1-12
Ở các xứ tư bản giẫy chết, những nhà lãnh đạo chính trị làm việc gì họ cũng thăm dò "opinion publique", tức tìm hiểu thái độ, phản ứng của dư luận về một vấn đề xã hội. Mục đích là để sửa chữa, điều chỉnh lại chính sách sao cho thích hợp với "lòng dân". Còn ở VN, có câu "lòng dân ý đảng". Nhưng thực ra ý đảng là ý trời. Lòng dân là cái gì đó không khác lòng heo, chỉ thấy trên bàn nhậu. Rượu vào lời ra, lòng dân là những câu chửi thề, câu chửi chế độ, chửi lãnh đạo.
Fidel Castro vừa về chầu ông Mác, làm bạn với ông Hồ. Lãnh đạo VN quyết định làm "quốc tang" cho ông này. Đây là "ý đảng". Còn "lòng dân" thì ở đâu ? Dân có muốn làm "quốc tang" hay không?
VN là xứ sở ngoại lệ của những con người ngoại lệ. Tổ tiên không thờ lại thờ cái gò mối. Hết thờ ông Mác, ông Lê, ông Mao... giờ lại để tang ông Cát tờ rô.
Mấy ông này đã đem lại cái lợi ích gì cho đất nước và dân tộc ? Chủ nghĩa cộng sản có thể đem lại "triệu người vui" nhưng cũng có "triệu người buồn". Còn ông Cát tờ rô, ông này đem lại cái gì cho đất nước và dân tộc VN ?
Những gì đóng góp cho VN của Cát tờ rô không bằng 1 phần ngàn những gì mà Mỹ, Pháp đã xây dựng. Cầu cống, đường xá, trường học, nhà thương... của Mỹ, Pháp xây để lại đến nay vẫn còn hữu dụng. Ngay cả ruộng đồng phì nhiêu ở miền Nam với những con kinh ngang dọc như mạng nhện, là do Pháp khai hoang. Các khu vực Ban Mê Thuộc, Kom tum, Pleiku... cũng do Pháp sáp nhập vào VN. Ngay tới chữ viết "quốc ngữ", cũng do người Pháp sáng chế và áp đặt dạy cho người VN.
Nếu phải để tang cho Fidel Castro vì công lao của ông này cho VN, thì cũng phải xây vài cái lăng, lớn hơn, thờ thực dân Tây, thờ đế quốc Mỹ.
Những ngày qua vô số tiếng nói cất lên phản đối cái gọi là "quốc tang" cho Fidel Castro. Ở các xứ giẫy chết, chắc chắn lãnh đạo phải suy nghĩ lại. Còn ở VN, ý đảng là ý trời. Bằng mọi cách "ý trời" phải áp đặt "lòng dân".
Phương pháp "đấu tranh giai cấp", dùng một tầng lớp dân chúng này chống lại một tầng lớp dân chúng khác, lại được đem ra sử dụng.
Dĩ nhiên, những "gương mặt công chúng", những "nhà chính trị", những "nhân vật lịch sử"... ở các xứ giẫy chết người ta có quyền phê phán các nhân vật trên ở bất kỳ khía cạnh nào, ngay cả đời tư. Không có điều gì cấm kỵ. Thời ông Thiệu, nhà báo gọi ông này là Thọ Chiếu (Thiệu chó). Ông Thiệu biết người ta chửi mình, ngay cả cương vị tổng thống, ông không làm gì được người ta. Tự do ngôn luận là vậy.
Còn ở VN, ngoại lệ trên cả những ngoại lệ, những nhà "đạo đức giả", thực ra là lực lượng DLV "tuyên truyền phản tuyên truyền" của đảng. Thay vì tìm hiểu những bất bình trong dư luận thì những người này tìm cách đánh lạc hướng dư luận. Lái vụ "quốc tang" thành ra vụ "phê bình người đã chết là không hợp đạo đức". Quần chúng lại chia thành hai phe: phe ủng hộ việc phê bình Fidel Castro và phe chống phê bình.
Thực ra, nói lên sự thật là "đạo đức tối thượng". Đạo đức nào lại không đặt nền tảng trên "chân lý"?
Fidel Castro là một "gương mặt của công chúng", là một nhà chính trị đồng thời là một "nhân vật lịch sử". Ông là "chứng nhân lịch sử".
Phê bình ông này là phận sự của người làm báo, của các sử gia, kể cả những nhà làm chính trị.
Việc phê bình, làm tổng kết "di sản chính trị" của Fidel Castro chỉ mới bắt đầu. Đảng quyết định làm "quốc tang", đó là "ý đảng". Dân trải lòng trên bàn nhậu, trên mạng facebook... là "lòng dân".
1-12
Có cô sinh viên đặt câu hỏi cho lãnh đạo rằng : em phải học thế nào để lương khởi điểm là 2.000 đô la ?
