Lập luận thường thấy dẫn đi dẫn lại,
không chỉ ở các bài viết của (hầu hết) các học giả VN, mà còn thấy thường xuyên
ở các dư luận viên, với mục đích « hóa giải » công hàm 1958 của Phạm
Văn Đồng. Đó là « người ta không thể chuyển nhượng cho ai cái mà
người ta không có chủ quyền ». Lập luận này cho rằng Việt Nam bị chia hai
theo Hiệp định Genève 1954. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do VNCH quản lý,
những tuyên bố của miền Bắc (VNDCCH), như công hàm 1958, sẽ không có hiệu lực
lên chủ quyền của các quần đảo này. Có người còn đi xa hơn, cho rằng hai thực
thể chính trị VNDCCH và VNCH là « hai quốc gia, độc lập có chủ quyền »,
sau đó kết luận rằng hệ quả về pháp lý của công hàm 1958 sẽ không ràng buộc đối
với quốc gia CHXHCNVN hiện tại.
Lập luận này tôi đã từng viết cảnh
báo nhiều lần rằng nó rất nguy hiểm. Nếu nhà nước chính thức sử dụng nó thì các
thế hệ VN trong tương lai sẽ vô phương, không còn lý lẽ nào để đòi lại HS và
TS.
Nhắc lại một vụ VN dính líu đến
pháp lý gần đây, đó là vụ kiện « chất da cam », mục đích
răn đe để mọi người cẩn thận. Không biết luật thì đừng đùa với luật.
Người Mỹ rải 80 triệu lít
chất khai quang này lên một số vùng lãnh thổ ở miền Nam. Tác hại của nó, lên
người cũng như lên đồng ruộng, rừng rú… VN chắc chắn phải là có. Những cựu quân
nhân Mỹ và Đại Hàn, những người trước kia đã tiếp xúc với hóa chất này tại VN,
đã kiện và đã thắng. Họ được chính phủ Mỹ bồi thường. Nhưng VN kiện nhà nước
Mỹ, lại thua. Vì sao thua ? Dĩ nhiên là vì « ngu », vì không
biết luật, chứ không phải vì thiếu bằng chứng. VN đã giao hồ sơ kiện cho một
nhóm người, có thể tinh tường về xảo thuật tuyên truyền, nhưng là những « a
ma tơ » về luật. Vụ này không phải duy nhứt. VN cũng có nhiều vụ kiện
(quốc tế) thất bại, như vụ hàng không VN. Nguyên nhân thua đơn giản cũng chỉ vì
không biết luật (nhưng thích giỡn mặt với luật).
Công hàm 1958 là một « tuyên
bố đơn phương » của VNDCCH nhìn nhận một (tuyên bố đơn phương) của TQ về lãnh
hải 12 hải lý và chủ quyền lãnh thổ của TQ ở một số đảo.
Về ý nghĩa và hiệu lực
pháp lý của một tuyên bố đơn phương, tôi có viết bài ở đây :
Tôi cũng đặt giả thuyết,
nếu công hàm 1958 không hiện hữu, thì sự « im lặng » của VN trước
tuyên bố về lãnh hải và chủ quyền lãnh thổ của TQ, thì tuyên bố của TQ sẽ có
hiệu lực ràng buộc VN. Bài viết ở đây :
Trong tiểu đoạn này tôi
không nhắc lại những điều đã ghi trong các bài đó mà chỉ nói những điều chưa đề
cập (hay ít đề cập).
1/ Công hàm 1958 vô hiệu
do hệ quả « table rase – phủi sạch » sau khi VN thống nhứt.
Lập luận này thấy trong
bài viết của tác giả « Quốc Pháp », được đăng tải trên các trang báo
trong, ngoài nước.
Tác giả giải thích rằng,
tập quán quốc tế dành cho những quốc gia mới độc lập quyền « table rase »,
tức là phủi sạch, tất cả những hiệp ước bất bình đẳng đã ký kết trước đây. Theo
tác giả, nước CHXHCNVN kế thừa HS và TS từ VNCH, thông qua CHLPCHMNVN.
Vấn đề là, theo điều 11
của Công ước Vienne 1978 (Vienna Convention on Succession of States in
respect of Treaties 1978), « table rase » không áp dụng trong trường
hợp các kết ước, hay những điều ước có liên quan đến lãnh thổ, hoặc các điều
ước có hiệu quả làm thay đổi đường biên giới.
Xem bài tôi giải thích về
điều 11 Công ước Vienne 1978 ở đây :
2/ Về lập luận « VNCH
và VNDCCH là hai quốc gia độc lập có chủ quyền » của nhóm « Quĩ
Nghiên cứu Biển Đông ».
Đây là lập luận nguy hiểm
nhứt, có thể làm cho VN mất vĩnh viễn danh nghĩa chủ quyền HS và TS. Lập
luận này có những điều sơ hở chết người như sau :
Thứ nhứt, đi ngược nội dung hai
hiệp ước nền tảng khai sinh nước VN sau này, đó là Hiệp định Genève 1954 và
Hiệp định Paris 1973. Cả hai hiệp định này khẳng định « Việt Nam là một
quốc gia độc lập, thống nhứt ba miền Bắc, Trung, Nam. Vĩ tuyến 17 là đường phân
chia tạm thời, không phải là đường ranh giới ».
