jeudi 31 juillet 2014

Nhân 120 năm chiến tranh Trung-Nhật, nhìn lại Công ước bổ túc 1895 về biên giới Việt-Trung.

Có lẽ ít người biết rằng công ước bổ túc 1895 về biên giới giữa hai nước Việt-Trung có quan hệ (khá mật thiết) với chiến tranh Trung-Nhật. Cuộc chiến tranh Trung-Nhật tuyên bố ngày 1 tháng 8 năm 1894 và kết thúc qua hòa ước Mã Quan (Simonoseki) ngày 7 tháng 4 năm 1895.

Công ước bổ túc 1895 được ký kết ở Bắc Kinh ngày 20 tháng 6 năm 1895, giữa đại diện nhà Thanh là thân vương Cung với đại diện Pháp quốc là ông Đặc sứ Toàn quyền A. Gérard. Do vậy Công ước này còn gọi là Công ước Gérard (để phân biệt với Công ước Constans, tức Công ước phân định biên giới 26-6-1887). Nguyên nhân đưa đến việc ký Công ước bổ túc 1895 là do những sai lầm (về phân định biên giới) của Công ước 1887.

Sai lầm của Công ước phân định biên giới 1887 là đã giao toàn vùng hữu ngạn sông Mã và khu vực tả ngạn sông Đà (tức Phong Thổ) cho Trung Quốc, mà vùng này là lãnh địa của các đầu lĩnh người Thái, Mèo... (như dòng họ của Đèo Văn Trị), vốn đã thần phục triều đình An Nam từ trước đến nay.

Sau khi buộc triều đình nhà Thanh ký Hiệp ước Thiên Tân 1885, (Thanh triều phải từ bỏ mọi quan hệ với An Nam), Pháp bắt đầu đặt nền móng nhà nước thực dân lên toàn cõi Việt Nam. Việc này đòi hỏi biên giới hai bên phải được phân định rõ rệt mà việc này buộc Pháp phải « bình định » vùng biên giới Bắc Kỳ.

Công cuộc « bình định » của nhà nước thực dân gặp rất nhiều khó khăn, một mặt do sự chống đối của các lực lượng yêu nước người Việt, mặt khác, trên vùng biên giới Việt-Trung, còn có sự quấy nhiễu của những đảng cướp người Hoa (giặc cờ Đen, cờ Vàng… là tàn dư của các thế lực chống Thanh Triều như Thái Bình thiên quốc…). Song song đó, trên vùng biên giới tây-bắc, lại là lãnh địa của các đầu lĩnh (tù trưởng) người Thái, người Mèo… mà các thế lực này lúc thì theo Trung Quốc, lúc thì theo triều đình Việt Nam. Các vua chúa VN, để chiêu dụ những người này thường phong quan (hay gã con gái) cho họ để giữ yên bờ cõi. Trên thực tế, dân địa phương ở các vùng này sống « tự trị », không chịu ảnh hưởng của triều đình Trung Hoa cũng như VN.

Từ khoảng những năm 1886-1892, việc bình định vùng biên giới của nhà nước thực dân luôn gặp thất bại do chủ trương sử dụng vũ lực để đàn áp. Chỉ đến năm 1893, phương pháp « chiến tranh tâm lý » theo lối « chiêu dụ » được áp dụng, việc bình định mới thành công. Các đầu lĩnh (thổ ti) người Thái, Mèo... về hàng phục Pháp. Đổi lại, những người này được Pháp hứa hẹn sẽ bảo vệ cho gia đình, giòng tộc của họ.

Năm 1893, việc phân giới cắm mốc (theo tinh thần Công ước 1887) bắt đầu thực hiện trên khu vực biên giới Vân Nam.

(Công ước 1887 phân chia vùng biên giới Vân Nam với VN thành 5 đoạn. Đoạn thứ 5 tương ứng với đoạn từ sông Hồng đến biên giới Lào).

Những quân nhân Pháp phụ trách việc phân giới nhận ra rằng công ước 1887 đã nhượng cho Trung Hoa lãnh địa của các đầu lĩnh người Thái, Mèo, Tày, Nùng… đã thần phục Pháp, trong đó có lãnh địa của đầu lĩnh Đèo Văn Trị, người Thái, lãnh đạo một dòng tộc có thế lực lớn. Tức là vùng toàn vùng hữu ngạn sông Đà, gồm Lai Châu, từ Mường Tè cho tới Điện Biên, trên bản đồ hôm nay, thuộc về Trung Hoa. Viên quan phụ trách phân giới (đại tá Servière) quyết định ngưng công việc, vì sợ gặp sự chống đối từ phía dân địa phương.