Đây là câu hỏi "gài độ".
Bởi vì, theo tôi, cô sinh viên kia ơi, cô đừng lo. Cô học cách nào thì cũng có thể có lương khởi điểm là hai ngàn đô la một tháng.
Thử tưởng tượng nhà nước quyết định "đổi tiền" lần thứ (n?). Lần này tương tự như lần năm 1976, một đồng VN có giá trị bằng mười đô la Mỹ. Tức là lương khởi điểm của cô sẽ là 2.000 đô.
Điều này sẽ xảy ra trong thời gian tới. Ông Xuân Niểng nói đi nói lại nhiều lần là "tiền và vàng trong dân còn nhiều lắm". Không ai đặt ra câu hỏi: tiền vàng trong dân thì của dân, kệ mẹ dân, mắc mớ gì nói tới ? Vấn đề là không moi tiền của dân thì đất nước phá sản. Nợ đáo hạn phải trả. Thâm thủng mậu dịch. Lêch cán cân chi phó. Nợ công lên như pháo thăng thiên. Lấy cái gì để trang trải, nếu không phải là một cuộc đổi tiền "ngoạn mục" ?
Cuộc đổi tiền nào của VN cũng đều là một vụ cướp trá hình.
Có điều sau khi đổi tiền, VN cũng sẽ hạn chế, nếu không nói là cấm, mọi hình thức giao dịch chuyển đôi ngoại tệ hay kim loại quí.
Tức là lương cô sinh viên có "trị giá biểu kiến" là 2.000 đô.
2-12
Nói về hiệu lực TPP không có Hoa Kỳ.
Theo tôi, báo chí VN có thể đã nhận định sai về hiệu lực của hiệp định TPP, trong trường hợp Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp ước.
BBC hôm 22 tháng 11 năm 2016 có bài viết như sau:
"Để có hiệu lực, TPP cần được ít nhất sáu nước, chiếm ít nhất 85% tổng sản lượng kinh tế của nhóm, thông qua trước tháng Hai 2018. Điều này có nghĩa là cả Nhật Bản và Hoa Kỳ phải thông qua vì thiếu hai nước này tỷ trọng kia sẽ không đạt được."
Hôm nay VOA có bài phỏng vấn, nội dung cũng nói về hiệu lực của TPP trong trường hợp Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước:
“Theo điều 30.5 của Hiệp định TPP, tức phải ít nhất 6 nước chiếm 85% tổng sản lượng quốc dân trong 12 nước phê chuẩn, TPP mới có thể đi vào hiệu lực. Không có Mỹ tham gia, điều 30.5 này sẽ không có giá trị, TPP sẽ không có hiệu lực thi hành. Theo thống kê, Hoa Kỳ chiếm 62% tổng sản lượng của 12 nước và Nhật Bản chiếm 18%. Mười nước còn lại chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng 12 nước."
Xét nguyên văn nội dung của TPP nguyên bản bằng tiếng Anh, hay bản dịch sang tiếng Việt, ta thấy rằng BBC và VOA đã diễn giải sai điều 30.5.
Điều 30.5 của TPP gồm có 5 khoản, nói về hiệu lực TPP.
Khoản thứ 2 (30.5.2) về "hiệu lực của TPP" trong trường hợp có một bên bất kỳ chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý trong thời gian qui định.
Trong trường hợp này hiệp ước vẫn có thể có hiệu lực với điều kiện là có ít nhứt 6 bên đã hoàn tất thủ tục pháp lý trước thời hạn đồng thời 6 bên này chiếm ít nhứt 85% tổng sản lượng quốc dân.
Điều 30.5.2 không thể áp dụng cho trường hợp Hoa Kỳ nếu nước này quyết định rút ra khỏi TPP.
Quyết định rút ra khỏi TPP sẽ qui chiếu vào điều 30.6.2 : "Nếu một Bên rút khỏi Hiệp định, Hiệp định này vẫn có hiệu lực đối với các Bên còn lại."
Vì vậy ta không ngạc nhiên khi Nhật và một số các nước khác đã thông qua TPP. Bởi vì không có Hoa Kỳ, TPP vẫn có hiệu lực với các nước còn lại.
Kết luận lại, VN có nên thông qua TPP hay không ?
Kỳ họp Quốc hội tháng trước lý ra việc phê chuẩn TPP nằm trong chương trình nghị sự. Rốt cục QH quyết định "không thông qua" với lý do hết sức "ngớ ngẫn": chờ thái độ của Hoa Kỳ. Những người này nghĩ rằng (như báo chí) nếu không có Hoa Kỳ thì TPP sẽ không còn hiệu lực.
Điều này cho thấy có (có thể) giàn lãnh đạo VN không ai nắm vững nội dung TPP. Quyết định thông qua hay không là hiệp định này có lợi cho đất nước và nhân dân VN hay không chớ không phải là Hoa Kỳ thông qua TPP hay không.
