Bài viết này có một số điểm cần được thảo luận thêm như sau :
1/ Tác giả cho rằng cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước Việt-Trung năm
1979 « là một trong hai cuộc chiến tranh đầu
tiên giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa (cuộc chiến kia là giữa Việt Nam và
Campuchia năm 1978) » và « là một
trong những cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất trên thế giới »...
Danh từ « cuộc chiến tranh » không nói rõ nghĩa. « Cuộc
chiến tranh » có thể hiểu là « một cuộc chiến – une bataille » hoặc
« sự chiến tranh – la guerre » mà hai sự việc này rất khác biệt. Xung
đột vũ trang Việt-Trung đầu năm 1979 hai bên không có bên nào tuyên bố
« chiến tranh », nhưng khó để mà nói đó không phải là một « cuộc
chiến tranh – une guerre », vì mức độ rộng lớn của trận địa cũng như ảnh
hưởng quốc tế về địa chiến lược của cuộc chiến.
Nói đây là cuộc chiến « đầu tiên » giữa hai nước XHCN là
không đúng. Trước đó hai bên Liên Xô và Trung Quốc, năm 1969, hai nước XHCN, đã
xảy ra xung đột vũ trang do tranh chấp biên giới. Xung đột kéo dài 5 tháng, suýt
đưa tới chiến tranh nguyên tử.
Đây cũng không phải là cuộc chiến ngắn nhất, vì còn có những cuộc chiến
ngắn hơn : Chiến tranh giữa Do Thái và các nước Ả Rập chung quanh, bắt đầu
ngày 5 chấm dứt ngày 10-6-1967, vỏn vẹn có 6 ngày.
2/ Tác giả cho rằng trong cuộc chiến này « Việt Nam hoàn toàn bị
bất ngờ », « không chuẩn bị
trước ». Tác giả dẫn tài liệu từ cuốn « Bên thắng cuộc » của Huy
Đức để viết : « những người được phỏng
vấn về cuộc tấn công ấy cũng đều cho là Việt Nam hoàn toàn không chuẩn bị trước »...
Vậy thì lý giải làm sao, chỉ ở mặt trận Lạng Sơn, phía VN đã đào sẵn hơn
60 cây số chiến hào phòng thủ cùng với khoảng 2.000 cứ điểm chiến đấu ? Nếu
không « chuẩn bị trước », các cơ sở phòng thủ đó để làm gì ? chống
ai, đề phòng ai ?
Diễn biến cuộc chiến, tài liệu từ hai phía, cho thấy khi quân TQ vượt
qua biên giới là tức khắc bị sa lầy, mặc dầu với quân số đông hơn gấp 5 lần (với
chín quân đoàn chủ lực cùng, cùng nhiều sư đoàn thiết giáp, tổng cộng khoảng
300.000 quân, chưa tính dân công), cùng trên 500 xe tăng và hàng ngàn khẩu pháo
yểm trợ. Việc này chỉ có thể giải thích là phía VN đã được chuẩn bị chu đáo,
gài quân sẵn để « tiếp đón » đoàn quân của TQ. Nói VN « gài
bẫy » sẵn để TQ đút đầu vào thì cũng không quá đáng.
Câu hỏi đặt ra là các chiến hào phòng thủ cùng các cứ điểm chiến đấu
này đã được VN xây từ lúc nào ?
Theo tuyên
bố của Đặng Tiểu Bình ngày 16-3-1979 :
« ngay
lúc chúng ta tăng cưòng viện trợ cho chúng, có công sự đã xây bẩy năm, có cái
đã được ba năm, chỗ nào cũng thấy công sự, tích trữ rất nhiều vật tư, rất nhiều
vật tư là do chúng ta viện trợ, gạo, đạn, vũ khí, lần này lấy về một loạt, Việt
Nam cậy có hiệp ước Xô Việt mới dám như thế. »
Điều này cho thấy phía VN đã chuẩn bị chiến tranh với TQ ngay từ lúc TQ
còn viện trợ cho VN, trước cuộc chiến 1979 từ 3 đến 7 năm.
Về các chi tiết về lãnh đạo CSVN (Phạm Văn Đồng, Văn Tiến Dũng) lúc đó
đều ở bên Kampuchia, theo các dữ kiện dẫn từ « Bên thắng cuộc » của
Huy Đức. Các dữ kiện này cũng không
chứng minh được yếu tố « bất ngờ » của cuộc chiến. Vai trò của VTD và
PVD trong bộ Chính trị lúc đó ra sao ? hai ông này theo « phe »
nào ? Không thấy ai đặt ra. Các dữ liệu mới đây cho thấy VTD thuộc phe
thân TQ. Dĩ nhiên, việc phòng vệ biên giới Việt-Trung sẽ không thể để VTD kiểm
soát rồi ! Điều này lại cho thấy lãnh đạo CSVN lúc đó (thân LX) đã có
những tính toán sâu xa về cuộc chiến. Do đó quyết định « đày » VTD
sang Kampuchia.
