Chuyến viếng thăm
Việt Nam của TT Obama đã lên lịch trình, từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 5 năm
2016. Mục đích chuyến đi Obama, BBC đăng tải hôm 10 tháng 5, là nhằm "thảo luận (với lãnh đạo VN) cách thức làm sao cho
Quan hệ Đối tác Toàn diện Mỹ-Việt có thể thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh
vực rộng lớn, trong đó có các chủ đề kinh tế, quan hệ giữa người dân hai bên,
an ninh, nhân quyền và các chủ đề toàn cầu và khu vực."
Khác
với các chuyến viếng thăm mang tính cách biểu tượng trước đây của hai vị tổng
thống tiền nhiệm B. Cliton và G.W. Bush, đánh dấu những bước biến chuyển quan
trọng trong quan hệ giữa hai nước. Chuyến đi của Obama kỳ này rõ ràng chỉ là
chuyến "đi chơi", không nói lên được cái gì cụ thể. Bởi vì nếu để nói
chuyện về "thủ tục" nhằm "thúc đẩy sự hợp tác" giữa hai
nước thì không cần đến tổng thống thân chinh. Những chuyện thương thảo như vậy
là chuyện của các nhà ngoại giao tầm trung.
Chuyện xem ra là
trọng đại, hiệp ước TPP, về thực chất thì trái banh đang nằm trong chân của Hoa
Kỳ, mà Obama không phải là người sẽ đá. Quyết định sẽ ở vị tổng thống sắp tới
của Hoa Kỳ. Nếu là bà Hillary Clinton, quan điểm của bà là không "mặn
mà" với nội dung hiện thời của hiệp ước. Còn nếu tổng thống là ông Trump,
TPP chắc sẽ không có mặt của Hoa Kỳ.
Chuyện trọng đại
khác (đối với VN) là việc Mỹ cởi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Theo tin
tức báo chí đã loan tải thì việc này sẽ không xảy ra. Lý do (bề mặt) là tình
trạng nhân quyền ở VN ngày một thêm tệ.
Thực ra khách hàng
"nghèo" như VN không phải là đối tượng của tài phiệt Mỹ. Vấn đề "chiến
lược" mới là then chốt để Mỹ có thể "cho không" VN những thứ vũ
khí sát thương cần thiết. Nhưng điều này thì hai bên vẫn còn trong tình trạng
"xây dựng niềm tin". Lập trường của VN, ngả về đâu vẫn không rõ rệt.
Phe thân Tàu hơn lúc nào hết khuynh đảo VN, không chỉ về kinh tế, mà còn cả
chính trị, quốc phòng... Thậm chí ngay trong nội bộ đảng CSVN. Bán (hay viện
trợ) vũ khí sát thương cho VN, đối với Mỹ là điều không lường được trong tương
lai.
Còn vấn đề Biển
Đông, chuyện sinh tử đối với VN, thì quốc phòng Mỹ đã làm tối đa những gì mà họ
có thể làm.
Lập trường của Mỹ,
từ sau Thế chiến thứ II đến nay, là không ủng hộ nước nào có chủ quyền ở các quần
đảo HS và TS. Quyền lợi của nước này ở Biển Đông là quyền tự do đi lại (hải
hành và không lưu). Các việc tàu chiến của Mỹ đi vào vòng 12 hải lý các đảo
nhân tạo, như vừa rồi ở bãi Chữ Thập, là tôn trọng nội dung Luật Biển 1982.
Theo bộ Luật này, một đảo nhân tạo chỉ có "vùng an toàn" tối đa là
500 mét tính từ bờ.
Điều đáng lẽ VN phải
làm, cho dầu phải nhượng bộ Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào, (ngay cả việc đảng
CSVN giải tán hay đảng viên CSVN phải tự sát tập thể), là việc Mỹ nhìn nhận chủ
quyền của VN tại HS và TS. Điều này xảy ra thì việc bảo vệ lãnh thổ của VN,
cũng như vùng biển của mình, tại HS và TS sẽ dễ dàng hơn. Nhưng CSVN đã không
làm bất kỳ điều gì trong chiều hướng này. Đảng CSVN đặt quyền lợi của đảng lớn
hơn quyền lợi của đất nước và dân tộc, vì vậy nguy cơ mất trắng biển đảo của VN
cho TQ là điều sẽ đến.
