Nội dung của
hội nghị Thành Đô đầu thập niên 90 đưa đến việc bình thường hóa hai nước
Trung-Việt là như thế nào ? Có cái gọi là « kết ước Thành Đô »
giữa lãnh đạo đảng cộng sản VN và TQ hay không ? Câu trả lời hôm nay không
dễ.
Lời đồn đoán
về cái gọi là « Việt Nam tự trị », hay VN là « một tỉnh »
của Trung Quốc, có lẽ không thuyết phục được nhiều người. Tuy nhiên, sác xuất
về một cam kết đảng CSVN là một « thành phần » dưới sự lãnh đạo của
đảng CS Trung Quốc lại rất cao nhưng lại không thấy dư luận đề cập tới. Trước
khi Liên Xô sụp đổ, các đảng cộng sản của các nước đều là một « chi bộ »,
hay « phân bộ » của cộng sản quốc tế do đảng cộng sản Liên Xô cầm
đầu. Sau khi quốc tế cộng sản sụp đổ, đảng cộng sản Trung Quốc đương nhiên là
người thừa kế chính đáng, lãnh đạo các đảng CS tại các nước VN, Bắc Hàn và Cuba
(sau này có thêm Vénézuella).
Vấn đề vì
vậy cần tìm hiểu là sự « quan hệ » giữa hai đảng cộng sản VN và TQ là
như thế nào ?
Chắc chắn
phía TQ rất thích VN trở thành một « tỉnh », hay một « chư hầu »
của TQ, như trước khi VN lọt vào tay Pháp. Đây là mục tiêu của các lãnh tụ TQ,
có từ thời Mao Trạch Đông. (Điều này xảy ra thì vùng biển xác định bởi bản đồ chín
đoạn chữ U đương nhiên thuộc TQ). Nhưng đưa VN trở lại tình trạng cuối thế kỷ
19 không dễ thực hiện, kể cả khi đảng CSVN là một bộ phận không tách rời của
đảng CSTQ. Ta thấy những cố gắng lộ liễu của đảng CSVN, qua những lần VN tiếp
đón lãnh đạo đảng CSTQ, phía VN cố gắng qui tụ đông đảo học sinh, giao cho
chúng lá cờ đỏ « lục tinh » (quốc kỳ của TQ chỉ có 5 sao), đứng dọc
bên đường phe phẩy để chào đón lãnh tụ. Bởi vì trong nội tình của đảng CSVN,
một số lớn đảng viên lại « có ý kiến khác ».
Trong trung
hạn TQ muốn nhìn thấy một nước VN phân hóa, nghèo đói, ngu dốt chậm tiến… Điều
này đương nhiên dễ dàng thực hiện và ít tốn kém hơn. Ta thấy trên thực tế, TQ
đã đi hơn ½ đoạn đường của họ.
Tài liệu
dưới đây của ông Nguyễn Chí Trung, nguyên là thư ký của Lê Khả Phiêu, viết từ
năm 2002, do « Câu lạc bộ Dân chủ » công bố ra dư luận hải ngoại
tháng 12 năm 2003. Qua đó ta mới biết trong hàng ngũ lãnh đạo của VN, những ai có
chủ trương kiên định « xã hội chủ nghĩa » ? những ai có chủ
trương « xóa » XHCN ? Những ai chủ trương xem Mỹ là kẻ thù « chiến
lược » và những ai muốn quan hệ và xem Mỹ là đồng minh ? Nhờ vậy ta mới
có thể biết được phần nào « đường đi nước bước » của phía TQ. Họ đã « gài
người » như thế nào ? họ đã phân hóa « nhân sự » VN ra sao ?
Nhiều người
cho rằng, muốn biết nội dung hội nghị Thành Đô thế nào thì nên hỏi Đổ Mười, vì
ông này có tham gia hội nghị. Theo tài liệu này, Đổ Mười là nhân tố quan trọng
ủng hộ Võ Văn Kiệt (và Nguyễn Mạnh Cầm) « trụ » lại, trong khi hai
ông này chủ trương xóa bỏ XHCH. Nếu vậy thì ông Đổ Mười chưa chắc đã « theo
Tàu ». Muốn hỏi thì nên hỏi Lê Khả Phiêu.
Còn về vấn
đề biên giới lãnh thổ, hải phận, ta cũng biết một điều quan trọng. Lãnh đạo
CSVN đã nhìn nhận « có ba vùng biển tranh chấp » với TQ. Vùng biển tranh
chấp thứ ba là vùng biển Trường Sa (vùng phía tây bãi Tư Chính). (Một số « học
giả » của Quĩ Nghiên cứu Biển Đông trước đây chấp nhận thực tế này, vì vậy
đã đề xướng chủ trương « khai thác chung » với Trung Quốc. Không ai lúc đó có thể giải thích câu hỏi tôi đặt ra là nguyên
nhân vì đâu “có tranh chấp ở Trường Sa”, vì sao phải “khai thác chung” với TQ ?
Tôi bị những học giả này kết án là “duy ý chí” - sic!)
Dĩ nhiên,
như những tài liệu khác (chính thức hay không chính thức) xuất phát từ phía
CSVN, ta chỉ có thể kiểm chứng sự thật ra sao qua một thời gian (so sánh dữ
kiện và) chứng nghiệm trên thực tế. Quí độc giả thử đọc tài liệu này, sau đó rà
soát lại với kinh nghiệm và thực tế để có một kết luận về quan hệ VN và TQ.
*****
Từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20, CNXH ở Đông Âu và Liên Xô xụp đổ đã tác động mạnh
mẽ vào xã hội và nội bộ đảng ta, tư tưởng của chủ nghĩa cơ hội phát sinh, phát
triển trong đa số cán bộ cao cấp và đảng viên. Đến đại hội đảng lần VI nổi lên
từ Trần Xuân Bách, uỷ viên bộ chính trị- trưởng ban tổ chức trung ương đảng đã
ngóc đầu dậy đòi đa nguyên đa đảng nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của đảng, thực
hành kiểu dân chủ Phương Tây. Theo con đường TBCN. Lúc đó, TW và bộ chính trị
đảng ta còn mạnh, quật ngã Trần Xuân Bách ngay. Tháng 3/1990, hội nghị Bộ chính
trị- ban chấp hành đã cách chức một số trung ương uỷ viên và khai trừ đảng đối
với Trần Xuân Bách.
Bước vào
thời kỳ đổi mới, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, tư tưởng cá nhân thực
dụng,…. Làm cho cán bộ, đảng viên càng sa sút phẩm chất, đảng bị suy thoái. Một
bộ phận đồng chí mơ hồ lập trường Phương Tây, muốn quay lưng với đảng, với chủ
nghĩa xã hội,… Võ Văn Kiệt, thủ tướng chính phủ, uỷ viên bộ chính trị, xuất
hiện chủ nghĩa cơ hội, đòi xoá bỏ CNXH, đi theo con đường TBCN trung lập.
Cuối đại hội
đảng lần thứ VII , ngày 9/8/1995, Võ Văn Kiệt đưa ra cương lĩnh trình bộ chính
trị (dài 30 trang) , lúc đó anh Linh (đương nhiệm Tổng bí thư) nghiên cứu đưa
vào báo cáo bộ chính trị. Đến đại hội đảng lần thứ VIII đòi bỏ định hướng XHCN,
bỏ kinh tế quốc doanh, bỏ hợp tác xã, bỏ “Điều 4 hiến pháp”, thực hiện dân chủ
triệt để.
