Hoa sen và rùa, hai biểu tượng gần đây mặc nhiên được tôn làm
quốc hiệu của Việt Nam.
Văn minh Đông phương xem Rùa là một con thú linh, biểu tượng
cho cái gì cơ bản, chậm chạp nhưng chắc chắn. Mai rùa biểu tượng cho quả đất, bốn
chân rùa là bốn trụ cột giữ thăng bằng. Các hình tượng về rùa của VN ngày xưa
cũng biểu hiện quan niệm đó : rùa cõng chim hạc hay mang tấm bia đá nặng nề
trên lưng, như các bia đá trong Văn miếu là là thí dụ. Người ta tin rằng rùa
đem lại tuổi thọ (trường tồn, vĩnh cửu) và sự may mắn. Theo phong thủy, rùa hợp
với phương bắc.
Những năm vừa qua, con rùa trong Hồ Gươm ở Hà Nội được những
nhà nghiên cứu, những kẻ buôn thần bán thánh, những nhà báo thiếu chủ đề… « thần
thánh hóa » nó, biến nó từ một con vật tầm thường lên hàng linh vật. « Cụ
rùa » được chiếu cố tận tình, nghĩa trắng và nghĩa đen, lên truyền thông
trong một thời gian dài. Chắc chắn đây là chủ trương của nhà cần quyền CSVN ở
Hà Nội. Họ cũng tin rằng con rùa Hồ Gươm là một linh vật trấn giữ ở phía Bắc,
đem lại sự may mắn và vĩnh cửu cho đảng CSVN.
Nhưng rùa trong phong thủy, mang biểu tượng của sự may mắn
và trường thọ, là rùa có đầu rồng, hay là rùa bằng (đúc bằng vàng hay bằng đồng),
hay rùa mang trên lưng thêm một con vật khác, chứ ít khi nào là một con rùa
bình thường, cô độc một mình một mình.
Rùa Hồ gươm, thực ra không phải là rùa, mà là một loài giải.
Rùa, linh vật, ăn lá cỏ và sống trên núi. « Rùa Hồ Gươm » là một loài
thú sống dưới nước, ăn tạp, từ xác chết mèo chó, cho đến lá mục rơi rụng trong
hồ.
Trong khi trên thực tế, rùa là biểu tượng cho sự nô lệ, phụ
thuộc, do suốt đời mang một gánh nặng, một trách nhiệm khó khăn nào đó, như định
mạng với cái mai nặng nề trên lưng. Trong huyền thoại rùa còn mang bia đá, cõng
hạc, mang quả địa cầu... có khi nào rùa được thong dong ?
Quan niệm của Trung Hoa về rùa còn có những điều rất phàm tục.
« Đồ con rùa » hay « đồ rùa đen » là những câu chửi rất nặng
(hèn nhát, đốn mạt). Văn hóa VN, « đầu rùa » có biểu tượng cho dương
vật của đàn ông. Ngoài ra còn có thành ngữ « húp cháo rùa » dùng để
chỉ tình trạng xui xẻo, mạt vận.
Ngoài Việt Nam thì chưa thấy nước nào lấy con rùa làm biểu
tượng cho dân tộc hay cho đất nước của mình. Các con thú được lấy làm biểu tượng
cho đất nước thường là các loại thú oai dũng, như sư tử (Anh), chim ưng (Hoa Kỳ,
Đức và nhiều nước Châu Âu)... Con sư tử là chúa các sinh vật trong rừng, chim
ưng là vua các loài chim trên không trung. Riêng người Hoa thì lấy biểu tượng
là con rồng.
Về hoa sen, Đông phương Ấn Độ quan niệm đây là một loài hoa
tinh khiết, biểu tượng cho sự thanh bạch, « nghèo cho sạch rách cho
thơm », « gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ». Nhà Phật lấy hoa
sen làm hoa cúng Phật. Tục truyền, khi đức Phật đản sinh thì đã bước đi bảy bước,
mỗi bước dưới chân nở một đóa hoa sen. Từ hình thức cho đến nội dung, hoa sen xứng
đáng là hoa của một đạo giáo lấy sự thanh bạch, tinh khiết làm nền tảng sinh hoạt,
như đạo Phật.