Theo tôi, VN không thể tiếp tục con đường lệ thuộc kinh tế vào TQ như hiện nay. VN cần phải tìm lối thoát để vực dậy nền kinh tế quốc dân, phải tạo cơ hội, phải mở đường, phải giúp đỡ... tư bản tư nhân VN trên đường hội nhập vào quốc tế. TPP, ngay cả không có Mỹ, vẫn là cơ hội hãn hữu để VN thoát khỏi ảnh hưởng kinh tế của TQ.
Và tôi cũng nghĩ rằng TPP không có Mỹ chưa chắc là xấu cho VN, nếu lãnh đạo là người hiểu biết.
Những điều khoản về mậu dịch (lỏng lẻo của TPP) có thể sẽ làm cho VN trở thành "cửa hiệu", một điểm trung chuyển để xuất cảng hàng hóa TQ. Vụ thép TQ nhập vào VN, sau đó "xào nấu sơ lại" để nó thàng sản phẩm khác, sau đó đóng nhãn "madze in Dziệt lam" rồi xuất sang Mỹ. Tiếp tục các việc này VN trong tương lai có thể bị Hoa Kỳ kiện. VN chắc chắn thua và có thể bị phá sản. Theo tôi, đây cũng là lý do mà Hoa Kỳ đòi đàm phán lại (song phương) với từng nước, và ký hiệp định với các nước này.
Điều 30.5, khoản 2 của TPP nguyên văn (bản dịch tiếng Việt) như sau:
"2. Trong trường hợp có bất kỳ Bên nào không thông báo bằng văn bản với cơ quan lưu chiểu việc hoàn tất thủ tục pháp lý áp dụng ở nước mình trong vòng 2 năm kể từ ngày ký Hiệp định, Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn trên nếu có ít nhất 6 Bên ký kết ban đầu thông báo bằng văn bản với cơ quan lưu chiểu việc hoàn tất thủ tục pháp lý áp dụng ở nước mình trước thời hạn miễn là 6 Bên này chiếm ít nhất 85 phần trăm tổng sản phẩm quốc dân của tất cả các Bên ký kết ban đầu vào năm 2013."
Điều 30.6:
Điều 30.6: Rút khỏi Hiệp định
1. Các Bên có thể rút khỏi Hiệp định này bằng cách gửi thông báo rút khỏi Hiệp định cho cơ quan lưu chiểu. Bên rút khỏi Hiệp định đồng thời thông báo cho các Bên khác thông qua các cơ quan đầu mối.
2. Thông báo rút khỏi Hiệp định có hiệu lực sau 6 tháng kể từ Bên xin rút thông báo cơ quan lưu chiểu theo khoản 1 trừ khi các Bên thỏa thuận thời hạn khác. Nếu một Bên rút khỏi Hiệp định, Hiệp định này vẫn có hiệu lực đối với các Bên còn lại.
3-12
Sai lầm hàng loạt của báo chí và "chuyên gia" VN về TPP.
Hôm qua tôi có viết vài dòng về hiệu lực của Hiệp định TPP (Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái bình dương) trong trường hợp Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp định, theo như tuyên bố của tổng thống mới đắc cử Donald Trump. Tôi đã viết rằng rằng báo chí VN nhận định sai.
Bây giờ xét lại, không chỉ phóng viên báo chí có uy tín của các trang BBC, VOA, RFI... sai lầm, mà những "chuyên gia" về kinh tế "danh trấn thiên hạ" thường xuyên cộng tác với các trang báo này cũng có những nhận định sai lầm (tai hại) tương tự. Không ngoại lệ, tất cả cùng đồng ý ở điểm TTP không có hiệu lực nếu điều kiện 85% "trọng lượng các nền kinh tế" không hội đủ.
Thí dụ:
RFI hôm 11-11 viết: "Theo nhật báo Mỹ USA Today, việc Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định TPP có tác dụng khai tử hẳn văn kiện này, kể cả khi được 11 nước còn lại phê chuẩn vì sẽ thiếu mất điều kiện hội đủ 85% trọng lượng các nền kinh tế thành viên của hiệp định".
BBC hôm 22 tháng 11 năm 2016: "Để có hiệu lực, TPP cần được ít nhất sáu nước, chiếm ít nhất 85% tổng sản lượng kinh tế của nhóm, thông qua trước tháng Hai 2018. Điều này có nghĩa là cả Nhật Bản và Hoa Kỳ phải thông qua vì thiếu hai nước này tỷ trọng kia sẽ không đạt được."
VOA hôm 2-12 viết: "Để có hiệu lực, thỏa thuận TPP phải được ít nhất 6 nước chiếm 85% sản lượng kinh tế trong nhóm 12 thành viên phê chuẩn trước tháng 2 năm 2018. Vậy nếu Mỹ rút chân, liệu TPP có còn cơ hội thành hình?"
