưu tiên" để giải quyết cho từng vấn đề một.

Bà con dân nam kỳ có tin rằng đảng và nhà nước sẽ "xây đập ngăn nước biển", mô hình xứ Hòa lan, cho bà con hay không ?

Tôi nghĩ là không bao giờ. Ngay cả có một ông tổng bí kiêm chủ tịch nước gốc nam kỳ lên lãnh đạo, thì cũng không bao giờ làm được.

Tiền đâu mà làm ?

Trong khi đó nước biển tiếp tục dâng cao. Đập nào chịu đựng nỗi ?

Còn vụ sông Curu long cạn dòng. Nhiều lần tôi đã nói. VN không thể kiện cáo gì hết cả. Vì không có "dụng cụ pháp lý" để kiện.

Còn xây hồ chứa nước ngọt. Vụ này tôi cũng nói nhiều lần.

Lý tưởng là VN phải "áp dụng mô hình Do thái" về thụ đắc các nguồn nước ngọt. Tức là VN kiểm soát tất cả các con đập ở Lào. Ở Campuchia thì kiểm soát Biển Hồ.

Chỉ có vậy khi nước biển dâng cao thì các hồ nước ngọt mới không biến thành hồ nước mặn.

Vì vậy điều khẩn cấp, phải làm liền, là ngăn chặn quá trình hâm nóng địa cầu, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu. Dễ nhứt là kiện nước Mỹ của ông Trump ra tòa Công lý quốc tế vì vi phạm công ước LHQ về khí hậu (hết hiệu lực bó buộc với Mỹ từ tháng 9-2020). Mục đích làm cho nước này gia nhập lại công ước Paris về biến đổi khí hậu (mà Trump đá rút ra năm 2015). Mục đích thúc đẩy quá trình "xanh hóa" lãnh vực kỹ nghệ cực kỳ ô nhiễm của nước Mỹ.

Bà con cũng phải thận trọng trước các dự án đào kinh, đào hồ nước ngọt. Mục đích của việc đào kinh, đào hồ chứa nước.... chưa chắc là để giải quyết vấn đề hạn mặn.

Đất bây giờ có giá trị như là "vàng". Bà con nên đặt câu hỏi, những xứ như Singapour, hay các quốc gia sa mạc, họ lấy đất ở đâu mà trồng cây thành rừng, vườn tược khắp nơi xinh đẹp như vậy ?

Hôm trước tôi có nói vụ con kinh Quan chánh bố ở Trà Vinh. Thì đất ở đây chớ đâu! Họ vẽ dự án đào kinh mà mục đích là lấy đất trồng trọt đem bán (để TQ trồng cây ở các đảo đá chiếm được của VN, hay cho Singapour mở rộng lãnh thổ….). Bà con tìm hiểu con kinh Quan chánh bố rồi sẽ thấy đây là một dự án "phá hoại" hơn là xây dựng. Phá hoại đất nước, phá hoại ngân sách.

****

Khi con gà để trứng vàng đã bị mổ ruột...

5 tỉnh miền Tây "công bố tình trạng hạn mặn khẩn cấp". Tin này như chuyện "xe cán chó" không mấy ai để ý tới. 20 triệu dân ở đây đại đa số là "dốt", đàn ông không làm nông thì đi "lưu vong" làm thuê vác mướn. Đờn bà con gái nếu không "làm dâu xứ Đài, xứ Hàn" thì làm tì, làm đĩ. "Kẻ sĩ" Nam kỳ hiếm hoi như "sao buổi sáng". Những người "có bằng cấp", tức có hiểu biết chút đỉnh, vốn có "gốc cách mạng" nên được "ơn mưa móc" của đảng. Đám này hầu hết lấy mo che mặt, làm như không biết huyện gì xảy ra trên đất này.

Dân nam kỳ, từ năm 1975 đến nay, đời sống còn thua cả thời thực dân. Thời thực dân nó bóc lột nhưng "bóc lột" một cách "thông minh", có "chính sách" kiểu nuôi "con gà đẻ trứng vàng". Nó xây cất nhà thương, trường học, xây cầu, làm đường, đào kinh, đắp đập... đủ thứ. Nó bắt con nít đi học, bắt "khai trí" đủ thứ. Thực dân chủ trương dân "giàu" thì mới thâu được thuế. Kiểu con gà có ăn, mập mạp thì mới đẻ trứng vàng. 

Đến thời "đảng vinh quang", con gà đẻ trứng vàng bị mổ ruột. Đảng viên ngu xuẩn tưởng rằng trong bụng con gà có cả kho vàng trong đó. Con gà để trứng vàng đã chết. Bây giờ cán bộ đảng viên thi nhau bốc hốt, đất cát, quặng mỏ, dầu khí, tài nguyên... ăn được cái gì thì họ cố gắng ăn cho hết.