Lúc đó,
Nguyễn mạnh Cầm đưa ra luận điểm "không còn đấu tranh giai cấp". Mỹ
không phải là đối tượng chiến lược (kẻ thù) của Việt Nam. Thế giới đang cần hợp
tác, đến lúc cạnh tranh kinh tế chứ không phải coi nhau như kẻ thù (đường lối
ấy phù hợp với chiến lược Châu á thái bình dương của Mỹ).
Ngày
10/10/1995. Bộ chính trị đưa vấn đề của Kiệt, Cầm nêu trên, ra thảo luận 1 ngày
không xong. Ngày hôm sau đưa ra thảo luận tiếp. Lê Khả Phiêu phát biểu trước
(đương nhiệm là TCCT-Uỷ viên bộ chính trị). Đương nhiên là đấu tranh quyết liệt
với quan điểm sai trái trên đây của Kiệt và Cầm . Sau khi phát biểu xong, anh
Linh hỏi ai có ý kiến gì phát biểu thêm ? Thì Lê Đức Anh nói: “ đúng”. Anh Linh
và bộ chính trị không ai phát biểu gì cả. Kiệt xin lỗi anh Phiêu và nói :
" Anh phê phán tôi như vậy là quá đáng, và phân trần: độc lập dân tộc, xoá
CNXH , tài liệu đó là anh em họ viết ra, tôi chỉ ký mà thôi ".Phiêu đấu
tranh tiếp: " Anh nói vậy hoá ra anh là người hai mặt à"
Ngày hôm sau
tiếp tục đưa vấn đề này ra thảo luận, giữa Kiệt và Phiêu đấu tranh qua lại rất
căng thẳng. Bộ chính trị cũng không ai có ý kiến gì. Đỗ Mười nói: " Còn
khó quá, hãy hoãn lại, sau sẽ thảo luận". Nhưng rồi cũng tạm gác… Tiếp
tuần sau đưa ra thảo luận. ý kiến của Cầm và Mười cũng lừng chừng, bảo Phiêu
phát biểu trước. Cầm thấy không ai có ý kiến gì cũng làm thinh. Đến đó, bộ
chính trị dừng lại không có kết luận cuối cùng. Vũ Oanh thì muốn bỏ CNXH.
Đến đại hội
9 Ban chấp hành trung ương khoá VII (từ 16 đến 23 tháng 2/ 1996), hội nghị bộ
chính trị trung ương thông qua dự thảo báo cáo chính trị đại hội đảng lần thứ
VII , một số TW uỷ viên buộc Đỗ Mười đưa vấn đề của Kiệt , Cầm ra thảo luận
lại. Lúc bấy giờ chỉ có một số uỷ viên trung ương khu vực miền trung đấu tranh
phê phán quyết liệt quan điểm của Kiệt, Cầm. Các đồng chí ấy phân tích “ nếu
một quần chúng có quan điểm như Kiệt thì có thể kết nạp vào đảng được không?
Nếu một đồng chí có quan điểm như vậy có bầu đi dự đại hội đảng, vào Trung ương
hay không? Đây là phần xem xét tư cách đưa ra khỏi đảng”
Đỗ Mười lại
thoả hiệp đứng ra bào chữa, thanh minh cho Kiệt. Mười cho đó là nhận thức lệch
chứ không có vấn đề gì đâu. Đỗ Mười lúc này muốn ổn định nội bộ. Lê Đức Anh vẫn
làm thinh. Nguyễn Chản phê phán Cầm là mơ hồ giai cấp. Tại sao cho Mỹ là bạn
chứ không phải là thù ? Chản phân tích đập mạnh quan điểm của Cầm. Cần tự ái
phản ứng, cho Chản là lên mặt dạy đời.
Bước vào hội
nghị TW lần 10 trù bị lần 1. Kiệt, Anh bị thiểu số phiếu (Kiệt 20 , Anh 60
phiếu), Không đủ phiếu ở lại trung ương, đủ điều kiện để loại Kiệt. Nhưng đến
hội nghị trung ương lần thứ 11, trù bị chính thức nếu bầu, thì Đỗ Mười quay
ngoặt 180 độ: “ yêu cầu Kiệt ở lại Bộ chính trị, chứ một mình tôi không làm
nổi"
Đại hội đảng
lần thứ VIII(từ 26/6 đến 1/7/1996), Đỗ Mười: Tổng Bí Thư. Anh, Kiệt, Cầm, Phiêu
ở lại bộ chính trị . Trong hội nghị trù bị , đấu tranh về nhân sự đã diễn ra
rất gay cấn. Ra Đại hội, anh Linh công khai vạch thẳng hiện tượng tiêu cực, suy
thoái trong đảng ở ngay trong Bộ chính trị.
Anh Linh nói
: "Dột từ trên nóc dột xuống". Đỗ Mười thanh minh “ mía sâu có đốt,
nhà dột có chỗ".
Họp Ban chấp
hành TW lần 4 khoá 8 từ ngày 23 đến 29 tháng 12/1997 xem xét vấn đề nhân sự cấp
cao và thảo luận 11 vấn đề về quan điểm, chủ trương, chính sách quan trọng. Vấn
đề thứ 11 là: " khắc phục tình trạng thoái hoá trong cán bộ, đảng
viên", rồi đi đến quyết định một số vấn đề về nhân sự: Kiệt, Anh, Mười còn
ở lại hay nghỉ? Anh năm Công (Võ Chí Công) cố vấn đề nghị: cả 3 nên nghỉ (nhưng
cả 3 đều muốn ở lại Bộ chính trị). Vấn đề là chọn Tổng bí thư thay cho Đỗ Mười?
Lúc đầu thì
anh Đồng, anh năm Công giới thiệu Cầm. Nhưng sau đó có nhiều ý kiến về Cầm nên
thôi không chọn. Năm Công lại giới thiệu Nguyễn Văn An. Anh Linh thì muốn giới
thiệu Nguyễn Xuân Tùng, nhưng Tùng có vụ lộn xộn ở Sài Gòn nên thôi. Sau đó anh
Linh xem lý lịch của Phiêu, thấy Phiêu chưa làm bí thư tỉnh hoặc thành phố lớn
nào, anh Linh ngập ngừng hỏi Lê Đức Anh xem giới thiệu ai? (bấy lâu nay ta đã
hiểu lầm Anh đưa Phiêu làm TBThư để điều khiển, song không phải như vậy. Vì khi
Anh làm chủ tịch nước, Đoàn Khuê làm bộ trưởng quốc phòng, Anh làm Phó bí thư
quân uỷ trung ương nhưng Mười giao hẹn quyền hạn cho Anh. Vì quyền hạn chức Bí
thư quận uỷ trung ương hơn nên Anh muốn làm Tổng Bí Thư để kiêm luôn chức ấy).
Sau đó . Anh
bị tai biến mạch máu não. Đoàn Khuê và một số cán bộ tích cực ủng hộ đưa
LKPhiêu làm tổng bí thư để giữ Chủ Nghĩa xã hội.
Kiệt, Mười,
Anh, mặc dù có ý kiến của anh năm Công đề nghị nghỉ, 3 vị cứ bấu víu ở lại. Khi
anh Đồng xin rút khỏi cố vấn (cả anh Linh và anh Công cũng vậy), anh nói với
Kiệt, Mười, Anh là không ở lại bộ chính trị thì làm cố vấn. Mười tỏ vẻ phấn
khởi. Anh lừng khừng. Nhưng rồi cả 3 đều phải rút khỏi bộ chính trị để làm cố
vấn.