Tác giả viết :
« Cuộc tấn
công của Trung Quốc năm 1979 cho thấy một yếu kém nghiêm trọng khác của Việt
Nam: tình báo... Từ giữa năm 1978, giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu
bàn luận về kế hoạch tấn công Việt Nam: Họ hoàn toàn không biết. Từ cuối năm
1978, Trung Quốc bắt đầu lên kế hoạch tấn công: Họ cũng không biết. Cũng từ
cuối năm 1978 và đầu năm 1979, Trung Quốc liên tục đàm phán với Mỹ, Nhật và một số nước Đông Nam Á, như Thái Lan và Malaysia,
về việc tấn công Việt Nam: Họ cũng không biết. Tệ nhất là sự kiện: để điều động
trên 300.000 quân với vũ khí và lương thực đến biên giới, Trung Quốc cần ít
nhất là ba tháng, với cả hàng trăm ngàn dân công: Họ cũng không biết. »
Điều này cũng không đúng.
Tháng 8 năm 1978 TQ bắt đầu tập trung quân tại biên giới, việc này các
vệ tinh và máy nay dọ thám của HK chụp hình được. Nếu HK làm được không lẽ Liên
Xô không làm được ? Vài tuần trước khi chiến sự xảy ra, phía VN đã tố cáo
trước Hội đồng Bảo an LHQ phía Trung Quốc tập trung quân tại biên giới.
Nếu « tình báo » không « biết trước » thì làm sao
có việc VN tố cáo TQ trước LHQ ?
Như thế VN (và LX) chuẩn bị chiến tranh với TQ là có thật (và từ khá
lâu). Câu hỏi đặt ra (chưa có câu trả lời) là VN và LX chuẩn bị chiến tranh với
TQ là nhằm vào mục đích gì ?
Tác giả viết :
« Việt Nam bị hớ trong việc phòng thủ
biên giới. Họ lại hớ lần nữa trong việc phòng thủ Hà Nội, nơi Trung Quốc không
hề có ý định tấn công. Cả hai lần hớ ấy đều xuất phát từ một nguyên nhân: Thiếu
tin tức. »
Điều này lại càng không đúng. Bởi vì VN đã chuẩn bị cho tình trạng tệ
nhứt, là mất Hà Nội. Bộ đầu não của VN đã bí mật chuyển về Nha Trang trước đó
khá lâu. Tại sao Nha Trang ? vì Nha Trang ở kế Cam Ranh, quân cảng dành
cho hải quân LX sử dụng. Nha Trang, lúc đó là nơi được phòng thủ chu đáo nhứt VN
về cả ba mặt : trên không, trên bộ và mặt biển.
Nếu « tình báo » không tinh nhạy, VN không chuẩn bị, thì làm
sao có quyết định « dời đô » vào Nha Trang ?
Sau khi mất Lạng Sơn, VN đã bày trận địa sông Thương (xưa gọi là sông
Như Nguyệt) để cản bước tiến của quân TQ. Đó là vùng có địa danh Ải Chi Lăng (mà
mỗi lần nhắc lại quân TQ dựng tóc gáy). Dĩ nhiên bày trận địa này là để không
cho quân TQ tiến sâu xuống phía nam (luôn tiện phòng thủ Hà Nội) chứ việc phòng
thủ Hà Nội không phải là mục tiêu chính (vì thủ đô đã dời về Nha Trang).
3/ Trong bài tác giả cũng có viết « vũ khí VN tối tân hơn »
nhờ vũ khí « tịch thu ở miên Nam ».
Ở điểm này có nhiều điều cần xem xét lại. Vũ khí « tịch thu từ
miền nam » được đưa lên biên giới để phòng thủ là vũ khí nào và từ bao giờ ?
Nếu chi tiết này có thật, thì tác giả đã mâu thuẫn. Chi tiết này chứng
minh phía VN chuẩn bị đầy đủ cho cuộc chiến. Vì có chuẩn bị nên mới đưa vũ khí
tối tân lên biên giới (để tiếp đón quân TQ). Nếu không, đưa vũ khí « tối
tân » lên đây làm chi trong khi đang có những trận đánh lớn ở Kampuchia ?
Nhưng điều này nhiều phần là sai. Trong cuộc chiến 54-75, vũ khí của HK
sử dụng tại VN cho thấy không hữu hiệu bằng vũ khí của phía LX cung cấp cho CSVN.