Mọi người cần phải biết, một hồ sơ « pháp
lý » muốn có giá trị, điều tiên khởi là mọi lập luận nền tảng của hồ sơ
phải phù hợp với pháp lý.
Công pháp quốc tế đặt nền tảng trên
những qui ước, những đồng thuận của các quốc gia cũng như tập quán về quan hệ
giữa các quốc gia.
Lập luận « VNCH và VNDCCH là
hai quốc gia độc lập có chủ quyền » đã đi ngược các nguyên tắc về
luật quốc tế. Nó đã đi ngược lại nội dung hai kết ước quốc tế 1954 và 1973.
Một hồ sơ kết tinh trên một lập
luận như vậy, theo tôi, có thể bị Tòa loại ngay từ vòng đầu.
Thứ hai, khi nhìn nhận VNCH và
VNDCCH là hai quốc gia độc lập có chủ quyền, thì (người chủ trương lập luận
này) đã mặc nhiên nhìn nhận VNDCCH không có danh nghĩa chủ quyền tại HS và TS.
Vậy thì việc TQ chiếm HS năm 1974 (và
có thể toàn bộ TS sau này) là chiếm lãnh thổ của quốc gia tên gọi VNCH. Quốc
gia VNDCCH, bây giờ là CHXHCNVN, là bên thứ ba, đâu có quan hệ gì đến HS và TS ?
Thứ ba, những người chủ trương lập
luận này cho rằng quốc gia VN hôm nay, tức CHXHCNVN, « kế thừa » danh
nghĩa chủ quyền HS và TS từ CPLT CHMNVN.
Giả sử rằng CHXHCNVN kế thừa HS và
TS từ CPLT CHMNVN. Vấn đề là quốc gia CHXHCNVN « kế tục » quốc gia
VNDCCH. Làm thế nào một quốc gia có thể kế thừa cùng lúc hai lập trường đối
kháng ?
Còn nhiều lập luận « nguy hiểm »
khác nhưng không nhắc ở đây. (Như lập luận của Từ Đặng Minh Thu. Tác giả cho
rằng công hàm 1958 là một « tuyên bố về ý định », mà một tuyên bố về
ý định có thể không tuân thủ…)
Tất cả các tác giả của những lập
luận trên đây đều có điểm chung là nhìn nhận hiệu lực công hàm 1958. Lập luận
của các tác giả là « né tránh » hiệu lực ràng buộc về pháp lý công
hàm này chứ không nhằm « hóa giải » nó.
Đây là một điều tệ hại nhứt của luật
học. Một lý thuyết gia về luật, hay một luật sư, cho dầu tệ hại đến đâu, mục
tiêu của họ là phủ nhận hiệu lực pháp lý bất kỳ hồ sơ nào do địch thủ đưa ra chứ
không phải là nhìn nhận nó.
Câu hỏi đặt ra, hóa giải hiệu lực
công hàm 1958 như thế nào ?
Quân bất hí ngôn, bút sa gà chết !
đã ký rồi thì chối cãi làm sao ?
Tôi đã đề nghị phương pháp hóa
giải, nói đi nói lại nhiều lần, điển hình ở đây :
Lập luận của tôi, công hàm 1958
không có giá trị pháp lý, vì nó đã đi ngược lại các nguyên tắc nền tảng về pháp
lý qui định từ hai hiệp định nền tảng khai sinh ra nước VN : hiệp định
Genève 1954 và Hiệp định Paris 1973.
Tôi có giải thích như sau :
Do hoàn cảnh lịch sử, nước Việt Nam bị phân chia thành hai vùng lãnh thổ tại vĩ tuyến 17, lần lượt mang tên : Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa.
Chiếu theo tinh thần Hiệp định Genève 1954 (được các nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, TQ bảo trợ), các nước công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ VN. Vĩ tuyến 17 là đường ranh quân sự tạm thời, không phải là đường phân định biên giới về chính trị hay lãnh thổ.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do ở phía nam vĩ tuyến 17, do đó thuộc quyền quản lý của VNCH.
Vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam được tái xác định theo Hiệp định Paris năm 1973 : « Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam đã công nhận. »
Tinh thần hai hiệp định, cũng là một chân lý làm nên chất keo gắn bó nhân dân và đất nước VN : đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…
Điều này thể hiện lên thực tế. Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1973, không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhìn nhận sự hiện hữu của hai quốc gia Việt Nam. Khối Tư bản nhìn nhận VNCH là đại diện của nước Việt Nam duy nhất. Khối XHCN công nhận VNDCCH là đại diện nước VN duy nhất. Nước này nhìn nhận phía này thì không nhìn nhận phía kia, hay ngược lại.
Trên tinh thần tôn trọng « độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam » của các hiệp ước quốc tế này (mà các nước Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp… đồng bảo trợ chúng), bất kỳ các tuyên bố, các hành vi đơn phương của một bên (VNCH hay VNDCCH), nếu có làm tổn hại đến việc toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chúng đều không có giá trị.
Nhà cầm quyền Trung Quốc viện dẫn công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết nhằm ủng hộ tuyên bố về lãnh thổ và hải phận của Trung Quốc tháng 9 năm 1958, cho rằng nhà nước VNDCCH đã nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa (và Trường Sa). Điều này hiển nhiên không đúng
Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng viết trong khoản thời gian 1954-1973, có liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần hai Hiệp định 1954 và 1973, do đó không có giá trị pháp lý ràng buộc.
Hóa giải công hàm 1958 chỉ đơn giản
như vậy.