Đến đây,
tháng 12/1997 Đỗ Mười chuyển giao chức TBT cho LKPhiêu (xem tài liệu riêng). Bộ
chính trị lúc này gồm: Cũ có Phiêu,TD Lương, Trương tấn Sang, Lê Minh Hương,
Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng. Mới có Khải,
Ngân, Lê Minh Triết, Phan Diễn, NPhú Trọng, Nguyễn Đức Bình, Phạm Văn Trà,
Tùng, Thị Mỹ.
Thế là từ
tháng 12-1997 đến đầu năm 2001 Lê Khả Phiêu đảm nhiệm cương vị TBT. Phiêu làm
được nhiều việc , tiêu biểu cho ý chí đấu tranh , kiên định đường lối , dương
cao 3 ngọn cờ.
1.- Kiên
định con đường tiến lên CNXH , giữ vững định hướng XHCN .
2.- Đối
ngoại giữ vững độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế ( hoà nhập chứ không hoà
tan ).
3.- Đối nội
đề ra cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng , tập trung và khắc phục sự suy
thoái trong đảng , mục tiêu đấu tranh chủ yếu là chống tham nhũng . Trong vấn
đề này LK Phiêu đã mạnh tay xử lý 1 số cán bộ ở cấp cao , cách chức Phó Thủ
Tướng Ngô Xuân Lộc , cảnh cáo bãi chức Kiêm Tổng Giám Đốc ngân hàng và hàng mấy
chục cán bộ cấp tỉnh tập trung ở phía nam .
Với tác
phong giản dị, chan hoà trong quần chúng, sát dân, xông pha trong bão lũ, giải
quyết kịp thời những vấn đề cứu dân trong lúc khó khăn… Nói thẳng, phân biệt
đúng, sai, có uy tín đối với quần chúng. Khôi phục uy tín đng và mối quan hệ
dân với đảng, dân tin đảng.
Cũng trong
thời điểm cuối 2000 đầu 2001 địch + phần tử xấu trong , ngoài nước tung dư luận
đòi ta thay đổi đường lối. Mỹ ép ta bỏ điều 4 trong hiến pháp, đòi gác lại
CNXH, đổi tên đảng, tên nước, sửa đổi quốc kỳ, quốc ca… Song ta không ngờ và
không hề nghĩ tới việc thay đổi đường lối chính trị, tổ chức lật đổ lại chính
nằm trong âm mưu của 3 anh cố vấn (đến đại hội IX bột phát ta mới hiểu).
Thời kỳ
đương nhiệm (trước đại hội IX) có mấy hoạt động nổi bật của TBT LK Phiêu, và
cũng chính những hoạt động này bị 3 anh cố vấn lên án:
-Xử lý Ngô
Xuân Lộc (bị Đỗ Mười phản đối).
-Thành lập
tổ chức A10.
-Hoãn ký
hiệp ước thương mại Việt - Mỹ
-Thăm TQ-Hội
đàm với GiangTrạch Dân.
-Thăm châu
Âu (Có Thị Dung cùng đi trong đoàn).
-Trực tiếp
đối thoại với Bin Clin-Tơn.
+Chuẩn bị
đại hội đảng IX
Một mặt đưa
dự thảo báo cáo chính trị thu thập ý kiến tham gia c?a mọi tầng lớp nhân dân.
TBT LK Phiêu đi sát cơ sở dự Đại hội đảng bộ cơ sở tận chi bộ. Không khí dân
chủ tin tưởng, phấn khởi trong đảng và ngoài xã hội tăng cao.
Đồng thời
trong lúc này 3 anh cố vấn cũng bàn mưu , tính kế chuẩn bị đảo chính trong đảng
trước khi khai mạc đại hội .Họ lập kế hoạch , tạo chứng cớ giả , tập trung mũi
nhọn nhằm lật đổ TBT LK Phiêu ( Phiêu không biết ). Ba anh cố vấn mớm cho Hữu
Thọ ( trưởng ban Tư TưởngVăn Hoá TW ) tung dư luận trong cuộc họp báo tại thành
phố HCM: " nhiệm kỳ đại hội đảng tới Lê Khả Phiêu nên nghỉ " . Thọ
phát biểu rất vô nguyên tắc vì chưa đại hội và Bộ chính trị, TW chưa có ý kiến
gì về nhân sự đại hội.
Trong lúc
TBT- Lê Khả Phiêu lo chuẩn bị cho đại hội thì 3 anh cố vấn ráo riết chuẩn bị
vùi dập, vu khống, lật đổ Phiêu. Trực diện vu khống, đả kích, thực hiện mưu đồ
đo chính trong đảng trước đại hội IX khai mạc lần lượt diễn ra như sau:
-Sáng
10-10-2000 Phiêu mời 3 cố vấn họp để thăm dò chuẩn bị nhân sự cho đại hội IX .
Phiêu nêu ý kiến 1 số đ/c nên rút ra khỏi Bộ chính trị là :Nguyễn Đức Bình ,
Phạm VănTrà , Nguyễn Mạnh Cầm, Tùng, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Tấn Dũng và Trần
Xuân Giá ra khỏi TW, rồi nêu thôi chế độ cố vấn…
Cùng lúc này
Lê Đức Anh bắt tay Trần Đức Lương, mớm: “ Lần này anh sẽ phải làm Tổng Bí Thư
". (Lương hí hửng mừng thầm).
Chiều 10-10
cố vấn ra đòn tấn công đợt 1.
-Cố vấn đưa
ra đề nghị trẻ hoá TW Bộ chính trị dưới 50 tuổi ( như vậy thì Bộ chính trị chỉ
còn 1, Tw còn 60 người). Nhưng 3 cố vấn cảm thấy khó thực hiện, khó có sự đồng
tình.
Ngày 3-1 đến
11-1-2001 Đại Hội đảng toàn quân, cố vấn tấn công đợt 2.
Trong đại
hội này LĐ Anh đột ngột buộc LK Phiêu 10 tội:
1.- Bán đất,
bán biển cho Trung Quốc.
2.- Lộ bí mật ý đồ chiến lược với Giang Trạch Dân.
3.- Độc đóan thiếu dân chủ.
4.- Thành lập A10 âm mưu lật đổ nội bộ.
5.- Quan hệ bất chính với gái và quan hệ với gái gián điệp.
6.- Hoãn ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ.
7.- Trực tiếp đối thoại với Clin-Tơn quá cứng rắn.
8.- Đề bạt Lê Hải Anh là 1 tên đào ngũ lên thứ trưởng Bộ Quốc Phòng.
9.- Địa phương chủ nghĩa (Thanh Hoá hoá, Hà Nội hoá, lôi kéo người Thanh Hoá
lên trung ương).
10.- Lôi lại vụ Xiêm Riệp.
Trong lúc
này LĐ Anh mắng thẳng vào mặt Phạm Thanh Ngân là đồ ngu và tập trung vu khống
Phiêu về tội vô nguyên tắc trong việc thành lập A10 (tổ chức chuyên theo dõi
nội bộ) và bán đất, bán biển cho Trung Quốc… làm cho toàn bộ những người có mặt
trong đại hội ngơ ngác.
