Vấn đề đặt ra,
trước hết, biểu tình có nên « phất cờ » hay không ? sau đó hãy nói cờ vàng hay
cờ đỏ.
Biểu tình, xuống đường, mít tinh… là một « quyền » căn bản của mọi người dân trong một xã hội dân chủ, được qui định rõ rệt theo bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Nó không phải, và không bao giờ là một « quyền » của nhà nước, thuộc về nhà nước, hay do nhà nước ban bố.
Biểu tình để làm gì ?
Hầu như không có ngoại lệ, các cuộc biểu tình (xuống đường hay mít tinh, biểu tình đứng, biểu tình ngồi, tuyệt thực...) là hành vi của công chúng nhằm phản đối một sự việc bất công, hay thể hiện một sự bất bình, chống đối nào đó của người dân đối với người lãnh đạo (có thể là chủ xí nghiệp, nhà nước…). Đó là phương pháp của người dân sử dụng khi luật pháp không còn hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của mình, hay của chung một nhóm người. Nội dung cuộc biểu tình (xuống đường, mít tinh…) được thể hiện trên những biểu ngữ, những tờ rơi (truyền đơn), qua những khẩu hiệu hô to của những người trong cuộc… Một số « lá cờ » cũng được trương lên nhân dịp này, nhưng không phải là cờ « quốc gia », mà là cờ của các tổ chức, đảng phái tham gia (hay chủ xướng) cuộc biểu tình.
Vì biểu tình là một « quyền » của mọi người dân trong xã hội do đó nhà nước phải có « bổn phận » bảo vệ quyền này được thể hiện trong an ninh và trật tự.
« Biểu tình » không phải là « quyền » của nhà nước. Không một nhà nước nào đứng ra « biểu tình » để phản đối một vấn đề gì đó trong quan hệ quốc tế. Nhưng người dân có thể tổ chức biểu tình để ủng hộ nhà nước về một đường lối chính trị, một dự luật được ban bố… có liên quan tới họ. (Tức là, người dân VN có thể biểu tình ủng hộ nhà nước, trong vụ dàn khoan 981, nếu nhà nước có lời yêu cầu.)
Nhưng trong một xã hội độc tài toàn trị, bưng bít như xã hội VN, đã bị tuyên truyền một chiều từ hơn ½ thế kỷ, bất kỳ cuộc xuống đường, mít tinh, biểu tình… của người dân đều chỉ thể hiện việc người dân « ủng hộ » đường lối, chính sách của đảng và nhà nước. Trên môi miệng của mỗi người dân VN luôn có câu : nhờ ơn đảng và nhà nước tôi mới được như hôm nay… Bất kỳ cuộc xuống đường, mính tinh, biểu tình… nào ở VN thảy đều cờ xí rợp trời, âm thanh vang dội… để tung hô đảng và nhà nước.
Trong vấn đề TQ đặt dàn khoan 981 ở ngoài khơi đảo Lý Sơn, các cuộc biểu tình (ở Sài Gòn, Hà Nội…) là các cuộc biểu tình tự phát (cực kỳ hiếm hoi) của người dân, nhằm phản đối sự ngang ngược của chính quyền Bắc Kinh (và trong chừng mực, phản đối sự bất lực của nhà nước CSVN). Họ không treo cờ mà chỉ giơ cao biểu ngữ chống sự ngang ngược của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Một số đòi hỏi thả tự do cho những người đã bị nhà nước CSVN bắt giam một cách phi lý. Một số giơ khẩu hiểu đòi hỏi VN phải thay đổi thể chế. Đây là một cuộc biểu tình đúng nghĩa, (đúng phẩm chất xã hội dân sự), thể hiện sự hiểu biết và can đảm của những người tổ chức.
Biểu tình, xuống đường, mít tinh… là một « quyền » căn bản của mọi người dân trong một xã hội dân chủ, được qui định rõ rệt theo bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Nó không phải, và không bao giờ là một « quyền » của nhà nước, thuộc về nhà nước, hay do nhà nước ban bố.
Biểu tình để làm gì ?