Tất cả đều lấy hứng từ điều 30.5 của Hiệp định TPP.
Sai lầm là điều 30.5 (khoản 2) của TPP nói về trường hợp Mỹ không dứt khoát rút khỏi TPP mà lại kéo dài thời gian, không "hoàn tất thủ tục pháp lý đúng thời hạn", như việc do dự không thông qua hiệp định.
Điều 30.5.2 của TPP nguyên văn (bản dịch tiếng Việt) như sau:
"2. Trong trường hợp có bất kỳ Bên nào không thông báo bằng văn bản với cơ quan lưu chiểu việc hoàn tất thủ tục pháp lý áp dụng ở nước mình trong vòng 2 năm kể từ ngày ký Hiệp định, Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn trên nếu có ít nhất 6 Bên ký kết ban đầu thông báo bằng văn bản với cơ quan lưu chiểu việc hoàn tất thủ tục pháp lý áp dụng ở nước mình trước thời hạn miễn là 6 Bên này chiếm ít nhất 85 phần trăm tổng sản phẩm quốc dân của tất cả các Bên ký kết ban đầu vào năm 2013."
Phải nhìn nhận rằng câu văn tiếng Việt trên đây là "khó hiểu", nhưng không hề "tối nghĩa". Đối chiếu với nguyên bản tiếng Anh ta cũng thấy rằng nó "khó hiểu" như vậy. Nhưng phần lớn các văn bản về luật đều có lối hành văn "tối nghĩa" tương tự. Vì vậy người ta cần đến "chuyên gia" để giải mã nó.
Tôi đã tóm tắt ý chính của điều 30.5.2 hôm qua như sau : Điều 30.5.2 nói về "hiệu lực của TPP" trong trường hợp có một bên bất kỳ chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý trong thời gian qui định. Trong trường hợp này hiệp ước vẫn có thể có hiệu lực với điều kiện là có ít nhứt 6 bên đã hoàn tất thủ tục pháp lý trước thời hạn đồng thời 6 bên này chiếm ít nhứt 85% tổng sản lượng quốc dân.
Dĩ nhiên điều 30.5.2 không thể áp dụng cho trường hợp của Hoa Kỳ. Bởi vì ông Trump tuyên bố dứt khoát "rút khỏi TPP", chớ không nói là "điều đình lại TPP" (như bà Hillary Clinton).
Nếu Hoa Kỳ quyết định rút ra khỏi TPP, điều luật áp dụng sẽ là điều 30.6.2 :
"Nếu một Bên rút khỏi Hiệp định, Hiệp định này vẫn có hiệu lực đối với các Bên còn lại."
Vì vậy ta không ngạc nhiên khi Nhật đã thông qua TPP ngay sau khi ông Trump vừa tuyên bố được đắc cử. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe có nói rằng "TPP sẽ vô nghĩa nếu không có Hoa Kỳ". Nhấn mạnh, ông Abe nói là "vô nghĩa" chớ không nói "vô hiệu lực". Bởi vì không có Hoa Kỳ, TPP vẫn có hiệu lực đối với các nước còn lại.
Như vậy là với bấy nhiêu báo chí, phóng viên, chuyên gia kinh tế, chuyên gia luật... không ai chịu khó đọc lại, kiểm chứng lại xem điều 30.5 này nói về cái gì.
Ai là người đầu tiên viết sai, không ai biết, mà điều này không quan trọng. Quan trọng là báo chí, chuyên gia... chỉ lặp lại một cách vô thức. Tin tức sai lầm được truyền đi như bệnh dịch hạch.
Điều tức cười, chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa hôm 29-11 trên RFI, nhân cuộc bình luận thời sự, có chê "truyền thông nông cạn" trong việc tường thuật liên quan đến NAFTA và TPP. Vấn đề là ông Nghĩa cũng hiểu sai điều 30.5 của TPP, về ý nghĩa "6 nước 85% sản lượng toàn khối".
Nguyên văn lời ông Nghĩa:
Trích: "Thủ tướng Shinzo Abe nhiều lần thuyết phục Hoa Kỳ đừng bỏ cuộc và ông là vị lãnh đạo đầu tiên đến New York để nói chuyện riêng với tổng thống tân cử Donald Trump trước khi đi dự Thượng đỉnh APEC. Chúng ta chưa thể biết kết quả hội kiến, nhưng Nhật chỉ cần hủy bỏ một điều khoản của TPP là Hiệp ước thành hình (khi có tối thiểu sáu nước, với 85% sản lượng của toàn khối). Điều khoản ấy hàm ý là Hiệp ước TPP không thành nếu thiếu Hoa Kỳ, vì Mỹ có sản lượng chiếm 60% sản lượng của toàn khối.
