dimanche 15 novembre 2015

Học giả Trung Quốc nhập nhằng ngựa với lừa.


Giáo sư Andrew Gou (Đại Học Jilin) có bài đăng trên trang « Opinio Juris », nội dung phê bình Tòa PCA đã sai lầm trong vụ Phi kiện TQ về vấn đề Biển Đông. Ông này đã ví von rằng sai lầm của Tòa là sai lầm của « bạch mã luận » : con ngựa trắng không phải là con ngựa.

« Con ngựa trắng không phải là con ngựa » vốn là nội dung « bạch mã luận » của Công Tôn Long, một biện sĩ người Hán sống vào đời nhà Triệu bên Tàu. Câu chuyện kể rằng, có một hôm Công Tôn Long cởi ngựa muốn đi vào thành thì quân lính đóng ở của thành không cho qua, bảo rằng đường này cấm ngựa. Công Tôn Long chỉ ngựa mình nói rằng « ngựa ta là ngựa trắng. Ngựa trắng không phải ngựa, vì vậy không bị cấm » (Bạch mã phi mã). Sau đó ông cởi ngựa vô thành.

Không biết sự thật vụ này ra sao, nhưng rõ ràng là Công Tôn Long ngụy biện, vì ngựa trắng, ngựa đen… ngựa nào không phải là ngựa ?

Dựa trên câu chuyện này GS Andrew Gou ví von cho rằng phán quyết của Tòa là không đúng, vì Tòa lầm lẫn « ngựa trắng không phải là ngựa ».

Theo GS Gou, các đệ trình của Phi, yêu cầu Tòa phán dưới đây đều thuộc phạm vi « phân định ranh giới biển », vốn được TQ bảo lưu. Do đó Tòa không có thẩm quyền phân xử.:

-  yêu sách đường 9 đoạn của TQ là không phù hợp với tinh thần UNCLOS   

         -  tình trạng pháp lý các cấu trúc địa lý Scarborough (bãi Hoàng Nham), đá Subi, đá Vành Khăn và bãi Cỏ Mây, chúng là những bãi chìm lúc thủy triều lên, theo như điều 13 của UNCLOS.

GS Gou nhấn mạnh ở hai điểm :

1/ « Phân định ranh giới biển » (delimitation) vốn là một « quá trình ». Công việc phân định chủ ở việc giải quyết những yêu sách chồng lấn của các bên. Việc phân định vì vậy là một quá trình nhận diện, đo lường và xác định vùng chồng lấn giữa yêu sách của các bên chớ không đơn thuần là việc xác định đường biên giới.

 2/ Vấn đề ngôn từ, việc phân định bao gồm các vấn đề « relating to »  và  « concerning », tức là những gì « quan hệ » và « ảnh hưởng », tới việc phân định.

Theo GS Gou, các đệ trình của Phi (ở trên) đều thuộc về, hay liên quan đến việc phân định, do đó đáng lẽ phải ngoại trừ (do bảo lưu của TQ).

Tức là, diễn theo ngôn ngữ « bạch mã luận », « liên quan đến việc phân định » là « ngựa » còn « ảnh hưởng đến việc phân định » là « ngựa trắng ».

Tôi cho rằng lập luận so sánh của GS Gou là sai lầm.

Giả sử rằng sau khi khảo sát (bằng các phương pháp đo lường khoa học), Tòa nhận thấy rằng các bãi ở trên thuộc diện « bãi lúc chìm lúc nổi ». 

Đương nhiên các cấu trúc địa lý này không liên quan gì, cũng không ảnh hưởng gì đến việc phân định. Theo điều 13 UNCLOS các cấu trúc địa lý lúc chìm lúc nổi không có lãnh hải và thềm lục địa, ngoại trừ trường hợp cấu trúc này ở trong khu vực lãnh hải 12 hải lý , chúng có thể dùng làm điểm cơ bản để đo lãnh hải.

Không có lãnh hải, cũng không có thềm lục địa, thì liên quan cái gì (hay ảnh hưởng cái gì) với việc phân định ?

Tức là nó không phải ngựa trắng, cũng không phải là ngựa.

Nó là con lừa !

Còn nếu khảo sát khoa học cho thấy chúng là đá (hay đảo), dĩ nhiên Tòa sẽ phán rằng chúng là các "đảo".

Đệ trình của Phi rõ ràng là yêu cầu Tòa xem xét rằng các thực thể địa lý là « ngựa » hay là « lừa ».


Không hề có việc Tòa lẫn lộn ngựa trắng không phải ngựa.




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.