Hầu như không có ngoại lệ, các cuộc biểu tình (xuống đường hay mít tinh, biểu tình đứng, biểu tình ngồi, tuyệt thực...) là hành vi của công chúng nhằm phản đối một sự việc bất công, hay thể hiện một sự bất bình, chống đối nào đó của người dân đối với người lãnh đạo (có thể là chủ xí nghiệp, nhà nước…). Đó là phương pháp của người dân sử dụng khi luật pháp không còn hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của mình, hay của chung một nhóm người. Nội dung cuộc biểu tình (xuống đường, mít tinh…) được thể hiện trên những biểu ngữ, những tờ rơi (truyền đơn), qua những khẩu hiệu hô to của những người trong cuộc… Một số « lá cờ » cũng được trương lên nhân dịp này, nhưng không phải là cờ « quốc gia », mà là cờ của các tổ chức, đảng phái tham gia (hay chủ xướng) cuộc biểu tình.
Vì biểu tình là một « quyền » của mọi người dân trong xã hội do đó nhà nước phải có « bổn phận » bảo vệ quyền này được thể hiện trong an ninh và trật tự.
« Biểu tình » không phải là « quyền » của nhà nước. Không một nhà nước nào đứng ra « biểu tình » để phản đối một vấn đề gì đó trong quan hệ quốc tế. Nhưng người dân có thể tổ chức biểu tình để ủng hộ nhà nước về một đường lối chính trị, một dự luật được ban bố… có liên quan tới họ. (Tức là, người dân VN có thể biểu tình ủng hộ nhà nước, trong vụ dàn khoan 981, nếu nhà nước có lời yêu cầu.)
Nhưng trong một xã hội độc tài toàn trị, bưng bít như xã hội VN, đã bị tuyên truyền một chiều từ hơn ½ thế kỷ, bất kỳ cuộc xuống đường, mít tinh, biểu tình… của người dân đều chỉ thể hiện việc người dân « ủng hộ » đường lối, chính sách của đảng và nhà nước. Trên môi miệng của mỗi người dân VN luôn có câu : nhờ ơn đảng và nhà nước tôi mới được như hôm nay… Bất kỳ cuộc xuống đường, mính tinh, biểu tình… nào ở VN thảy đều cờ xí rợp trời, âm thanh vang dội… để tung hô đảng và nhà nước.
Trong vấn đề TQ đặt dàn khoan 981 ở ngoài khơi đảo Lý Sơn, các cuộc biểu tình (ở Sài Gòn, Hà Nội…) là các cuộc biểu tình tự phát (cực kỳ hiếm hoi) của người dân, nhằm phản đối sự ngang ngược của chính quyền Bắc Kinh (và trong chừng mực, phản đối sự bất lực của nhà nước CSVN). Họ không treo cờ mà chỉ giơ cao biểu ngữ chống sự ngang ngược của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Một số đòi hỏi thả tự do cho những người đã bị nhà nước CSVN bắt giam một cách phi lý. Một số giơ khẩu hiểu đòi hỏi VN phải thay đổi thể chế. Đây là một cuộc biểu tình đúng nghĩa, (đúng phẩm chất xã hội dân sự), thể hiện sự hiểu biết và can đảm của những người tổ chức.
Đảng và nhà nước CSVN có thừa khả năng (và thời cơ) để tổ
chức các cuộc biểu tình uy lực gấp ngàn lần, nếu họ muốn. Nhưng đảng và nhà
nưóc CSVN đã không muốn. Đảng CSVN, thông qua các tổ chức ngoại vi, cũng cờ xí,
biểu ngữ, cũng tổ chức « mít tinh » chống TQ. Nhưng họ chỉ chống những người
dân khác biểu tình, nhằm giảm bớt « hào khí », hay nhằm « cướp công » các cuộc
biểu tình này. Diễn biến xảy ra trước tòa Quốc hội cũ tại Sài Gòn cho ta thấy
rõ ràng sự việc.
Vấn đề có nên treo cờ hay không trong các cuộc biểu tình đáng lẽ chấm dứt ở đây. Dân chúng các nước người ta không có thói quen phất cờ khi biểu tình!
Vấn đề có nên treo cờ hay không trong các cuộc biểu tình đáng lẽ chấm dứt ở đây. Dân chúng các nước người ta không có thói quen phất cờ khi biểu tình!
Nhưng lịch sử VN không chỉ đơn thuần theo lối viết của nhà
cầm quyền trong nước. Nó có những ngoại lệ, hiện hữu từ năm 1975 đến nay, lần
hồi trở thành một « thực tế chính trị », thể hiện sự chia rẽ sâu sắc giữa người
dân với người dân Việt Nam, sự đối chọi căng thẳng giữa đảng CSVN và người dân
bất đồng chính kiến.