Nhưng trong văn hóa Trung Hoa, hoa sen có nhiều biểu tượng khác
nhau. Gót sen, hài sen… dùng để ám chỉ cho bàn chân của người phụ nữ bị bó
chân. Người phụ nữ, đa số là các tiểu thư con nhà giàu, bị bó chân từ lúc còn
nhỏ. Người ta lấy vải bó thật chặt, lại còn bóp cho gảy xương, cho bàn chân vào
một đôi hài cố định có hình dạng búp hoa sen. Do đó bàn chân không phát triển
bình thường mà lớn theo khuôn mẫu của đôi hài. Đây có thể nói là một hình phạt,
vì nó rất đau đớn. Người phụ nữ bị bó chân do đó tật nguyền, đi đứng rất khó
khăn, có một dáng đi « lúm chúm » đặc biệt. Dáng đi này đã gây hứng
cho biết bao văn nhân mặc khách người hoa ngày xưa. Ý tưởng « gót
sen » là đến từ những người này.
Búp hoa sen còn được người Hoa xem là biểu tượng cái âm vật của
người phụ nữ. « Tam thốn kim liên », ba tấc sen vàng, là kích thước của
cái ngàn vàng (dĩ nhiên tấc là đơn vị đo lường của Tàu, khoảng hơn 1cm, chứ
không phải là 10cm).
Trong khi văn hóa Việt Nam, « sen » là tiếng để gọi
cho con ở. « Trong nhà gì đẹp bằng sen » là thành ngữ của mấy ông chủ
dê xồm.
Hoa sen gần đây được bình chọn làm « quốc hoa » của
VN.
Rùa và sen, về ý nghĩa thực tiễn ở bình diện quốc gia, là những
biểu tượng xui xẻo, bất tường.
Nhìn lại VN năm 2012 dưới quan điểm « rùa » và
« sen », ta thấy rõ rệt tình trạng VN, mọi mặt từ kinh tế, chính trị,
xã hội… tất cả đều thể hiện chung quanh các biểu tượng của rùa và sen.
Năm qua, 4 triệu đảng viên, đầu rùa với hoa sen, phê và tự
phê, cuộc vui vô tận.
« Tự do » trở thành « đầu rùa ». Tự do cái con… đầu rùa ! Rùa có
sẵn trong Hồ Gươm, đâu cần đến tượng thần Tự Do ở bên Mỹ chi cho mệt !
Kinh tế thê
thảm, phát triển tốc độ rùa bò.
Bất động sản
đóng băng, từ doanh nhân đến người chơi chứng khoáng, tất cả đói meo, “húp cháo
rùa”.
Nợ nần
thành gánh nặng bất kham, như con rùa đã nặng nề còn mang thêm bia đá, VN đang
lún dần dưới đáy Hồ Gươm. Cán bộ tìm kế thoát thân, đưa con cái tậu nhà cửa,
chuyển của cải “quy mã”. Quy là rùa.
Ngoài biển
Đông, tàu “lạ” lộng hành. Cướp vào nhà đòi chia của với mình thì thái độ mình
ra sao? Phùng Quang Thanh luôn miệng niệm câu nhớ ơn Trung Quốc. Còn Nguyễn Chí
Vịnh thì mới đây tiết lộ chủ trương “khai thác chung”. Như vậy việc bảo vệ đất
nước thành ra việc chia của với bọn cướp. Đây không phải là hiện tượng hèn nhát
con rùa đen rụt cổ hay sao?
Hoa sen, biểu
tượng này không thích hợp cho một nhà nước có tham vọng đem lại sự phú cường và
thịnh vượng cho quốc gia.
“Sen” biểu tượng cho việc « làm
công » và “làm điếm”. VN hiện nay chỉ mạnh ở mặt xuất khẩu nhân công. Đàn
ông thì đi làm lao công, làm những việc nặng nhọc, dơ bẩn mà dân bản xứ chê
không làm. Phụ nữ thì đi làm con ở, còn không thì treo cái “ngàn vàng” cho đàn
ông Đài Loan, Hàn Quốc… sờ bóp, chọn về
làm vợ.
Xui nào bằng
sáng sớm mới ra ngõ gặp gái. Lại còn câu “gặp rắn thì đi gặp quy thì trở lại”. Đó
là lời người xưa: rùa và sen là hai biểu tượng của xui xẻo.
Như vậy, muốn
biết tình hình VN thì cần tìm chi các con số thống kê, các dữ kiện chính trị
chi cho mất thì giờ. Tất cả đã an bài, chỉ nhìn “đầu rùa” và “búp sen” thì đoán
ra tất cả. Tất cả cùng một màu đen. Ảm đạm và xui xẻo.
Ai bày trò
sen và rùa cho mấy ông cộng sản VN quả thật là thâm. Bất chiến tự nhiên thành
là cao kế.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.