Lập luận này thường được dẫn đi dẫn
lại ở các bài viết của hầu hết các học giả VN, mục đích nhằm « hóa giải »
hiệu lực công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Đây cũng là lập trường chính thức của
VN hôm nay : Việt Nam bị chia hai theo Hiệp định Genève 1954 và quần đảo
Hoàng Sa do VNCH quản lý. Công hàm 1958 không hề nói đến vấn đề chủ quyền mà
chỉ nhìn nhận hải phận 12 hải lý của TQ. Hoàng Sa và Trường Sa do VNCH quản lý,
« bạn
không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu ».
Tạm chấp nhận rằng lập luận của VN
là thuyết phục, công hàm 1958 không có hiệu lực về việc nhìn nhận lãnh thổ. Tức
là Việt Nam « im lặng » trước tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc
về lãnh thổ : « Tây Sa và Nam Sa thuộc Trung Quốc ».
Như đã phân tích tiểu đoạn trước, thái
độ « im lặng » của VN, theo quan niệm của quốc tế công pháp, được
hiểu như là sự « đồng ý mặc định – consentement tacite » trước đòi
hỏi của phía Trung Quốc.
Nội dung Tuyên bố của Trung Quốc rõ
ràng, không có điều gì « nhập nhằng » có thể đem lại hiểu lầm. Mặc
khác, tranh chấp quần đảo Hoàng Sa giữa Trung Quốc và nhà nước bảo hộ Pháp (đại
diện triều đình Việt Nam), bắt đầu từ năm 1909. Nhà nước bảo hộ Pháp đã hai lần
thách thức TQ giải quyết việc tranh chấp bằng một trọng tài quốc tế, cả hai lần
TQ đều từ chối. Lãnh đạo VNDCCH không thể không biết các việc này. Tức là, nhà
nước VNDCCH không thể vịn vào lý do « nội dung nhập nhằng » hay « không biết » để biện hộ cho
thái độ của mình.
Cùng với một loạt những hành vi
khác của phía VNDCCH, tuần tự xảy ra trong khoảng thời gian từ 1958-1975, đã
củng cố yếu tố « acquiescement », tức sự đồng thuận của Việt Nam
trước những đòi hỏi về lãnh thổ của Trung Quốc.
Tức là công hàm 1958 (có đề cập hay
không đề cập vấn đề chủ quyền lãnh thổ), thì VN cũng đã phạm nguyên tắc « đồng thuận – acquiescement »,
nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Về ý kiến « Người ta không thể
từ bỏ về cái mà người ta không có chủ quyền » lặp đi lặp lại trong các bài
viết của các học giả VN, hay câu « bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có
quyền sở hữu » của bộ Ngoại giao VN hôm nay, cũng cần nói lại cho rõ.
Nguyên thủy câu này dẫn từ học giả
Monique Chemillier-Gendreau, trong tập tài liệu « La Souveraineté sur les
Archipels Paracels et Spratleys ». Nguyên văn lẽ ra phải viết đầy đủ như
sau :
« Dans ce
contexte, les déclarations ou pris de position éventuelles des autorités du
Nord-Vietnam sont sans conséquences sur le titre de souveraineté. Il ne s’agit
pas du gouvernement territorialement compétent à l’égard des archipels. On ne
peut renoncer à ce sur quoi on n’a pas d’autorité[i] ».
Tạm dịch : trong bối cảnh đó, những tuyên bố hay lập
trường nào đó của nhà cầm quyền miền Bắc thì không ảnh hưởng lên danh nghĩa chủ
quyền. Nhà nước này không phải là nhà nước có thẩm quyền về lãnh thổ đối với
các quần đảo. Người ta không thể từ bỏ về cái mà người ta không có thẩm quyền.
Đó là câu « On ne peut
renoncer à ce sur quoi on n’a pas d’autorité - Người ta không thể từ bỏ về cái
mà người ta không có thẩm quyền ».
Người ta không thể « trích
ngang » một « ý » trong một « nguồn ý », rồi diễn giải
sao cho phù hợp sở nguyện của mình. Ý nghĩa của câu này không thể tách rời
« nguồn ý », đến từ « bối cảnh » mà tác giả cố gắng diễn
đạt.
Các học giả VN « vắn
tắt » bớt, người sau trích dẫn người trước, không kiểm chứng lại nguồn, tự
động suy diễn ý nghĩa theo sở thích của mình.
Người đầu tiên sử dụng lý lẽ này có
lẽ là ông Từ Đặng Minh Thu, qua bài viết ở đây.
Tác giả này dịch đoạn văn trên như sau :
“Trong những điều kiện này, những lời tuyên
bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực
gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo
này. Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được…”
Tác giả dịch « Dans ce
contexte – bối cảnh này » thành « trong những điều kiện này ». Theo
tôi là không phù hợp. Vấn đề cần tìm hiểu : bối cảnh đó là bối cảnh nào ?
Bối cảnh đó là học giả Monique
Chemillier-Gendreau phản biện ông L. Thomas Bradford, trong « The Spratly
Island Imbroglio : a tangled web of conflict”; Ông này cho rằng, qua công
hàm Phạm Văn Đồng, “Vietnam réaffirmé sa reconnaissance de la prétention
chinois sur les archipels » - « Việc Nam tái xác nhận sự công nhận
của họ về chủ quyền của Trung Quốc ở các quần đảo ».
Một số lập luận của bà Monique
Chemillier-Gendreau nhằm mục đính phủ nhận ý kiến của Thomas Bradford (cho rằng
VN bị Estoppel) : Không thể diễn giải Công hàm 1958 như là « tái xác
nhận việc công nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS ».
« Estoppel » là « bối
cảnh » của câu văn.
Cái vài dòng sau đoạn văn dẫn trên,
học giả Monique Chemillier-Gendreau viết :
« Néanmoins, son silence devant
l’affirmation de souveraineté chinoise sur les iles peut être interprété comme
un acquiescement, et cela autant plus qu’il est renforcé par la déclaration
relative aux zones de combat et les articles du Nhan Dan.[ii] »
Tạm dịch : « dầu vậy, sự im lặng (của nhà nước VNDCCH) trước
sự khẳng định chủ quyền của Trung Hoa tại các đảo có thể được hiểu như là một
sự đồng thuận. Việc này càng được củng cố qua các tuyên bố liên quan đến vùng
chiến sự và những bài viết trên báo Nhân Dân. »
Đoạn văn này Bà học giả cho thấy
(sự im lặng của VN về HS và TS trong công hàm Phạm Văn Đồng) có thể khiến VN bị
vướng vào bẫy « acquiescement », như phân tích ở tiểu đoạn trước.
Tức là câu « On ne peut
renoncer à ce sur quoi on n’a pas d’autorité - Người ta không thể từ bỏ về cái
mà người ta không có thẩm quyền » có thể đúng trong trường hợp
« estoppel », nhưng có thể không đúng trong các trường hợp khác, thí
dụ trường hợp « acquiescement ».
Các học giả VN, chỉ dựa vào câu
« Người ta không thể từ bỏ lãnh thổ mà người ta
không có thẩm
quyền », từ đó kết luận công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị ràng buộc.
Điều này hiển nhiên thiếu thận trọng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.