Vũ khí của HK, M16, M72, hỏa tiễn TOW, tăng M48… không có loại nào thích hợp
cho chiến tranh du kích hay đánh cận chiến. Nếu so sánh hai vũ khí tương đương
chống chiến xa, M72 và B41. M72 bắn một phát là bỏ trong khi B41 (và B40) chỉ
là một ống phóng xài vĩnh viễn với những trái đạn khá nhẹ và gọn, nạp nhanh
chóng. B40 và B41 còn dùng để tấn công đồn bót, phá cầu, phá xe cộ... Trong khi
các loại súng cá nhân như AK 47 thì tiện dụng hơn M16. Nói chung, vũ khí miền
bắc rất phù hợp cho các cuộc cận chiến và du kích chiến.
Vì thế, cho rằng CSVN đưa vũ khí tịch thu được của VNCH đưa lên biên
giới phía bắc là không thuyết phục. Mà nếu có, các vũ khí này cũng không hữu
dụng hơn các vũ khí mà phía CSVN có lúc đó.
4/ Tác giả chỉ ra 4 lý do và 3 mục tiêu TQ đánh VN. Mục tiêu thứ
3 :
« để Việt Nam - và từ đó, các nước
khác - hiểu là không thể tin cậy vào sự liên minh với Liên Xô, từ đó, có thể
cắt đứt mối liên minh ấy để quay về với Trung Quốc ».
Ý kiến này xem chừng gượng ép.
Vì muốn chứng minh LX là đồng minh không đáng tin cậy, đáng lẽ TQ phải
đánh sâu vào VN (hay ít ra ở lâu tại VN) để thách thức hay « thử lửa »
thái độ của LX ra sao. Việc TQ rút quân vội vã là yếu tố chứng minh TQ lo ngại
LX sẽ can thiệp.
Theo các tài liệu đã công bố, trước khi đánh VN, Đặng Tiểu Bình có
thông báo trước cho HK :
« Khi
thăm Mỹ tôi nói cho Việt Nam bài học, nước Mỹ không tán thành. Chúng ta sử dụng
hành động tương đối lớn sợ dẫn tới phản ứng lớn của Liên Xô, nước Mỹ một mặt
phản đối chúng ta trừng phạt, nhưng mặt khác cũng thông báo cho chúng ta chút
tình báo, nói quân đội Liên Xô về căn bản không động đậy, trên mấy ngàn cấy số
biên giới( Trung Xô) chỉ có 54 sư đoàn không đầy đủ quân số »
Thái độ của HK, nói là không ủng hộ, nhưng lại cung cấp tin tức tình
báo cho TQ. Vì vậy TQ mới biết LX không chuẩn bị cho việc phản công, nếu TQ
đánh VN. Do điều này mà Đặng Tiểu Bình quả quyết đánh. Thái độ « chia sẻ
tin tức tình báo » của HK cho thấy là nước này đã đồng thuận ngầm.
Về phía LX, có thể Kremlin không chuẩn bị để đánh TQ khi nước này đánh VN,
hoặc đánh giá thấp lực lượng của quân TQ (hay đó là âm mưu của LX và VN). Nhưng
khi chiến sự bắt đầu, thái độ của LX cho thấy nước này có thể làm nhiều việc
ngoài dự liệu của TQ để cứu VN, nếu thấy VN thất thế. (Khi chiến sự bắt đầu,
ngoài các phản đối ngoại giao, LX giúp cho VN các việc : dùng máy bay
chuyển quân từ chiến trường Kampuchia lên biên giới, giúp thêm vũ khí, cho tàu
chiến tiến vào vùng biển VN…)
Trong khi, một mục tiêu khác của TQ, khi đánh VN, là muốn VN rút quân ra
khỏi Kampuchi. Nếu không sợ LX can thiệp, TQ có thể ở lại những vùng đất đã
chiếm của VN lâu hơn, buộc VN phải rút quân toàn bộ ra khỏi Kampuchia rồi mới
trả đất, như là điều kiện trao đổi.
Các tài liệu bạch hóa cho thấy TQ đã đánh giá sai, không những về thực
lực và khả năng chiến đấu của quân VN (khoảng 50.000 quân và dân phòng), mà còn
tính toán sai về khả năng chiến đấu của quân Khmer đỏ. VN đã áp dụng một chiến
lược thuộc hạng « bậc thầy » của thế giới để đánh tan quân Khmer đỏ
trong vòng vài ngày, trước khi TQ kịp trở tay.