Phiêu và
Ngân có thanh minh.
Cố vấn không
kết tội Phiêu được lại buộc Phiêu nhận kỷ luật và bảo: Phiêu phải từ chức ngay.
Phiêu bị đột ngột, bất ngờ nên thanh minh vài điểm xung quanh vụ A10 và nói:
"Nếu tín nhiệm thì tôi tiếp tục làm, không thì thôi."
Sau đó các
cán bộ lão thành cách mạng gây áp lực, động viên Phiêu làm lại không nên rút
lui…
+Từ đầu
tháng 1 đến đầu tháng 2-2001
Không kết
tội được, chưa đánh bại được ý chí của LK Phiêu, ban cố vấn phân công nhau đi
vận động để tìm kiếm sự ủng hộ của các đ/c uỷ viên TW, uỷ viên Bộ chính trị,
tướng lĩnh về hưu để lật đổ các đ/c cầm đầu bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước,
nhưng vẫn tập trung mũi nhọn vào TBT LK Phiêu.
Ngày
13-1-2001 Đỗ Mười gọi điện thoại cho Nguyễn Đức Tâm (nguyên UV Bộ chính trị -
trưởng ban Tổ chứcTW cũ ) đang ở Hải Phòng báo sẽ gặp Tâm để thông báo một số
tình hình , nhưng Tâm bận. Đến 6-2-2001 Mười mới gặp Tâm (LĐ Anh đã cho người
thông báo tình hình với Tâm trước) Hỏi Tâm có ý kiến như thế nào về những điều
đã được Anh thông báo? Rồi Mười phân tích phê phán việc Phiêu quyết định thành
lập A10 là sai nguyên tắc. Rồi Mười trao cho Tâm một bản án LK Phiêu dài 7, 8
trang trong đó đặt vấn đề : Phiêu quan hệ trai gái với Thị Hà, thị Dung là gián
điệp Mỹ… Mười còn trao cho Tâm 1 tấm ảnh nói là : "ảnh chụp được từ nước
ngoài ". Mười còn vận động Tâm đòi thay đổi 50 % uỷ viên Bộ chính trị,
nhất là 3 người chủ chốt: Phiêu, Lương, Khải và điều NĐ Mạnh sang công tác
khác. (Xem bản báo cáo của Tâm với Bộ chính trị).
+Đòn tấn
công thứ 3.
Sau 1 tháng
ráo riết vận động đến 5-2-2001 hội nghị TW 11a họp trù bị. LĐ Anh chính thức
đưa 10 tội của LK Phiêu ra trước hội nghị. Buộc hội nghị tập trung thảo luận
đấu tranh phê phán Phiêu về quyết định thành lập A10. Cho Phiêu là lộng quyền,
vi phạm nguyên tắc nghiêm trọng , định lật đổ TW& Bộ chính trị gây nghi ngờ
nội bộ... Anh tiếp tục buộc Phiêu từ chức trước khi khai mạc đại hội IX.
Vấn đề thành lập A10 như sau:
Nguyên từ trước năm 1995 LĐ Anh nắm hội đồng an ninh, quyết định nâng cục
II lên thành tổng cục II (TCII) , giao cho nó quyền hạn, nhiệm vụ vượt quá chức
năng ( thành cơ quan tình báo chiến lược quốc gia ) lại làm cả nhiệm vụ của an
ninh phản gián. Võ Văn Kiệt ra QĐ 96 sau đó NĐ Mạnh ra pháp lệnh thành
lập cơ quan phối kiểm tin (gồm CA, TCII, cục bảo vệ QĐ). Để nắm vững TCII, LĐ
Anh nhận Nguyễn Chí Vịnh (một thanh niên hư hỏng, con trai Nguyễn Chí Thanh)
làm con nuôi nâng đỡ, ô dù đưa vào quân báo đề bạt nhanh lên đại tá phụ trách
tổng cục phó TC II.
Dựa vào thế
LĐ Anh, TC II ngày càng lộng hành cho nên công tác phối kiểm tin không còn
chuẩn xác , nội bộ TCII phức tạp , đưa tin không chính xác và nhiều việc làm
sai trái. Ví dụ tên Nguyên thư ký cho Phan Văn Khải cùng tên Tô Luyến cục 11,
TCII định bắt cóc Võ Thị Thắng bức cung buộc Thắng phải nhận làm việc cho địch
khi Thắng bị địch bắt trong kháng chiến để lập hồ sơ giả trị tội chị Thắng. May
là ta đã phát hiện kịp thời chặn đứng lại . Ví dụ khác là, chúng đã đưa 1 số
tài liệu, cán bộ của ta bị địch bắt trước đây đã đầu hàng và nhận nhiệm vụ địch
giao . Họ nói tài liệu này do cơ sở điệp báo của ta từ nước ngoài cung cấp .
Song thực tế tài liệu đó là ta thu được của địch từ khi giải phóng miền Nam.
Trước đó Vũ Chính thiếu tướng là cục trưởng cục II (xem thêm tài liệu vương
triều Vũ Chính - cha vợ của Vịnh) có đề nghị LK Phiêu đề bạt Nguyễn Chí Vịnh
lên hàm thiếu tướng và đưa vào TW nhưng bị Phiêu bác bỏ. Trong lúc này có tên
Kế đại tá TCII bí mật lập đường dây viễn thông liên lạc với nước ngoài bị cục
bảo vệ an ninh phát hiện . Đứng trước tình hình lộn xộn đó LK Phiêu họp với Trà
, Ngân định thành lập nhóm A10, thành phần gồm TC II , Cục bảo vệ an ninh, Tổng
cục chính trị, thành lập một bộ phận phối kiểm tin địch, ta tránh tình trạng
mạnh ai nấy báo (một việc mà 2 nguồn tin đưa ra khác nhau). Cử Trà làm tổ
trưởng A10, Trà lại đề cử Ngân làm. Phiêu giao Vũ Chính làm kế hoạch. Vũ Chính
đưa bản thảo cho Phiêu xem . Phiêu thấy Vũ Chính đề ra nhiệm vụ, quyền hạn A10
quá to. Phiêu xoá đoạn " theo dõi lực lượng cấp tiến trong và ngoài quân
đội". Chính về viết lại thành 1 bản chính theo nội dung Phiêu đã sửa kèm
theo phụ lục hướng dẫn lại để nguyên không sửa. Chính đưa cho Ngân thông qua .
Ngân đem bản chính không xem phụ lục, Ngân ký chuyển cho Phiêu. Phiêu thấy Ngân
ký rồi tưởng đã chữa theo ý Phiêu, Phiêu cũng không xem phụ lục, Phiêu ký.
Trong văn bản đề chức danh là “Bí thư quân uỷ TW” chứ không đề thay mặt quân uỷ
TW. Sau khi Phiêu ký, Chính thấy Phiêu sơ hở, sai sót rồi, Chính đem văn bản đó
giao cho LĐ Anh. Anh chớp lấy lên án là Phiêu lộng quyền , độc đoán , phạm
nguyên tắc không qua tập thể Quân Uỷ TW. Từ đó quy ra tội như thế là Phiêu chủ
trương theo dõi cán bộ cao cấp TW, cán bộ trong và ngoài quân đội. Như thế là
theo dõi cả Bộ chính trị, mang ý định âm mưu lật đổ. Và đòi Ban chấp hành TW
phải kỷ luật Phiêu, buộc Phiêu phải từ chức ngay.