Ông này gởi công văn về Paris cảnh cáo rằng, nếu thực thi công ước 1887 thì vấn đề an ninh của Bắc Kỳ sẽ không bảo đảm được. Ông này cho biết, để chiêu dụ được những đầu lĩnh này, họ đã nhân danh nước Pháp cam kết bảo vệ họ. Mà tục lệ của những dân tộc thiểu số sống vùng biên giới phía tây của VN, khi thần phục ai thì sáp nhập lãnh địa của họ vào nước đó. (Do việc này mà quân đội của Pháp ở Đông Dương sau này có nhiều đạo binh người Thái, Nùng... rất trung thành với Pháp. Việc bình định, sau này là giữ an ninh biên giới, là nhờ ở các đạo quân người Thái, Nùng... Đến khi quân viễn chinh của Pháp rút về nước năm 1954, những người này (cùng gia đình) cũng đi theo, vì sợ bị trả thù nếu ở lại.)

Do đó hành vi giao các vùng đất này cho Trung Hoa là có ý nghĩa phản bội lại các cam kết mà Pháp đã hứa hẹn.

Nội dung tờ báo cáo của viên chỉ huy trưởng đạo Văn Bu (thuộc quân khu 4):

« Công Ước Constans đã nhượng cho Trung Hoa toàn vùng hữu ngạn sông Mã và trọn vùng tả ngạn sông Ðà, phía trên Lai Châu, mà đây là cái nôi của dòng họ Ðèo Văn Trị. Trên thực tế chúng ta kiểm soát vùng này và chính quyền Trung Hoa không hề có thái độ nào phản đối. Nhưng nếu chúng áp dụng công ước, phân định biên giới, thì vùng này phải chia ra làm hai. Nếu phải nhượng (cho Trung Hoa) vùng đất này, không những chúng ta làm tổn hại về quyền lợi mà còn xúc phạm đến danh dự của Đèo Văn Trị. Chúng ta làm việc với ông nầy từ một năm nay và xem như là người bảo vệ biên giới. Khi chúng ta phong ông ta làm Quan Ðạo vùng nầy, chúng ta đã có quan hệ vĩnh viễn với ông ấy. Nếu cắt vùng nầy ra làm hai, chúng ta tự xóa bỏ uy danh của mình mà ở xứ rộng lớn và khó khăn nầy, chúng ta chỉ giữ được là nhờ ở cái uy danh và sự gan dạ của mình. »
(Thư của ông Thirion, tiểu đoàn trưởng chỉ huy « cercle Văn Bu », khu vực tả ngạn sông Đà và thuợng lưu sông Mã (Phong Thổ), gởi Chỉ huy trưởng khu 4 quân sự (cuối năm 1891). Tài liệu CAOM (năm 1891, carton 65357, Indo, GGI) :

Phe quân nhân trong chính trường Paris làm áp lực, cho rằng không thể thi hành Công ước 1887. Nếu công ước này thi hành sẽ không giữ được Bắc Kỳ. Trong khi phe ngoại giao thì không có lý do nào để đặt lại nội dung Công ước 1887 với Thanh triều ở Bắc Kinh.

Việc kết thúc chiến tranh giữa Nhật và Trung Hoa tháng 4 năm 1895 mở ra cho Pháp một cơ hội để sửa chữa sai lầm của công ước 1887.

Sau khi thua Nhật phải ký hiệp định Mã Quan 1895, Thanh triều phải bồi thường cho Nhật trên 200 triệu lạng bạc, là con số khổng lồ vào thời đó. Pháp liền chụp lấy cơ hội, đề nghị cho Thanh triều vay với lãi suất nhẹ. Nhà Thanh chấp thuận đề nghị, đổi lại, công ước 1887 sẽ được điều chỉnh lại, sao cho các vùng đất của các tù trưởng người Thái, Mèo thuộc về Bắc Kỳ. Tuy vậy, để cho các quan chức địa phương ở Vân Nam không bất bình, Bắc Kinh đòi Pháp phải nhượng lại một vùng đất như là vật trao đổi. Vùng đất của VN (Mường Tung) thuộc tổng Phương Độ (thuộc tỉnh Hà Giang hiện nay) vì vậy phải nhượng lại cho Vân Nam.