Chính quyền Trump bác bỏ TPP và đòi thương thuyết lại Hiệp Ước Tự Do Bắc Mỹ NAFTA/ALENA là để nhắm tới các thỏa ước song phương với từng nước, chứ không để lui về chính sách tự cô lập hay bế môn tỏa cảng. Tình hình xoay chuyển phức tạp chứ không đơn giản như truyền thông nông cạn vẫn tường thuật." Hết trích.
Nhận định của ông Nghĩa là sai. Nhật không cần phải hủy bỏ điều khoản nào của TPP (để hiệp ước này có hiệu lực). Ông Nghĩa chê "truyền thông nông cạn" là không ổn chút nào.
Theo tôi, sự sai lầm "lây lan" của truyền thông là một vấn đề nghiêm trọng. Nếu báo chí không kịp thời xem xét lại và sửa chữa (chỉ trích cái sai của tôi hay sửa lại nội dung bài viết), thì cái sai lầm này sẽ ảnh hưởng đến những quyết định của lãnh đạo CSVN.
Nghiêm trọng là vì những quyết định này ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai thịnh suy của con người và đất nước VN.
Nhưng, theo thói quen (văn hóa), dân VN ít khi nào nhìn nhận sai lầm của mình. Hy vọng báo chí sẽ "nghiên cứu lại", sau đó có lời đính chính, sẽ là chuyện mơ hồ. Việc này chỉ xảy ra ở dân xứ "giẫy chết".
4-12
Di sản không phải chỉ là tích sản. Di sản có khi là tiêu sản.
Cha mẹ để gia tài lại cho con không hẵn là nhà cửa, xe cộ, tiền bạc... Đôi khi là những món nợ mà cả đời con, đời cháu... còng lưng trả nợ mà không hết.
Nghĩ đến di sản của đảng CSVN, khi họ để lại cho các thế hệ sắp tới, bất giác rùng mình.
Thế hệ này đã phải làm thuê gánh mướn ngay trên đất nước mình (để trả nợ công). Đất đai lãnh thổ phải "bán" cho nước ngoài, dưới dạng "tô giới".
Formosa ở Hà Tĩnh, hay những "dự án" khủng về du lịch, làm thép, trồng rừng... đều là những "tô giới". VN đã mất chủ quyền trên những vùng đất này. Diện tích của nó vào khoảng 25.000 cây số vuông, đủ để thành lâp một "quốc gia".
Biển chết, rừng cũng chết, môi trường thì ô nhiễm...
Tất cả những thứ đó điều là "tiêu sản", những món nợ hữu hình (nợ công) hay vô hình mà thế dệ sắp tới phải trả.
Thí dụ ở bài viết sau đây, các công trình xây dựng, cũng trở thành "tiêu sản", tức "cục nợ" mà người dân phải gánh chịu.
Tất cả đến từ sự ngu xuẩn và bất tài của lãnh đạo. Vụ ông Niểng lên đọc diễn văn ấp a ấp úng "tờ lờ mờ" theo lối "sờ lờ vợ", là bằng chứng.
Thật là bỉ mặt dân tộc, đất nước.
6-12
Đài loan - Trung quốc : lưỡng biên lưỡng quốc ?
Cuộc điện đàm vừa rồi của tổng thống đắc cử Ronald Trump với bà Thái Anh Văn, tổng thống Trung Hoa Dân quốc (tức Đài Loan) khơi dậy một vấn đề "nhức nhối" của nội tình nước Trung Hoa: một "quốc gia bị phân chia", hệ quả của cuộc nội chiến "quốc-cộng" khởi đi từ năm 1927. Trên "lý thuyết", cuộc chiến đến nay vẫn chưa chính thức chấm dứt, mặc dầu Tưởng Giới Thạch thua trận và rút tàn quân Quốc Dân đảng về cát cứ Đài Loan 1949. Ước mơ "quang phục lục địa" bằng vũ lực của Quốc Dân đảng chỉ chấm dứt sau khi hậu duệ họ Tưởng là Tưởng Kinh Quốc qua đời. Từ đầu thập niên 90, các chính đảng ở Đài Loan như Quốc Dân đảng và đảng Dân Tiến chủ trương dùng "dân chủ" để chinh phục lục địa. Trong khi Bắc Kinh thì công cuộc "giải phóng Đài Loan, thống nhứt đất nước" cũng chỉ tạm gác lại năm 1991, sau khi hai bên có tuyên bố chung nhìn nhận "một quốc gia Trung Quốc".
Trước đó Tập Cận Bình có tiếp xúc với "sứ giả" Kissingger, nhờ ông này cố vấn để tìm hiểu đâu là đường lối của Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới. Donald Trump là một bí ẩn khó đoán.
Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đã từng nhìn nhận "Trung Hoa Dân Quốc" ở Đài Loan như là đại diện chính thức của nước Trung Hoa, bao gồm lục địa. Chính quyền của Tưởng Giới Thạch đã giữ ghế đại diện Trung Hoa ở Liên Hiệp Quốc cho tới năm 1971. Hiện nay Vatican vẫn xem chính quyền Trung Hoa Dân Quốc là đại diện chính thức cho nước Trung Hoa, cũng như một số (khoản 20) quốc gia khác.