Lá cờ vàng là lá cờ của « quốc gia Việt Nam Cộng Hòa », đã hiện hữu trong một thời gian tại miền nam, chế độ này chấm dứt (giải thể) vào ngày 30-4-1975. Vấn đề là, dưới sự bất tài của đảng CSVN lãnh đạo đất nước từ bao nhiêu thập niên qua, đã làm cho lá cờ vàng sống lại, đại diện cho một quá khứ (tốt đẹp hơn bây giờ).
Mặt khác, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền HS và TS cùng hải phận Biển Đông, mọi lý lẽ của VN đưa ra hôm nay đều không thuyết phục, vì nhà nước tiền nhiệm VNDCCH đã nhượng HS và TS cho TQ rồi ! Mặt khác, mọi lý lẽ nhằm chứng minh HS và TS thuộc chủ quyền của VN đều đến từ các lập luận của VNCH.
Do đó, việc « phất cờ vàng » trong các cuộc biểu tình chống TQ lại hợp lý, vì nó không biểu tượng « quốc gia », mà thể hiện ý chí, biểu tượng một chính nghĩa chủ quyền của VN tại HS và TS.
Dầu vậy, mọi người có quyền quyết định của cá nhân mình, có cầm cờ hay không, cầm cờ đỏ hay cờ vàng.
Lập trường của tôi là quyền lợi của đất nước và dân tộc VN trên hết.
Lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ của VNDCCH, cho dầu thể hiện của máu xương hàng triệu người hy sinh, thì cũng là lá cờ của nhà nước đã từ bỏ chủ quyền của VN tại HS và TS.
Tôi sẽ không cầm lấy nó. Nếu VN được dân chủ hóa, tôi sẽ đề nghị thay nó.
Nếu có dịp xuống đường, biểu tình, tôi sẽ phất cờ vàng. Khi mà nhà nước CSVN chưa kế thừa di sản chính trị VNCH, thì chỉ đứng dưới lá cờ này, dùng danh nghĩa của thực thể chính trị (quá cố) này, các đòi hỏi về chủ quyền HS và TS mới có căn bản pháp lý.
Lá cờ vàng là lá cờ của « quốc gia Việt Nam Cộng Hòa », đã hiện hữu trong một thời gian tại miền nam, chế độ này chấm dứt (giải thể) vào ngày 30-4-1975. Vấn đề là, dưới sự bất tài của đảng CSVN lãnh đạo đất nước từ bao nhiêu thập niên qua, đã làm cho lá cờ vàng sống lại, đại diện cho một quá khứ (tốt đẹp hơn bây giờ).
Mặt khác, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền HS và TS cùng hải phận Biển Đông, mọi lý lẽ của VN đưa ra hôm nay đều không thuyết phục, vì nhà nước tiền nhiệm VNDCCH đã nhượng HS và TS cho TQ rồi ! Mặt khác, mọi lý lẽ nhằm chứng minh HS và TS thuộc chủ quyền của VN đều đến từ các lập luận của VNCH.
Do đó, việc « phất cờ vàng » trong các cuộc biểu tình chống TQ lại hợp lý, vì nó không biểu tượng « quốc gia », mà thể hiện ý chí, biểu tượng một chính nghĩa chủ quyền của VN tại HS và TS.
Dầu vậy, mọi người có quyền quyết định của cá nhân mình, có cầm cờ hay không, cầm cờ đỏ hay cờ vàng.
Lập trường của tôi là quyền lợi của đất nước và dân tộc VN trên hết.
Lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ của VNDCCH, cho dầu thể hiện của máu xương hàng triệu người hy sinh, thì cũng là lá cờ của nhà nước đã từ bỏ chủ quyền của VN tại HS và TS.
Tôi sẽ không cầm lấy nó. Nếu VN được dân chủ hóa, tôi sẽ đề nghị thay nó.
Nếu có dịp xuống đường, biểu tình, tôi sẽ phất cờ vàng. Khi mà nhà nước CSVN chưa kế thừa di sản chính trị VNCH, thì chỉ đứng dưới lá cờ này, dùng danh nghĩa của thực thể chính trị (quá cố) này, các đòi hỏi về chủ quyền HS và TS mới có căn bản pháp lý.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.