Việc trao đổi này phía VN được lợi về mặt diện tích nhưng bị thiệt hại về mặt kinh tế. Vùng đất mà VN phải nhượng nổi tiếng có nhiều hầm mỏ quan trọng (vì kế cận vùng Tụ Long, cũng nhượng cho TQ theo công ước 1887).

Việc thay đổi biên giới có thể trình bày theo nội dung các công ước và các bản đồ đính kèm sau đây :

Nguyên văn công ước 1887, đoạn biên giới thứ 5, khu vực Vân Nam :

A partir de Long-pô-tchaï (5e section), la frontière commune du Yunnan et de l’Annam remonte le cours du Long-po-hô jusqu’à son confluent avec le Ts’ïng-choueï-hô, marqué A sur la carte ; du point A, elle suit la direction générale du N.E au S.O jusqu’au point indiqué B sur la carte, endroit où le Saï-Kiang-hô reçoit le Mien-choueï-ouan. Dans ce parcours, la frontière laisse à la Chine le cours du Ts’ïng-choueï-hô.

Du point B, la frontière à la direction est-ouest jusqu’au point C, où elle rencontre le Teng-tiao-tchiang au-dessous de Ta-chou-tchio . Ce qui est au sud de cette ligne appartient à l’Annam, ce qui est au nord à la Chine.

Du point C, elle redescend vers le sud, en suivant le milieu de la rivière Ting-tiao-tchiang jusqu’à son confluent au point D avec le Tsin-tse-ho.

Elle suit ensuite le milieu du Tsin-tse-hô pendant environ 30 lis et continue dans la direction est-ouest jusqu’au point E où elle rencontre le petit ruisseau qui se jette dans la rivière noire (Heï-tciang ou Hac-giang) à l’est du bac de Meng-pang. Le milieu de ce ruisseausert de frontière du point E au point F.

A partir du point F, le milieu de la rivière noire sert de frontière à l’ouest.

Bản đồ đính kèm công ước :

bandobiengioi 011

Nội dung công ước cũng như bản đồ đính kèm, đoạn thứ 5 biên giới Vân Nam, tức đoạn từ sông Hồng đến biên giới Lào, hoàn toàn không phù hợp trên thực tế với những cái tên con sông không có thên thực địa, hay những con sông vẽ trên bản đồ không hề đúng với vị trí cũng như dòng chảy trên thực địa. Điều quan trọng nhất là câu « A partir du point F, le milieu de la rivière noire sert de frontière à l’ouest – từ điểm F, đường trung tuyến sông Đà là đường biên giới phía tây » mà điều này hoàn toàn không đúng trên thực tế thời đó.

Nguyên văn Công ước bổ túc 1895 gồm hai phần : 1/ mô tả đường biên giới trong vùng (phần đất) của VN nhượng cho TQ và 2/ mô tả đường biên giới phía hữu ngạn sông Hồng.

Đường biên giới vùng đất của VN nhượng cho TQ được mô tả như sau :

« La ligne frontière part du point R, se dirige au nord-est jusqu’à Man-Mei, et suivant la direction ouest-est jusqu’à Nam-Ta sur le Tsing-Chouei-Ho, laissant Man-Mei à l’Annam et les territoires de Mong-Tong-Chang-Ts’ouen, Mong-T’ong-Chan, Mong-T’ong-Tchong-Tsouen, Mong-T’ong-Hia-T’ouen à la Chine. »

Tạm dịch : « đường biên giới từ điểm R đi về hướng Ðông-Bắc cho tới Man-Mei; sau đó từ Man-Mei theo hướng Tây-Ðông cho tới Nam-Ta, để lại An-Nam Man-Mei và Mường Tung thượng thôn. Mường Tung Sơn, Mường Tung trung thôn, Mường Tung hạ thôn để lại cho Trung Hoa. »

Đường biên giới phía hữu ngạn sông Hồng thì được xác định lại theo biên bản và bản đồ dưới đây, theo đó lãnh thổ Bắc Kỳ mở ra cho tới sông Cửu Long :

« La frontière commune du Yun-Nan et de l’An-Nam entre la rivière Noire à son confluent avec le Nam-Nap et le Mékong , est tracé ainsi qu’il suit : A partir du confluent de la Rivière Noire et du Nam-Nap, le frontière suit le cours du Nam-Nap jusqu’à sa source, puis, dans la direction Sud-Ouest la chaine de partage des eaux jusqu’aux sources du Nam-Kang et du Nam-Hou.