Phải chăng có dấu hiệu thay đổi sách lược của Hoa Kỳ ở Châu Á, từ phòng vệ sang tấn công, từ hợp tác chuyển sang đối đầu ?
Qua những dòng bộc lộ trên "Twitter", ta thấy dường như Trump muốn dùng Đài Loan để trả đũa việc TQ bành trướng, quân sự hóa Hoàng Sa và việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Ta không biết trước đó Kissingger có "cố vấn" cho Tập Cận Bình về cái gì. Nhưng rõ ràng ý kiến của Trump trên Twitter đã khiến Bắc Kinh hết sức lo ngại.
Dĩ nhiên Bắc Kinh không lo việc Hoa Kỳ nhìn nhận chính quyền bà Thái Anh Văn là đại diện của Trung Hoa, như trước 1971. Bởi vì Mỹ không dễ thuyết phục phần còn lại của thế giới.
Điều lo là Trump có thể ủng hộ một Đài Loan độc lập. "Lưỡng biên lưỡng quốc", mỗi bờ một quốc gia, chủ trương của phe "bản địa" Đài Loan khởi xướng từ thập niên 90 của thế kỷ trước. Chủ trương này ngày càng áp đảo trong dân chúng.
Cuộc bầu cử tháng 5 năm 2016, Bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến (chủ trương Đài Loan độc lập), được sự ủng hộ của giới trẻ, đắc cử 56% trước đối thủ Quốc Dân đảng (chủ trương thống nhứt đất nước) 34%. Phe Quốc Dân đảng gồm những người di cư từ lục địa (sau 1949), ngày càng ít được ủng hộ.
Thế hệ trẻ sinh sau phần lớn ủng hộ một Đài Loan độc lập. Các biến động chính trị ở Hồng Kông, chế độ độc tài đảng trị ở Bắc Kinh... khiến cho giới trẻ ghê tởm. Trong khi tâm lý "ràng buộc" với "đất mẹ" chỉ còn ở lớp già, những người di tản từ lục địa năm 1949.
7-12
Đài loan - Trung quốc : lưỡng biên lưỡng quốc ? (2)
Mặc dầu chỉ có một số ít luật gia trên thế giới chủ trương Trung Quốc là một "Quốc gia bị phân chia", tương tự như các trường hợp "Đông-Tây Đức", "Nam-Bắc Hàn", "Nam-Bắc VN", nhưng nếu xét sâu xa các yếu tố cấu thành quốc gia "lãnh thổ, dân chúng, bộ máy nhà nước và tính độc lập, có chủ quyền" thì Đài Loan hiển nhiên là một "quốc gia chưa hoàn chỉnh", không khác gì với các trường hợp "quốc gia bị phân chia" Đức, Việt, Hàn đã nhắc trên. Chưa hoàn chỉnh là vì một phần (lớn) lãnh thổ và quốc dân ở các vùng lãnh thổ đó vẫn còn đứng ngoài pháp quyền (juridiction - nay gọi là quyền tài phán) của nhà nước.
"Quốc gia bị phân chia" là một thuật ngữ quốc tế công pháp, theo đó trong lãnh thổ quốc gia có ít nhứt hai "chính quyền" tồn tại song song, có cùng yêu sách là đại diện chính thức của quốc dân với một quốc gia thống nhứt và độc lập. Trước khi bị phân chia, "quốc gia" này đã được quốc tế nhìn nhận như là một quốc gia hoàn chỉnh. Sau khi bị phân chia, mỗi vùng lãnh thổ có dân số và chính phủ riêng. Đường biên giới chỉ là đường phân chia tạm thời, phân định vùng "ảnh hưởng chính trị", chớ không có giá trị pháp lý như là một "đường biên giới".
Nhưng nếu đứng trên quan điểm lịch sử, Đài Loan và thể chế "Trung Hoa Dân Quốc" xứng đáng là một "quốc gia độc lập, có chủ quyền". Đài Loan chỉ được sáp nhập vào đế quốc Trung Hoa một cách gượng ép vào thời nhà Thanh, vì lý do nơi này có thể bị phe chống đối dùng làm sào huyệt nhằm khôi phục lại nhà Minh.
Đài Loan chỉ được nhắc như là một "yêu sách" của phe Đồng Minh đối với Nhật vào Hội nghị Caire tháng 11 năm 1943. Cả hai phe quốc-cộng, Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông, không bên nào có "tuyên bố chiến tranh với Nhật", mặc dầu Nhật đã xâm lăng TQ từ năm 1931. Các phe chống Nhật với tư cách "những tổ chức kháng chiến". Phe Đồng Minh, vì như cầu chiến tranh, cần Tưởng Giới Thạch đứng chung như là một bên (Trung Hoa) có tuyên bố chiến tranh với Nhật. Phe Đồng minh hứa hẹn là Nhật phải trả đất Mãn Châu cũng như các đảo Đài Loan và Bành Hồ để Tưởng Giới Thạch chấp thuận.
