Ngày 23 tháng giêng năm 2013, Bộ Ngoại giao Phi trao
công hàm cho Bắc Kinh thông báo việc Phi
đã nộp hồ sơ đưa Trung Quốc ra Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Quốc
Tế về Biển 1982. Hồ sơ kiện
của Phi được Tòa Trọng tài Thường trực (La Hague, Hòa Lan) thụ lý.
Tháng
6-2014, Tòa thông báo cho Trung Quốc, nước này có 6 tháng để nộp bản phản biện,
thời hạn chót là ngày 15-12-2014. Như đã biết, từ ngày 19 tháng 2 năm 2013, bộ
Ngoại giao TQ đã ra cho biết TQ từ chối tham gia vụ kiện, cũng như không nhìn
nhận thẩm quyền của Tòa. Một bản Tuyên bố về lập trường (của TQ đối với vụ kiện)
đã được TQ công bố ngày 7-12-2014.
Theo TQ :
1/ Tòa không có thẩm quyền vì cốt lõi của vụ kiện liên quan đến “chủ quyền lãnh
thổ” mà điều này không thuộc phạm trù của Công ước Quốc tế về Biển 1982. 2/ Vụ
kiện liên quan đến vấn đề “phân chia ranh giới biển” mà điều này TQ đã bảo lưu
năm 2006 (loại trừ mọi biện pháp trọng tài có mục đích phân chia ranh giới biển).
Thái độ không
tham gia vụ kiện và không nhìn nhận thẩm quyền của tòa của TQ cũng không cản trở được quá trình thụ lý của Tòa
Thường Trực.
Thông cáo
ngày 13 tháng 7 năm 2015, Tòa CPA phán 10 điều. Các điểm quan trọng là : a) Tòa
được thành lập đúng theo qui định Phụ lục VII của Công ước về Luật Biển. b) Việc
không tham gia của TQ không ảnh hưởng đến thẩm quyền của Tòa... d) không hiện hữu
bên thứ ba mà sự vắng mặt của phía này có ảnh hưởng đến thẩm quyền của Tòa...
Tức là
Tòa tuyên bố "có thẩm quyền" trong vụ xử.
Dầu vậy,
thẩm quyền của Tòa bị giới hạn ở các việc "tranh chấp có liên quan đến việc
giải thích hay áp dụng công ức", theo như nội dung Thông cáo ngày 13-7:
"Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII có
thẩm quyền xem xét một tranh chấp giữa các Quốc gia Thành viên Công ước trong
phạm vi tranh chấp đó liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước."
Ngày 29
tháng 10 năm 2015 Tòa ra phán quyết sơ thẩm về nội dung các yêu sách của Phi.
Tòa tuyên bố có thẩm quyền phân xử một số điều và bảo lưu (đồng thời yêu cầu
Phi bổ túc lý lẽ) một số các yêu sách khác.
Phán quyết
sơ thẩm của Tòa cũng nhắc là phía TQ có thời hạn chậm nhứt là ngày 1 tháng 1
năm 2016 để nộp những lý lẽ phản biện về nội dung các lý lẽ của Phi đã trình
bày trước Tòa.
Ngày
11-12-2015, Đại diện Thường trực của TQ ở LHQ đã gởi công hàm phản biện các lý
lẽ của Phi. Nội dung nhấn mạnh rằng các văn kiện quốc tế trước Thế chiến thứ II
như Tuyên bố Cairo 1943, Tuyên bố Potsdam 1945 (và các văn kiện khác) đã nhìn
nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS. TQ còn vịn vào Hiệp ước 1898 ký kết giữa
Tây Ban Nha và Mỹ nhằm chứng minh rằng lãnh thổ của Phi đã được xác định rõ rệt,
theo đó Phi không có chủ quyền ở các đảo Trường Sa.
Bài viết
của tôi hôm qua đã phản biện rằng các văn kiện gồm
Tuyên bố Cairo 1943, Tuyên bố Potsdam (cũng như hòa ước San Francisco 1952;
Hòa ước Trung-Nhật 1952 hay Hiệp ước hòa bình và hữu nghị Trung-Nhật 1978)
không hề nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Lý lẽ của
TQ có thuyết phục được Tòa hay không là do yếu tố VN, là bên thứ ba có quyền và
lợi ích có thể bị ảnh hưởng đến vụ kiện.
Trong phán quyết ngày 29-10-2015 Tòa CPA cho rằng vụ kiện sẽ không làm thiệt hại đến VN, vì thẩm
quyền của Tòa bị giới hạn trong các việc giải thích và áp dụng các điều ước của
bộ Luật Biển 1982.
Nhưng
công hàm ngày 11-12-2015 của TQ, ta lại thấy lý lẽ phản biện của nước này lại vịn
vào yếu tố "chủ quyền". TQ cho rằng họ có chủ quyền trên các đảo thuộc
Biển Đông. Điều này (TQ cho rằng) được củng cố bởi các văn kiện pháp lý quốc tế.
Tòa không
thể bỏ qua yếu tố "chủ quyền" do TQ nại ra. Một số các yêu cầu của
Phi trước Tòa nội dung phán quyết có thể thay đổi (hay trái ngược) nếu các thực
thể địa lý ở đây thuộc chủ quyền của TQ hay của VN.
Tôi đã viết
trong bài hôm qua, phía VN có ra công hàm phản biện, dầu vậy nội dung công hàm
không thấy nhắc đến các yếu tố pháp lý mà phía TQ đã nại ra. Quyền và lợi ích của
VN bị đe dọa.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.