Qua đấu
tranh thẳng thắn, có 1 số ý kiến bảo vệ Phiêu, Phiêu chỉ sơ hở về hành chính,
không phạm sai nguyên tắc. Phiêu chứng minh bằng lấy bản thảo mà Phiêu đã gạch
bỏ đoạn theo dõi thượng cấp đến... mà do Chính không sửa khi ký vào bản chính
thức. Chỉ có thiếu sót là không xem lại kỹ phụ lục kèm theo, không phải độc
đoán mà có họp thường vụ đảng uỷ quân sự TW (Phiêu, Trà, Ngân) quyết định thành
lập A10 (Lúc này Trà cứ ngồi im ậm ừ để 1 mình Phiêu thanh minh). Phiêu bình
tĩnh: "Thưa anh sáu Nam -LĐ Anh - Nếu anh nói tôi lộng quyền thì việc lộng
quyền ấy đã xảy ra từ năm 1995 khi anh đưa cục II lên thành TCII cho nó hoạt
động quá phạm vi hoạt động cuả nó đấy! Nếu anh nói tôi nghi kỵ thì anh hãy nhớ
lại khi anh lâm bệnh tai biến mạch máu não, anh không chịu uống thuốc, không
dám ăn. Chị khóc lóc sợ anh chết, chị chạy sang nhà tôi, nhờ tôi động viên bảo
anh ăn, uống thuốc. Vậy chính anh mới là người nghi kỵ nội bộ.. từ đó...
Ngày đó
không quật ngã được Phiêu về A10 thì đến ngày 6-2-2001 LĐ Anh dở thủ đoạn đểu
cáng đổ cho Ngân cử người theo dõi cán bộ cao cấp trong đảng. Ngân thanh minh
không có chỉ thị, văn bản nào giao nhiệm vụ đó.
Chị Mỹ, Chủ
nhiệm uỷ ban kiểm tra TW, kiểm tra toàn bộ hồ sơ, giấy tờ thành lập cũng như
hoạt động của nhóm A10 đều không có dấu hiệu gì là theo dõi cán bộ cao cấp
trong đảng như Anh vu khống. LĐ Anh đuối lý quay sang dùng thủ đoạn đê hèn hơn
gán cho Phiêu là "Anh rỉ tai cán bộ phụ trách A10 theo dõi". Phiêu
phản bác lại... Trần Đức Lương ôm mộng sẽ được làm TBT (Như LĐAnh mớm) Lương
trực tiếp chất vấn thiếu tướng cục trưởng bảo vệ an ninh “ Phiêu, Ngân có rủ
đến anh không?” và đe doạ “nếu anh không nói tôi kỷ luật anh”. Trước hành động
bỉ ổi của Lương thiếu tướng An phản bác vì sự thực không có. LĐ Anh đã dùng
ngón cuối cùng là gọi Nguyễn Chí Vịnh làm chứng là Phiêu và Ngân có rỉ tai y.
Chứng cứ như vậy Phiêu, Ngân thanh minh sao được. Thấy sự thực là chúng vu
khống nên hội nghị bỏ ngỏ, cho qua không kết luận gì. Hội nghị TW 11a giải tán.
Sau Hội nghị
TW 11a LĐ Anh phái Sơn thư ký riêng đến từng nhà cán bộ cao cấp lão thành từng
là UV Bộ chính trị, UVTW, một số tướng lĩnh quân đội về hưu như Chu Huy Mân,
Trần văn Quang, Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Minh Thảo, Nguyễn Quyết, Tố Hữu, Đồng
Sỹ Nguyên... Đến Nguyễn Đức Tâm, Sơn nêu tội Phiêu về vụ A10 và trao bản vạch
tội Phiêu dài 6,7 trang để thuyết phục và nói các đ/c lão thành ủng hộ lật đổ
Phiêu. Song tất cả đều khước từ và có đơn tố giác phản bác gửi đến Bộ chính trị
và TBT.
Đồng thời
sau hội nghị 11 a việc vu khống, đả kích của 3 vị cố vấn dùng lật đổ, đảo chính
trong đảng trước hết là hạ bệ LK Phiêu lan ra khắp nước. Trong cán bộ lão thành
cao cấp, nhiều nơi nhiều cá nhân, tập thể của chi bộ biên thư , kiến nghị dồn
dập gửi về TW, BTL , Bộ chính trị, bảo vệ đoàn kết, bảo vệ TBT LK Phiêu, lên án
cố vấn chủ yếu là LĐ Anh, đòi kỷ luật cố vấn thông báo cho toàn đảng biết không
thể bỏ qua. Như vậy trải gần 1 tháng đến hội nghị Tw 11 b khai mạc vẫn tiếp tục
đấu tranh.
+LĐ Anh tấn
công Phiêu lần thứ 4.
LĐ Anh nêu
vụ Phiêu đi thăm TQ đối thoại với Giang Trạch Dân là phạm tội bán đất , bán
biển, là lộ bí mật chiến lược của đảng, là độc đoán. Đi về không báo cáo với Bộ
chính trị, không cho Nguyễn Mạnh Cầm cùng dự họp là biểu hiện sự thậm thụt sao
đó...
Sự thật vụ
việc này là: Xuất phát từ phía TQ, GT Dân mời Phiêu sang thăm. Ta thăm dò ý của
họ chỉ TBT gặp TBT? Họ trả lời mỗi bên 4 người: TBT, thư ký TBT, trưởng ban đối
ngoại TW, chánh văn phòng TW. Ta cũng muốn nhân dịp này thăm dò thái độ của TQ
đối với Mỹ, đối với CNXH. Kế hoạch đi thăm do ban đối ngoại TW làm, Mạnh Cầm
thông qua… Khi vào phòng họp do sơ xuất Cầm bước vào phòng bị ngăn lại ngay vì
không dúng thành phần quy định .
Nội dung bàn
ta thoả hiệp chữa lại cột mốc biên giới ở vĩ tuyến… do TQ yêu cầu. Họ lập luận
trước kia do công nhân đưa cột mốc không tới đỉnh núi đành bỏ lai sườn núi, bây
giờ đưa cột mốc lên đỉnh núi.
Về biển :
Hai bên đấu tranh cuối cùng đã đi đến thoả thuận xác định 3 vùng biển, ở ngoài
khi Vịnh Bắc Bộ là vùng đánh cá chung của cả 2 bên.
Quan hệ với
TQ ngày nay rất tế nhị. Ta ở cạnh một nước to, không thể căng với họ vì họ sát
nách ta. Khi LĐ Anh phê là Cầm không được vào dự là thậm thụt ,Phiêu chứng minh
kế hoạch đi hội đàm do Cầm thông qua, không dự vì không đúng thành phần do TQ
quyết định. Khi họ nói độc đoán về không báo cáo Bộ chính trị, Phiêu chứng
minh, có Khải làm chứng. Khải nói: "Lúc đó Phiêu có báo cáo Bộ chính
trị", Phiêu đem văn bản ngày 4 có báo cáo với Bộ chính trị, có LĐ Anh dự,
ngày 28 mới đi (Cầm ngồi đó ậm ừ). Phiêu chứng minh khi về có báo ,giở văn bản
ngày 1-5 Phiêu báo cáo trong phiên họp Bộ chính trị, tập văn bản có ghi; Phiêu
chỉ thị cho Trần Đình Hoan triển khai (Hoan ngồi đó ậm ừ).
