Nghị viện Châu Âu vừa ra Nghị quyết bày tỏ sự lo
ngại về các bản án nặng nề của chính quyền đối với các nhà báo và blogger Việt
Nam. Nội dung Nghị quyết kêu gọi chính quyền Hà Nội sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều
luật bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Tôi nhiệt liệt hoan nghênh nghị quyết của Nghị viện
Châu Âu. Nhưng đó là việc trong nước.
Ngoài nước thì sao ?
Tôi cũng lên tiếng kêu gọi các cơ quan truyền thông,
báo chí tiếng Việt ở nước ngoài, các trang Blogs của cá nhân hay của các tổ
chức chính trị… cũng nên tạo điều kiện cho các tiếng nói khác được có cơ hội bày
tỏ ý kiến của mình.
Tự do ngôn luận là một quyền tự do cơ bản của cá nhân.
Quyền này chỉ có thể được thể hiện nếu mọi người có cùng cơ hội như nhau trong
việc sử dụng quyền ngôn luận của mình.
Các trang Web BBC, RFA, RFI, VOA… thường phê bình báo
chí trong nước chỉ đăng tải những tin tức mà đảng và nhà nước cho phép. Lời chê
trách này chỉ có giá trị khi bản thân họ cũng tạo điều kiện cho những « ý
kiến khác » có cùng cơ hội với những ý kiến đã được đăng tải. Mà điều này
rất hiếm khi xảy ra. Nhân danh bảo vệ « quyền ngôn luận », những cơ
quan, những trang Web này đôi khi trở thành vũ khí bóp chết quyền tự do ngôn
luận. Tệ hơn, khi việc « thông tin – information » trở thành « phản
thông tin – désinformation ».
Trên tinh thần bình đẳng về cơ hội - kể cả cơ hội được
phát biểu - một ý kiến về một vấn đề chung, hay một việc có liên quan đến nhiều
người trong cộng đồng, nếu đã đăng tải thì các ý kiến phản biện cũng có
quyền được đăng tải để mọi người biết đến.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.