Điểm này cần nhấn mạnh. Vấn đề “một nước Trung Quốc”, Đài Loan là một phần lãnh thổ của TQ, chỉ xuất hiện vào thời điểm đó (năm 1943). Hiệp ước Trung-Nhật 1895 đã nhượng vĩnh viễn Đài loan cho Nhật. Cả hai phe "kháng Nhật" là Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông, cho đến năm 1930, không có bên nào lên tiếng đòi lại Đài Loan trong những yêu sách chính trị của họ.
Hội nghị Potsdam tháng 7 đến tháng 8 năm 1945 xác nhận việc Đài Loan trả về cho Trung Quốc. Việc này được thực hiện ngày 25 tháng 10 năm 1945 (sau khi Nhật đầu hàng).
Chính phủ Quốc Dân của Tưởng Giới Thạch, được Đồng minh nhìn nhận là đại diện chính thức của Trung Hoa, tiếp thu các phần đất của Trung Quốc đã nhượng cho Nhật qua các Hiệp Ước trước đó.
Tại Đài Loan, việc thiết lập chính quyền Quốc Dân tại đây gặp nhiều khó khăn vì dân chúng ảnh hưởng Nhật nặng nề. Những người dân ở đây vốn là dân bản địa, hay tự xem mình là dân bản địa, vì họ đã di cư từ lục địa từ nhiều thế kỷ trước. Chính quyền Quốc dân đảng đã mở một cuộc "thanh trừng". Ngày 28 tháng 2 năm 1947 (ngày nhị nhị bát), quân đội đàn áp dữ dội, giết 28.000 người tại Đài Bắc. Việc này đã gây ấn tượng mạnh lên tầng lớp dân bản xứ và con cháu của họ cho đến ngày hôm nay. Tiếp theo biến cố "nhị nhị bát", tình trạng "thiết quân luật" được ban hành. Luật này có hiệu lực đến năm 1987 mới chấm dứt.
Ngày 23 thánh 4 năm 1949 quân Tưởng Giới Thạch thua, bỏ Nam Kinh. Ngày 1 tháng 10 Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc) được Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập. Chính phủ này liền được Liên Xô công nhận ngày 2 tháng 10 năm 1949, tiếp theo là các nước trong khối cộng sản.
Để đối phó, Hoa Kỳ và các nước tư bản Tây phương lên tiếng công nhận chính phủ của Tướng Giới Thạch (ngày 3 tháng 10 năm 1949) như là chính phủ duy nhất, chính thống, đại diện quốc gia Trung Hoa.
Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Tưởng Giới Thạch cùng nội các, đảng viên Quốc Dân Đảng, trí thức, giáo chức, viên chức của chính phủ và một số đông dân chúng bỏ lục địa ra Đài Loan, tổng số nhân sự khoảng 1 triệu 500 ngàn người. Những người này được dân bản xứ gọi là "dân lục địa". Ngày 7 tháng 12 năm 1949 chính phủ Quốc Dân chính thức tuyên bố "di tản" tạm thời ra Đài Loan.
Quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch thua Mao Trạch Đông vì lý do lãnh đạo Quốc dân đảng tham ô, thối nát, nhũng nhiễu dân chúng. Trong khi sự ủng hộ của Tây phương ngày một suy giảm.
Ngày 6 tháng 1 năm 1950, vì muốn giữ quyền lợi ở Hong Kong, Anh Quốc thiết lập bang giao với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Chính phủ Quốc Dân phản ứng qua việc chấm dứt liên hệ ngoại giao với Anh. Nguyên tắc "một nước Trung Hoa" được củng cố từ thời điểm này. Tức là, nước nào công nhận chính phủ này thì không công nhân chính phủ kia.
Tổng thống Truman của Hoa Kỳ đã có dự tính bỏ chính phủ Quốc Dân, bỏ mặc cho lục địa "giải phóng" Đài Loan. Nhưng cuộc chiến Triều Tiên bùng nổ. Kim Nhật Thành xua quân tràn qua vĩ tuyến 38 xâm chiếm miền Nam. Hồng quân của Mao, dưới danh nghĩa "làm nghĩa vụ quốc tế" hàng triệu quân tràn ngập Nam Hàn. Dưới sự đe dọa của cộng sản, đảo Đài Loan lại trở thành quan trọng vì vị trí địa lý. Chính sách của hoa Kỳ về Đông Á thay đổi.