Bây giờ xảy ra chuyện "hạn mặn", đất đai nứt nẻ khô cằn không trồng được cái cây gì. Đồng ruộng nơi nơi ngập mặn do nước biển. Sau vụ “hạn mặn” này không biết mấy năm ruộng đồng ở đây mới rửa sạch được muối.... 

Ông Phúc đã tiên tri, từ nhiều năm trước đã khuyên dân "tập sống chung với hạn mặn".

Không ai truy tìm nguyên nhân từ dâu xảy ra vụ "hạn, mặn". Cái gì cũng đổ cho "ông trời". Đâu phải cái gì cũng "tại ông trời" hết rồi "bó tay", tập sống làm quen đâu ông Phúc ?

Không biết trong đám dân "nam kỳ” có bao nhiêu "kẻ sĩ nam kỳ" ủng hộ ông Trump trong việc rút khỏi hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu ?

Hạn mặn hiện nay xảy ra trên bình diện rộng. Sông Vàm cỏ (hệ thống sông Đồng nai) cũng bị hạn, mặn. Dĩ nhiên hạn mặn năm nay là do "biến đổi khí hậu". Mà "biến đổi khí hậu" không hề do ông trời.

Hôm trước tôi có đề nghị kiện ông Trump ra tòa hình sự quốc tế có người nói tôi là "tình báo hoa nam". 

Thấy nhiều người đề cao dân Do thái trong nhiều lãnh vực. Ngay cả trong vấn đề "sông Cửu long cạn dòng" nhiều học giả cũng "chêm" trường hợp Do thái vào để minh họa.

Nếu có đọc lịch sử lập quốc của Do thái, ta sẽ thấy rằng tình hình của VN hiện nay khá giống với dân Palestine mà TQ là Do thái trong cuộc chiến tranh giành "nước ngọt" (và biển đảo). Sông Jourdain là sông Cửu long trên bình diện nhỏ.

Theo tôi, một người gốc "nam kỳ" lưu vong. VN cần phải tìm hiểu "tầm nhìn" của người Do thái về "nước ngọt", từ khi mới lập quốc là gì ?

Các nhà "tương lai học" đều có chung dự đoán rằng các cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ là các cuộc chiến tranh giành nguồn nước ngọt. Điều cần nhấn mạnh là cuộc chiến "tranh giành nguồn nước ngọt" đã xảy ra rồi, là cuộc chiến "6 ngày" 1967 giữa Do thái và khối Ả rập. Nguyên nhân cuộc chiến này đến từ việc Do thái khai mở con kinh National Water Carrier dẫn nước ngọt từ hồ Tiberiade trên sông Jourdain về tưới sa mạc Neguev.

Sau cuộc chiến "6 ngày", Do thái chiến thắng. Phía bắc chiếm cao nguyên Golan của Syrie, nguyên là "nguồn" của sông Jourdain. Do Thái giữ luôn đất này (và nguồn nước ngọt) cho đến nay. Phía nam Do thái chiếm Sinai của Ai cập. Do thái trả lại đất này cho Ai cập với điều kiện được phép thông thương trên kinh Suez.

Nhiều lần tôi viết rằng VN qua 4 cuộc chiến mà không học được bài học nào hết cả.

Cuộc chiến 1979, nói là VN thắng nhưng TQ là phía dành được nhiều “chiến lợi phẩm”. Biển Đông TQ khẳng định chủ quyền HS và yêu sách biển đảo TS. Phía Nam, loại VN ra khỏi Campuchia đồng thời chiếm trọn sông Cửu long qa các hình thức đầu tư khai thác. Tất cả bằng "giấy tờ", có chữ ký và sự nhìn nhận của "quốc tế".

Trong khi VN gây chiến, đánh Campuchia rồi chiếm đóng nước này. Mục đích cuộc chiến là gì ? Ngoài việc mấy ông tướng , đảng viên... "ăn cắp" tài sản lịch sử của Campuchia ở Angkor Vat, Angkor Thom…. Hy sinh hàng chục ngàn thanh niên miền nam cho cuộc chiến, VN có được cái gì ?

Theo tôi, bây giờ nhắc lại là để tránh "cái ngu" đã phạm trước kia.

Trở lại vụ hạn mặn. Điều VN cần làm là, thứ nhứt, yêu sách (nếu cần áp lực) các quốc gia Miến điện, Thái lan, Lào và Campuchia ký nhận Công ước New York 1997 về việc "sử dụng các dòng sông quốc tế nhằm mục đích khác với việc thông lưu". Thứ hai, tìm cách kiện Trump ra tòa hình sự quốc tế.



(Vụ Biển Đông thì tôi cũng đã nhiều lần đề nghị. VN nhân cơ hội đang giữ chức chủ tịch hiệp hội, nên thuyết phục các quốc gia ký nhận Tòa Công lý Quốc tế như là công cụ giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, biển, đảo. Bà con nào muốn tìm hiểu thì tìm đọc lại trên trang facebook này).

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.