Đuối lý LĐ
Anh lại quay sang phê bình Phiêu tại sao tranh chấp với TQ vùng biển đông lại
không đưa ASEAN vào? Phiêu giải thích: "Khu Tư Chính tây Trường Sa là
thuộc chủ quyền của ta, chỉ tranh chấp với TQ không dính gì đến ASEAN . Nếu
thực hiện đa phương đưa ASEAN vào thì ta không còn chủ quyền 2 khu vực ấy. Nên
vấn đề này chỉ có song phương, không đa phương, mà trong nguyên tắc đa phương
có song phương…” Anh đuối lý. Anh tiếp tục quay sang chỉ trích và kết tội Phiêu
làm lộ bí mật quốc gia. Tại sao lại cho GT Dân biết ta xác định Mỹ vẫn là đối
tượng chiến lược (kẻ thù).
Vấn đề này
thực chất như sau:
Khi Phiêu
gặp Phi đen tại Cuba 2 bên thống nhất thế nào cũng phải giữ TQ lại, đừng để TQ
vượt đà… Phi Đen nói: “GT Dân thì được, còn Chu Dung Cơ chưa rõ… cần theo dõi
xem sao …" Chu Dung Cơ khi sang thăm ta, ngồi trên chuyến chuyên cơ có bộc
lộ với ta "năm 1997 đã cho ta là sai" ta cũng không muốn TQ thoả hiệp
với Mỹ nên nhân chuyến đi này xem TQ xác định đối tượng chiến lược như thế nào.
Qua đàm đạo
GT Dân nói: “Mỹ chiả 2 tay tôi phải chiả 2 tay, phải cảnh giác, phải nắm chắc
LLVT”. Rồi Dân rỉ tai Phiêu. "Mỹ là đối tượng chiến lược của TQ, không
phải là đối tác”. Do đó Phiêu mới nói: "Chúng tôi vẫn coi Mỹ là kẻ
thù". Chứ không phải cố ý làm lộ bí mật quốc gia gì cả. Các cố vấn im.
Họ quay sang
tấn công đòn thứ 5 mạnh hơn.
LĐ Anh, Đỗ
Mười xúm nhau tố Phiêu quan hệ với gái gián điệp, tình báo Mỹ khi đi công tác
sang Châu Âu, thị Hà, thị Dung và 1 phụ nữ khác nữa đồn là tình báo của Mỹ và
nước ngoài. Đỗ mười đưa bức ảnh ghép Phiêu và Hà, 1 bức Phiêu ngồi cạnh thị
Dung ở Pháp để làm chứng.
+Sự thực về
Phiêu quan hệ với thị Hà như thế nào? Ra sao?
Thị Hà là
con gái của Đặng Kinh ở Hải Phòng, trong chiến tranh Kinh là thủ trưởng của
Phiêu. Trong chiến dịch tiến công vào thành cổ Quảng Trị khi địch oanh tạc vào
vị trí của Kinh thì Phiêu lấy thân mình che chắn cho Kinh. Từ đó gia đình Kinh
gắn bó với Phiêu. Thị Hà và Phiêu có cảm tình, dan díu… Nhưng khi Phiêu về Tổng
cục chính trị, vào Ban Chấp Hành TW có đưa vấn đề này ra kiểm điểm. Phiêu đã
cắt quan hệ, các cố vấn, cơ quan quân sự (có lẽ là cục II ) ghép ảnh Phiêu với
Hà rồi đưa cho Vợ Phiêu xem để kích động ( thật bỉ ổi !) rồi đưa ra hội nghị TW
vu khống Phiêu. Nhưng thị Hà thời kỳ Phiêu làm TBT, Hà vẫn rêu rao khoe khoang
TBT Phiêu vẫn còn quan hệ yêu đương với cô ta. Phiêu đành chịu. Sự việc gác lại
đó. Nhưng Hà đâu có phải là gián điệp.
Thị Dung là
nhân viên 1 tổ chức kinh tế, đơn vị cử đi trong phái đoàn Phiêu sang Châu Âu.
Trong lúc đang hội đàm tại Pháp, có cả đoàn ta, đoàn quốc tế, có Dung đi cùng.
Cố vấn sử dụng (TC II) in ảnh bôi lem mặt những người xung quanh chỉ còn lộ ra
hình Phiêu và Dung. Họ đưa ra trước hội nghị TW (quá bỉ ổi!) để chứng minh
Phiêu ra nước ngoài lén lút quan hệ với gái gián điệp. Lúc đó Nguyễn Mạnh Cầm
không còn nén được nữa bật đứng lên phản bác: “Hôm đó có tôi ở sau lưng anh
Phiêu, tại sao xoá mặt tôi đi”. Thế là thủ đoạn vu khống bị lật tẩy hoàn toàn.
Chưa dừng ! Nguy hiểm hơn. Họ lại quay sang tấn công đòn thứ 6.
LĐ Anh, Đỗ
Mười, Võ Văn Kiệt (Xuất chiêu đủ 3) LĐ Anh, Đỗ Mười cho rằng Phiêu trực tiếp
đàm thoại với Clin-Tơn như vậy là quá cứng rắn, quan hệ với Mỹ sẽ khó khăn… VV
Kiệt phát biểu với giọng thống thiết “Đ/ c Phiêu làm như vậy thì công lao chúng
tôi đặt quan hệ với Mỹ lâu nay (mở cấm vận, quan hệ bình thường, các nước của Mỹ
đầu tư, cho vay) coi như công dã tràng xe cát? Rồi đây sẽ hạn chế đầu tư, cho
vay, công cuộc xây dựng kinh tế, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ khó khăn
(luận điệu này đương nhiên đã tác động tâm lý nhiều người đâm lo, có sức thuyết
phục rộng rãi các nghành, các cấp làm kinh tế… thật là nguy hiểm và nguy hại
nếu đảng ta không kịp thời đấu tranh)”.
Còn Đỗ Mười,
Trần Xuân Giá hùa vào phê phán quyết liệt LK Phiêu, lên án tiếp tội lỗi của LK
Phiêu làm trì hoãn ký kết hiệp định thương mại. Cố tình gây cản trở Mỹ và các
nước mở rộng đầu tư.
+Hai sự kiện
hư thực, đúng sai như thế nào?
1.- Việc
tiếp xúc với Clin-Tơn TT Mỹ.
Khi Clin-Tơn
tiếp xúc và nói chuyện với giáo viên, sinh viên tại trường Đại Học Quốc Gia Hà
Nội với giọng trịch thượng, tiếp xúc với 1 số nơi nhằm xoá nhoà tội ác, đánh
đồng ta như Mỹ. Chính Phiêu muốn tỏ cho Clin Tơn biết rằng: "Lịch sử là
không thể phủ định, không thể xoá nhoà, không thể đánh đồng người bị xâm lược
với kẻ đi xâm lược, lên án Mỹ chia cắt nước ta, gây chiến tranh xâm lược ta chứ
không phải nhân dân ta gây chiến", Làm cho Clin Tơn không được chơi trội,
gây mơ hồ ảo tưởng… nội dung ứng xử của Phiêu đã được cán bộ, đảng viên nhất
trí, các cụ hưu trí và nhân dân rất hoan nghênh, đồng tình, hả dạ. Tại sao 3 cố
vấn và Giá lại buồn, lại lo và phê phán?
2.- Vấn đề
ký hiệp định thương mại Việt Mỹ.