5/ Về thời điểm mở cuộc chiến, tác giả viết :
« chọn thời
điểm mở đầu cuộc tấn công vào giữa tháng Hai để, một mặt, tránh được mùa mưa
(thường bắt đầu vào tháng Tư) và, mặt khác, đã qua hết mùa đông - băng trên các
dòng sông dọc biên giới Trung Quốc và Liên Xô đã tan chảy hết »
Điều này cũng không đúng. Tháng hai, trên vùng biên giới LX-TQ vẫn còn
là mùa đông. Tháng hai, trong vùng phía nam đường vĩ tuyến 23° 30’ bắc
(tropique du cancer), ở vào mùa khô, biển yên cho đến tháng 4, tháng 5. Phía
bắc đường này, tháng hai, vẫn là mùa đông.
6/ Về mục tiêu của Đặng Tiểu Bình :
Dĩ nhiên họ Đặng đã thất bại
vì đã không làm được VN rút khỏi Kampuchia, và quân TQ cũng không dám ở lại trên
đất VN lâu hơn vì sợ phản ứng của LX. Nhưng đó là những thất bại chiến thuật.
Cuộc chiến Việt-Trung 1979 đã đem lại một chiến thắng vẻ vang cho TQ mà
đến nay mới nhìn thấy được. Sẽ không ngoa khi cho rằng họ Đặng là một nhà chiến
lược đại tài, đồng thời là một « kiến trúc sư » lỗi lạc của TQ thời
hiện đại, vượt xa Mao, Tưởng, kể cả Tôn Dật Tiên.
Từ năm 1978, Quân ủy trung ương đã có những cuộc họp để tìm lý do và
mức độ « trừng phạt VN ». Ý
kiến chủ đạo ở Quân ủy TW lúc đó là đánh VN ở mức « trung đoàn », ở
một địa điểm trên vùng biên giới. Tức chỉ đánh « nhỏ », mang tính
cảnh cáo.
Nhưng theo cái nhìn của họ Đặng, có hai mục tiêu phải đạt tới : mục
tiêu chiến lược cho TQ và mục tiêu cá nhân của họ Đặng.
Mục tiếu chiến lược : Đánh một trận nhỏ (như ý kiến đa số trong
Quân ủy) không đủ để chứng minh rằng TQ đã dứt khoát với VN và LX, để có thể thuyết
phục HK (và khối tư bản) giúp cho TQ hiện đại hóa.
Mục tiêu cá nhân : Đánh trận nhỏ không đủ cho giới lãnh đạo TQ
thấy những cần thiết cấp bách do sự lạc hậu của TQ về quốc phòng (và kinh tế). Chỉ
khi lãnh đạo CSTQ chấp nhận hiện đại hóa TQ, thì chỉ có họ Đặng mới có tư cách nắm
lá cờ lãnh đạo.
Ta thấy, về hai mặt, họ Đặng đã thành công.
7/ Về hậu quả cho VN :
Đáng lẽ cuộc chiến Việt-Trung 1979 (cũng
như cuộc chiến Kampuchia 1978) VN
có thể tránh được. Câu hỏi đặt ra, VN gây hai cuộc chiến này để làm gì ? Có được lợi lộc gì ?
Tổn thất cho hai cuộc chiến là hàng trăm ngàn thanh niên VN uổng mạng.
Hàng trăm ngàn gia đình ở các tỉnh vùng biên giới lâm vào cảnh tang thương, mất
mát to lớn. Cuộc chiến TQ mở ra là để trừng phạt, do đó không bắt tù binh (tức
giết hết) và phá hoại tất cả những gì của VN, từ nhà cửa, xí nghiệp... cho tới hạ
tầng cơ sở. Sau hơn 3 thập niên, kinh tế VN vẫn chưa gượng dậy được, mặc dầu có các nguồn
tài nguyên hỗ trợ lớn là dầu khí, nhân lực xuất khẩu cũng như nguồn kiều hối.
Máu xương VN đổ xuống nhưng hiện nay Kampuchia đã đi vào quĩ đạo của
TQ.
Tiêu hao chừng đó, VN không có được một ích lợi nào. Sẽ không ngạc
nhiên khi lãnh đạo CSVN hiện nay cố gắng che dấu những sự thật về cuộc chiến
1979, không cho tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ cũng như những nạn nhân đã hy
sinh cho cuộc chiến. Vì nhắc lại, sự thật phơi bày, mọi người sẽ thấy được đảng
đoàn CSVN chỉ là một tập đoàn ngu xuẩn, đem máu xương, vật chất, của cải của
đất nước VN đi chuốc lấy thù oán với một láng giềng lớn, mà từ ngàn năm nay các
triều vua VN phải nhịn nhục « triều cống » họ để được sống yên thân.
Đó là cái ngu xuẩn lớn nhứt của thời đại.
Đó là « lịch sử ». Lịch sử không chỉ soi rọi lại quá khứ mà
còn định hướng cho tương lai.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.