A partir des sources du Nam-Hou la frontière suit la chaine de partage des eaux entre le bassin du Nam-hou et le bassin du Nam-La, laissant à la Chine , à l’Ouest, Ban-Noi, O-Pang, O-Hou, les six montagnes à thé, et à l’Annam, à l’Est, Muong-Wou et Wou-Te et la confédération des Hua-panh-ha-tang-hoc. La frontière suit la direction Nord-Sud, Sud-Est jusqu’au sources du Nan-Suo-Ho ; puis elle contourne, par la chaine de partage des eaux, dans la direction Ouest Nord-Ouest, les vallées du Nan-Suo-Ho et les affluents de gauche du Nam-La jusqu’au confluent du Mékong et du Nam-La, au Nord-Ouest de Muong-Pou. Le territoire de Muong-Mang et de Muong-Joueun est laissé à la Chine. Le territoire des Huit sources salées (Pa-Fat-Sai) demeure attribué à l’Annam ».


Tạm dịch : « Ðường biên giới giữa Vân Nam và An Nam từ hợp lưu của sông Ðà với sông Nậm Nạp cho đến sông Cữu Long được định như sau : Từ hợp lưu sông Ðà với sông Nậm Nạp, đường biên giới theo sông Nậm Nạp cho đến nguồn, sau đó, theo hướng Tây Nam, đường phân thủy, cho đến nguồn của sông Nam-Kang và Nam-Hou.

Từ nguồn của sông Nam-Hou, đường biên giới theo đường phân thủy giữa lưu vực sông Nam-Hou và sông Nam-La, nhường cho Trung Hoa, phía Tây, Ban-Noi, O-Pang, O-Hou, sáu núi trà, và nhường cho An Nam, phía Ðông, Muong-Hou và Wou-Te cùng với « confédération Hua-Panh-ha-tang-hoc ». Ðường biên giới theo hướng Bắc Nam, Tây Nam cho tới nguồn của Nan-suo-Ho và hợp lưu tả ngạn sông Nam-La cho tới hợp lưu sông Cữu-Long và sông Nam-La, phía Tây-Bắc của Muong-Pou. Vùng đất Muong-Man và Muong-Joueun thì để cho TQ. Vùng đất Tám Mỏ Muối (Pa-Fat-Sai) thì để cho An-Nam».

bandobiengioi 008

Các cột mốc hữu ngạn sông Hồng :

Từ Sông Hồng đến sông Ðà (Rivière Noire) thì không cắm mốc. Từ sông Ðà đến biên giới Lào có 4 cột mốc được cắm theo thứ tự từ Ðông sang Tây. Theo các biên bản viết bằng tiếng Việt, vị trí các cột mốc được ghi lại như sau : Cột thứ 1 ở miệng núi Phúc Ngỏa, cột thứ 2 ở miệng núi Chỉ Sưởng, cột thứ 3 giáp Mường La và Mường Bun, cột thứ 4 ở cửa trại Sông Mặc Ô. « Miệng núi » có nghĩa là đèo (col).


Troupe de l’Indochine
1er territoire Militaire
Cercle de Lao-Kay

Col de Tchou-Oua le 16 mars 1896

Le 16 mars 1896 (le trois du deuxième mois annamite) en présent de Monsieur Lin-Cheu-Yin, et le Monsieur Ouan-Tin-Tsan officiers délégués par le gouvernement chinois et le monsieur Pasquier (Gaston Louis , Félix Paul) sous-lieutenant à la 7e compagnie du 1e régiment de Tirailleurs Tonkinois une borne frontière a été placée au col de Tchou-Oua au point déterminé par la commission de délimitation, et indiqué sur les cartes annexées à cette convention.
Cette borne porte le numéro un.
Le Sous Lieutenant
Pasquier (signé)


Biên-bản cột thứ 1

Ngày 17 tháng 3 năm 1896 Tây là ngày 8 tháng 2 năm Bính-Thân An-Nam.

Nước Ðại-Thanh sai hai người Ðại Lão Da. Một người tên Lâm Thế Ấn và một người tên Văn Ðình Toản, cùng với quan Một Khuyên nước Ðại Pháp tên là Ba-Kiệt coi lính Tập xứ Bắc-Kỳ, cơ thứ 7, vệ thứ 1 đi giựng bia đất cõi, nước Ðại-Chiều và Nước Tiểu-Chiều.