Ban đầu Mỹ
tự thảo bằng tiếng Anh hoàn toàn. Nguyễn Tấn Dũng và Mạnh Cầm ở lại Mỹ vội ký
tắt rồi mang về báo cáo với Phiêu và ngày 27-7-1999 (Sau này ta mới biết lúc ấy
Cầm và Dũng xin cho con học ở Mỹ, được Mỹ nhận cấp học bổng). Phiêu ngầm đưa
cho các trí thức chuyên gia kinh tế tham khảo và hỏi ý kiến anh Giáp vì trong
văn bản có 40 điều hoàn toàn có lợi cho Mỹ, bất lợi cho ta. Phiêu đưa Bộ chính
trị, đa số đồng ý hoãn - chưa ký.
Ngày
1-4-1999 LĐ Anh thúc ép Phiêu, bảo Phiêu phải cho ký. Phiêu bảo phải chờ ý kiến
tập thể Bộ Chính Trị. LĐ Anh hùng hổ nói " ù có tập thể cũng phải ký”.
Phiêu bực mình đáp "Anh nói như vậy là vô nguyên tắc". Trong khi họp
BCT để bàn thì chỉ có Tấn Dũng (Phó Thủ Tướng) và Cầm có ý kiến phải ký. Phan
Diễn ngập ngừng. Phiêu gạn hỏi Diễn “Anh đồng ý ký hay không.” Diễn ấp úng: “ờ,
ờ thì ký." (Sau này ta mới biết con trai Lê Đức Anh được Mỹ cấp học bổng
du học tại Mỹ)’
Sau đó ta
buộc Mỹ phải xuống thang, chịu sửa lại 1 số điều khoản bất lợi cho ta, ta mới
ký bằng cách ta gợi ý cho tổng thống Pháp Chiracs mời cho ta gặp Mỹ tại Pháp
trong chuyến công cán Châu Âu. Phiêu gặp Clin Tơn qua hội đàm ta hé mở ý tứ mập
mờ cho Clin Tơn ngầm hiểu " Nếu Mỹ không chơi với ta thì ta chơi với EU,
Nhật, TQ. Từ đó Mỹ sửa và ta chịu ký.
Trong Bộ
Chính Trị thừa nhận việc ta hoãn ký hiệp định TM Việt-Mỹ , ứng xử với Clin Tơn
là đúng. Nhưng khi cố vấn đưa ra hội nghị 11b phê phán, quy tội cho Phiêu thì
tất cả BCT ngồi đó làm thinh để một mình Phiêu đối đáp tại sao?). Chứng tỏ ban
cố vấn có liên quan thao túng Bộ Chính Trị.
Chưa thôi! Họ tập trung vơ vét ra đòn thứ 7.
Họ quay sang
phê phán Phiêu tại sao sử dụng Nguyễn Chí Trung làm thư ký riêng. Họ vu khống
là lý lịch Trung không rõ, nào là thành phần trên, gia đình thuộc lớp trên,
quan hệ chính trị xấu (trước kia) nhưng không phải vậy.
Đến khi chị
Mỹ phát biểu tổng hợp và kết luận 3 vụ đều là vu khống hiểm độc của ban cố vấn.
Chị Mỹ chất vấn: “Những vấn đề các cố vấn đưa ra là gốc ở đâu? Vấn đề A10, vấn
đề TQ, vấn đề quan hệ với gái gián điệp chả phải là vấn đề gì cả. Chị Mỹ cho là
vu khống.
Họ lại quay
sang vu khống chị Mỹ (Chủ Nhiệm Uỷ Ban Kiểm Tra TW). LĐ Anh trực tiếp tố cáo
chị Mỹ là ăn hối lộ với Lê Minh Hương. Đ/c M Hương vặn lại: “Anh nói chắc
không?” LĐ Anh nói chắc, giả đò về lấy sổ tay ra có ghi mấy dòng để chứng minh.
Hương báo với Phiêu. Phiêu cử người đi xác minh là không có. Hỏi lại Anh. Anh
từ chối là không có tố cho chị Mỹ . Hương nói: "Chính anh báo với tôi mà!
Anh Anh?"
Những vấn đề khác như đề bạt Lê Hải Anh, vấn đề Xiêm Riệp, địa phương chủ nghĩa
đều là chuyện vụn vặt, hội nghị không ai bàn đến làm gì.
Cuối cùng
hội nghị 11a, 11b đều không có cơ sở, lý do gì để kết tội, thi hành kỷ luật đối
với LK Phiêu.
Phiêu còn 2
việc tồn đọng khó thanh minh.
1 là vụ rỉ
tai Vịnh, 2 là việc quan hệ với Hà.
Nhưng còn
nhiều vấn đề đối với mấy ông cố vấn mà chưa nói được hết. Ví như:
1.- Vấn đề lịch sử chính trị của Lê Đức Anh: Cho con đi học ở Mỹ. Trước đây Anh
đồng ý 1 bộ phận chuyên môn của Mỹ ở lại bệnh viện 108 để nghiên cứu (Đoàn Khuê
và LK Phiêu bác bỏ).
Tình hình
bạo loạn ở Tây Nguyên thì Anh nói là chuyện trẻ con, chúng nó làm gì lấy được
Tây Nguyên. Phiêu lại nói: "Đó là vụ bạo loạn chính trị đằng sau là Mỹ -
dẹp ngay".
LĐ Anh nhận
tiền Đặng Đình Loan (Phần tử xấu) tên Bích (Phần tử yếu kém bên bộ công an),
tên Tư Không ở tp HCM (cũng loại xấu) đưa vào làm việc ở bộ phận thư ký của
Phiêu bị Phiêu bác. Trước đây LĐAnh sử dụng và hậu đãi Trần Đình Hoan để y làm
loa nói xấu anh Giáp. LĐAnh còn thuyết Ngô Hoàng thứ trưởng Giao Thông nhận
thằng Hà là con trai của mình làm Vụ trưởng quốc tế dần dần vào TW. Hoàng xin ý
kiến Phiêu, Phiêu bác (LĐAnh giận lắm). Sau đó LĐAnh đề nghị đưa Hà lên phó
Giám Đốc Đại Học Bách Khoa, Phiêu nói không được.
LĐ Anh đưa
toàn bộ phần tử xấu vào cương vị trọng yếu trong tổ chức đảng và nhà nước, còn
ép đưa 1 số kém vào TW. Khi Anh đòi đưa Kiên (Tư Lệnh Quân Khu 7 ra thay Trà,
Phiêu không đồng ý. Anh lại giữ Trà ở lại Bộ trưởng Quốc Phòng. Anh phê bình
Phiêu là không tình nghĩa với Trà (Phiêu định đổi người khác thay Trà). LĐ Anh
không từ ngõ ngách nào đều vu khống, moi móc nói xấu vấy lỗi cho đ/c LK Phiêu.
Còn việc con trai LĐ Anh do Mỹ nuôi học bên đó bây giờ ta mới biết! và LĐ Anh
kết nạp đảng năm nào, ngày nào, ai giới thiệu, ở đâu? Lại có tuổi đảng 60 (nghe
nói có cụ đã ra tận Bộ chính trị TW tố cáo Anh).