Về các vấn đề
"mở rộng dân chủ" mà VN đã nhiều lần hứa hẹn với Hoa Kỳ, như ở Bản
Tuyên bố Sunnylands tháng hai vừa rồi. Khoản 4 Tuyên bố có nội dung:
"4. Chúng tôi
cam kết đảm bảo cơ hội cho tất cả người dân chúng ta, thông qua tăng cường dân
chủ, quản trị tốt và tuân thủ các quy định của pháp luật, thúc đẩy và bảo vệ
nhân quyền và quyền tự do cơ bản, khuyến khích tinh thần khoan dung, ôn hòa, và
bảo vệ môi trường;"
Thực tế xảy ra vừa
rồi cho các cá nhân ứng cử tự do là bằng chứng của cam kết "tăng cường dân
chủ" của lãnh đạo CSVN. Các cuộc "hiệp thương bầu cử" thực chất
chỉ là các cuộc "đấu tố" man rợ của thời cách mạng vô sản sơ khai.
Mục đích của nó là cho "dư luận viên", một hình thức mới của cán bộ "agitprop
- xách động và tuyên truyền" thập niên 50, 60... của thế kỷ trước, nhằm nhục
mạ, phỉ báng đời tư cá nhân... để khủng hoảng tâm lý và xáo trộn đời sống của
những người ứng cử tự do.
Về vấn đề pháp lý
mà Hoa Kỳ hy vọng VN thay đổi để phù hợp với thế giới văn minh mà điều này đã
trở thành ảo tưởng.
Bởi vì, CSVN đã vi
phạm luật pháp, chà đạp luật pháp ngay ở những điều cơ bản.
Vừa rồi VN đã thay
đổi nhân sự giữa dòng. Các ông chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội
nhiệm kỳ trước đã bị "miễn nhiệm" bằng một thủ tục vi hiến. Đây là
bằng chứng cụ thể cho cái "thiện chí" xây dựng "nhà nước pháp
quyền" của CSVN.
Đại diện nhà nước
VN hiện nay, các ông bà Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân đều không chính danh.
Hoa Kỳ là một nước
gương mẫu về dân chủ pháp trị. Tùy theo lễ nghi tiếp đón, có thể Obama lại
"bảo kê" cho tính chính đáng cho những người mới được thụ phong này.
Về nhân quyền, nhà
nước CSVN bao giờ cũng hung bạo đối với những người lên tiếng tranh đấu cho dân
chủ, về quyền con người. Điều này không hề thay đổi, từ thâp niên 90, thời các
nhà hoạt động tiên phong Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình... cho đến các vị Nguyễn
Văn Đài, Nguyễn Ngọc Già... ngày hôm nay. Lãnh đạo CSVN luôn sử dụng "nhân
quyền", dùng con tin nhân quyền để trao đổi quyền lợi với Hoa Kỳ.
Điều này tiếp tục
xảy ra, Hoa Kỳ có thể bán cả gian sơn nước Mỹ cũng không đủ để trao đổi với
CSVN. Họ thả một người, bắt hai người. Điều này chưa bao giờ thay đổi.
Còn các vấn đề
"khoan dung, ôn hòa, bảo vệ môi trường", đã ghi trong bản Tuyên bố,
thì những gì đã xảy ra ở VN hiện nay là bằng chứng cụ thể.
Lãnh đạo CSVN vừa
ký kết đó thì cũng vừa vi phạm đó.
Tôi nghĩ rằng chuyến
đi VN của Obama, là chuyến "đi chơi". VN thực tế chỉ là trạm ngừng, một
công hai chuyện, mà mục đích chính chuyến đi của Obama là tham dự Hội nghị thượng
đỉnh G7 sẽ tổ chức tại Nhật vào cuối tháng 5.
Nhưng đối với một
tổng thống đã từng mệnh danh là "gà rót", thì điều gì cũng có thể xảy
ra.
Diễn tiến việc
tiếp đãi của VN đối với Obama, tại Sài Gòn trước hay ở Hà Nội trước, sẽ cho ta
biết thái độ của nhà nước Hoa Kỳ đối với tập đoàn lãnh đạo mới của VN.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.