Quan Tổng-Lý Ðại Thần nước Ðại-Thanh sai hai người Ðại Lão Da, một người tên là Lâm Thế Ấn và một người là Lâm Ðình Toản, mang một bức địa-đồ đi chia đất cõi giựng bia, bia thứ 1 ở miệng núi Phúc Ngõa.

Ngày 3 tháng 2 năm Quang-Tự thứ 22.
Ký tên Lâm Thế Ấn và Văn Ðình Toản.

5e section borne N° 1

Biên bản cột thứ 2

Tiếng Pháp :

Troupe de l’Indochine
1er territoire Militaire
Cercle de Lao-Kay

Col de Tchou-Tchang le 14 mars 1896

Le 14 Mars 1896 (le premier jour du deuxième mois annamite), en présent de Monsieur Lin-Cheu-Yin , et de Monsieur Ouan-Tin-Tsan officiers délégués pour le gouvernement Chinois, et de Monsieur Pasquier Gaston Louis Félix Paul Sous-lieutenant à la 7e Compagnie du 1er Régiment de Tirailleurs Tonkinois, une borne frontière a été placé au col de Tcheu Tchang, au point déterminé par la commission de délimitation, a indiqué sur les cartes annexées à cette convention.
Cette borne porte le numéro deux.

Le Sous-Lieutenant

(signature Pasquier)
Tiếng Việt :

Ngày 14 tháng 3 năm 1896 Tây là ngày 30 tháng 1 năm Bính-Thân An-Nam.

Nước Ðại-Thanh sai hai người Ðại Lão Da. Một người tên Lâm Thế Ấn và một người tên Văn Ðình Toản, cùng với quan Một Khuyên nước Ðại Pháp tên là Ba-Kiệt coi lính Tập xứ Bắc-Kỳ, cơ thứ 7, vệ thứ 1 đi giựng bia đất cõi, nước Ðại-Chiều và Nước Tiểu-Chiều.

Quan Tổng-Lý Ðại Thần nước Ðại-Thanh sai hai người Ðại Lão Da, một người tên là Lâm Thế Ấn và một người là Lâm Ðình Toản, mang một bức địa-đồ đi chia đất cõi giựng bia, bia thứ 2, ở miệng núi Chỉ-Sưởng.

Ngày 3 tháng 2 năm Quang-Tự thứ 22.

Ký tên Lâm Thế Ấn và Văn Ðình Toản.

5e section borne N°2

Biên bản cột thứ 3

Ngày 26 tháng 3 năm 1886, Tây

Ngày 12 tháng 2 năm Bính-Thân, An-Nam.

Nước Ðại-Thanh sai tên Kha Thụ Huân là Ðại Lão Da, cùng với Quan Ba Khuyên nước Ðại-Pháp, để giựng bia đất cõi nước Ðại-Chiều và nước Tiểu-Chiều,
Quan Tổng-Lý Ðại Thần nước Ðại-Thanh sai tên Kha Thụ Huân là Ðại Lão Da, mang một cái địa-đồ đi chia đất cõi giựng bia, quan Tổng-Lý Ðại Thần nước Ðại Pháp sai quan Ba Khuyên mang một cái địa-đồ đi chia đất cõi giựng bia, bia thứ 3 giáp Mường La và Mường Boun.

Ký tên Kha Thụ Huân.

5e section borne N°3

Biên bản cột thứ 4

Ngày 13 tháng 3 năm 1886, Tây

Ngày 4 tháng 2 năm Bính-Thân, An-Nam.

Nước Ðại-Thanh sai tên Kha Thụ Huân là Ðại Lão Da, cùng với Quan Ba Khuyên nước Ðại-Pháp, để giựng bia đất cõi nước Ðại-Chiều và nước Tiểu-Chiều,
Quan Tổng-Lý Ðại Thần nước Ðại-Thanh sai tên Kha Thụ Huân là Ðại Lão Da, mang một cái địa-đồ đi chia đất cõi giựng bia, quan Tổng-Lý Ðại Thần nước Ðại Pháp sai quan Ba Khuyên mang một cái địa-đồ đi chia đất cõi giựng bia, bia thứ tư ở cửa trại Sông Mặc Ô.

Ký tên Kha Thụ Huân.

5e section borne N°4

Sơ đồ vị trí các cột mốc:

5e section - sơ đồ vị trí các cột mốc

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.