2.- Còn Đỗ
Mười tại Hà Nội có ông bạn thân thiết hỏi tại sao vừa rồi anh làm như vậy (Vu
khống lật đổ Phiêu) Mười trả lời: "Nó lật tôi, tôi lật lại" (Một câu
trả lời "tuyệt hay" của vị nguyên TBT, nguyên cố vấn BCHTW. khó có
câu nói nào ngắn chỉ 6 từ mà lột tả được đúng, chính xác cả khẩu khí và bản
chất thực cuả Đỗ Mười, đồng thời cũng là khái quát bản chất, khẩu khí thực của
đại đa số những vị có chức có quyền trong ĐCSVN hiện nay như vậy) Rồi Mười lại
trách: “Bấy lâu nay vợ chồng Phan Văn Khải đến thăm tôi chứ Phiêu nó có đến
thăm tôi bao giờ đâu”. (Khi Phiêu xử lý Ngô Xuân Lộc Mười phản đối vì Lộc ân
tình với Mười, do Mười cất nhắc lên. Chính Mười cắm Phạm Thế Duyệt vào Bộ chính
trị, sau khi thôi Bí thư thành uỷ Hà Nội lại làm thường trực Bộ chính trị...
+Hội Nghị
Ban Chấp Hành TƯ lần thứ 12.
Khai mạc gồm
165 đoàn đại biểu (ta hy vọng các đoàn đại biểu địa phương lên sẽ thay đổi cục
diện. LK Phiêu sẽ được đa số ủng hộ tái cử. LK Phiêu chưa tuyên bố rút thì Trần
Xuân Giá đã phê phán Phiêu quyết liệt về hoãn ký hiệp định thương mại và cứng
rắn với Clin Tơn... Khi được các nước đầu tư để phát triển kinh tế (đã làm lung
lạc các đại biểu về dự dại hội). Tiếp đến Mai Thúc Lân lên gân sỉ vả LK Phiêu:
"Anh là đồ lật lọng. Tại sao trước đây anh nói rút lui... bây giờ lại
không rút tên trong danh sách...". (Trước hội nghị TW 12 Anh mời Lân đến
dùng cơm thân mật và Anh nói với Lân: "Lần này anh sẽ vào Bộ chính trị và
làm chủ tịch Quốc Hội". Lân hí hửng quay sang chống Phiêu).
Khi vào
chương trình ứng cử vào Bộ chính trị TW trong 165 đoàn đại biểu thì có 155 đoàn
giới thiệu LK Phiêu. Song lấy phiếu thăm dò cá nhân (sự thật họ làm sao không
rõ do Phạm Thế Duyệt chủ trì) họ công bố chỉ có 155 đại biểu (trên tổng số hơn
1000) giới thiệu LK Phiêu? Đến lúc này Phiêu tự thấy nếu bầu cử trúng vào TW
cũng thấp, vào Ban Bí thư, Bộ chính trị càng khó. Nếu trúng khó làm nên Phiêu
rút ra cho an. Bằng uỷ nhiệm cho Đ/c Phan Văn Khải thông báo Phiêu rút khỏi
danh sách đề cử.
Đến giai
đoạn bầu TBT. Danh sách dự kiến đưa ra: Trần Đức Lương, Nông Đức Mạnh.
Nguyễn Minh
Triết phản đối Trần Đức Lương. Triết nói: “ở miền Nam, miền Trung không ai tín
nhiệm anh Lương đâu”. (Gần đây vợ chồng Lương sửa lại nhà ở trên 1 tỷ, còn
chuyện gì nữa mà Triết chỉ trích Lương ta không rõ).
Thế là chỉ
còn lại 1 mình Nông Đức Mạnh. Mạnh từ đầu chí cuối luôn từ chối vì trình độ
năng lực. Nhưng khi Mạnh tham khảo ý kiến 1 số đ/c lão thành trung kiên thì các
đ/c ấy khuyên Mạnh: " Nếu tình huống xấu thì anh phải đứng ra nhận”. Mạnh
mới nhận đề cử vào cương vị TBT.
Thế là mưu
đồ đảo chính Phiêu thành công, ban cố vấn, đồng thời ghế cố vấn của các vị cũng
bị xoá bỏ. Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt bị lực lượng quần chúng chỉ trích, cố xin lỗi
theo kiểu đỡ đòn xuê xoa. Còn LĐ Anh nói tôi làm vậy là để tự kiêu binh, LĐAnh
còn rất ngoan cố. Kiệt tuy buông lời xoa dịu nhưng còn biểu lộ ý đồ xấu xa,
Kiệt nói: " Tôi còn đi xa hơn nữa...?"
Đến đây ta
có thể tạm kết luận:
Rõ ràng Bộ
chính trị, BCHTW đều bị ban cố vấn vừa khống chế vừa thao túng, là do các cố
vấn vừa lộng quyền vừa vô nguyên tắc và quá cá nhân. Bởi vì nhiều vấn đề Phiêu
bị vu khống vô nguyên tắc. Nhiều người trong Bộ chính trị biết và thấy bị oan
nhưng không dám đứng ra bênh vực, minh chứng cho Phiêu mà ngồi làm thinh như
Phạm Văn Trà (vì có đến 5 toà nhà 3 bà Vợ) Quân đội không thích, bị kỷ luật
khiển trách (đưa lên đài) thế mà vẫn cứ thừa nhận là đủ tư cách đại biểu bầu
vào Tw!.
+Nguyên nhân
sâu xa từ đâu?
-Đó là vấn
đề đấu tranh giữa 2 quan điểm và 2 đường lối. Đỗ Mười thoả hiệp với Võ Văn Kiệt
từ đầu.
-LĐ Anh lộng
quyền muốn thống lĩnh quân đội , biến quân đội theo ý đồ riêng của mình, xích
gần với Mỹ (bởi vì lịch sử chính trị của Anh còn mờ ám, không phải là đảng
viên.
-Sau Võ Văn Kiệt là Trần Bạch Đằng có quan hệ rất phức tạp.
-Mỹ đang hô
hào hỗ trợ muốn ta trượt nhanh vào cải cách tư nhân hoá. Ta hiện đang xoay nền
kinh tế theo hướng đó. Thực tế là đang đẩy mạnh cổ phần hoá...Vấn đề đầu tư cho
kinh tế quốc doanh trước đây gần 1 ngàn mấy trăm tỷ nay chỉ còn 96 tỷ thì còn
làm ăn gì được nữa? Nền kinh tế của ta đang có nhiều cơ hội hội nhập và cũng
đầy thử thách cam go.
+Kết Luận.
Phải chăng
đánh đổi Lê Khả Phiêu là đánh đổi đường lối chính trị, tổ chức, đánh đổi ngọn
cờ: Độc lập dân tộc và CNXH.
Đây là cuộc
đấu tranh một còn một mất giữa 2 con đường XHCN & TBCN của đảng ta.
Bởi vì lực
lượng hữu khuynh đang chiếm đa số trong đảng. Số tích cực, kiên định đường lối
XHCN chỉ chiếm 1/3 trong Bộ chính trị, 1/3 trong TW, 1/3 dưới chi bộ và các
cấp.
Nền nhà ta
chưa vững chắc, tư tưởng chính trị chính thống của ta chưa kiên định, nền kinh
tế thị trường luôn có 2 mặt.
Những sự
kiện tóm lược trên đây là tình hình đã qua quá đau lòng và khó hiểu.
Ta mong rằng từ nay về sau và mãi , không xảy ra và thực hiện đúng di chúc Bác
Hồ.
Tóm lược
Xong đêm 21-7-2002
Nguyễn Chí
Trung