Ngày 27 tháng 6 năm 1950 Tổng Thống Truman gởi đệ thất hạm đội bảo vệ Đài Loan, chống lại cuộc tấn công đảo này của hồng quân cộng sản đồng thời yêu cầu Mao Trạch Đông chấm dứt các cuộc không tập Đài Loan. Vì thế cuộc chiến Triều Tiên 1950 1952 đã cứu được chính phủ của Tưởng Giới Thạch, nếu không thì Đài Loan đã thuộc về Trung Quốc từ mùa hè năm 1950.
Từ đó chính phủ Quốc Dân của Tưởng Giới Thạch là đại diện chính thống cho toàn thể dân Trung Hoa tại Liên Hiệp Quốc cho đến năm 1971.
Năm 1966 Ý Đại Lợi đề nghị giải pháp hai nước Trung Quốc, cả hai chính phủ Quốc – Cộng đều có đại diện tại LHQ. Đề nghị này đã được Mao Trạch Đông đồng ý (ám thị). Đề nghị này bị Tưởng Giới Thạch phản đối mãnh liệt. Ông này vẫn mơ màng chuyện “trừng trị bọn phiến cộng, giải phóng lục địa”. Đối với hai lãnh đạo lịch sử TQ, họ Mao và họ Tưởng, cả hai đều xem nhẹ giá trị của Đài Loan. Đối với họ, Trung Quốc (lục địa) có hay không có Đài loan là "chuyện nhỏ".
Rốt cục Tưởng Giói Thạch bị Hoa Kỳ “đâm sau lưng”, mất ghế đại diện tại Liên Hiệp Quốc vào tay Mao Trạch Đông năm 1971.
Tưởng Giới Thạch mất năm 1975, trao quyền cho con trai là Tưởng Kinh Quốc. Ông này tiếp tục đường lối chính trị độc tài của cha, lãnh đạo Quốc Dân đảng tiếp nối ý chí quang phục lục địa. Nhưng, cũng như mọi chế độ độc tài, chính phủ Quốc Dân ngày càng thêm tham nhũng, thối nát. Gần cuối đời Tưởng Kinh Quốc mới có một vài cởi mở về chính trị, không phải do ý thức về thời cuộc, mà do sức ép của người dân. Năm 1983 Đài Loan mới chính thức bỏ tên gọi “cộng phỉ” 共匪 để chỉ cho Cộng Sản Trung Hoa nhưng vẫn cấm dân Đài Loan du lịch và buôn bán với lục địa. Đảng đối lập đầu tiên tại Đài Loan là đảng Dân Chủ Tiến Bộ (Dân Tiến) thành hình vào tháng 9 năm 1986. Tình trạng thiết quân luật được bỏ vào tháng 3 năm 1987. Tháng 9 năm 1987 cho phép du lịch và buôn bán với lục địa nhưng không được trực tiếp mà phải qua trung gian Hồng Kông. Tưởng Kinh Quốc mất năm 1988, quyền hành trao cho phó tổng thống là Lý Đằng Huy.
Đây là khúc quanh quan trọng về chính trị của Đài Loan, có thể gọi là thời điểm dân chủ hóa chế độ.
8-12
Đài loan - Trung quốc : lưỡng biên lưỡng quốc ? (3)
Ý kiến "hai bờ hai nước - lưỡng biên lưỡng quốc" là của Tổng thống Lý Đằng Huy, phát biểu vào tháng 7 năm 1999. Ông này cho rằng quan hệ giữa hai bờ (eo biển Đài loan) là quan hệ giữa quốc gia với quốc gia (lưỡng biên lưỡng quốc). Lý do là vì phía Bắc Kinh luôn đe dọa xâm chiếm Đài Loan bằng vũ lực, bất kể những thiện chí của chính quyền Đài Loan về một quốc gia Trung Hoa duy nhứt.
Từ khi đảm nhiệm chức vụ Tổng thống (hai nhiệm kỳ (1990-1996 và 1996-2000), nỗ lực dân chủ hóa và “Đài Loan hóa” được thúc đẩy mạnh mẽ. Chính sách “thống nhất Trung Quốc” cũng được đặt ra, nhưng trên nền tảng hòa bình.
Bởi vì đầu thập niên 90 cũng đánh dấu việc sụp đổ khối cộng sản quốc tế. Phe dân chủ ở Đài Loan nghĩ rằng sẽ thống nhất lục địa dễ dàng bằng phương pháp dân chủ. Tháng 5 năm 1991 chính quyền Đài Loan chính thức tuyên bố chấm dứt “thời kỳ động viên toàn quốc nhằm tiêu diệt bọn phản loạn cộng sản” đồng thời chính thức tuyên bố từ bỏ mọi hoạt động nhằm chiếm lại lục địa (bằng vũ lực). Cũng năm 1991 các “nền kinh tế” Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan được vào APEC. Đài Loan chấp nhận với tên “Chinese Taipei”. Đài Loan gọi mình là Trung Hoa Đài Bắc trong khi Trung Quốc gọi Đài Loan là Trung Quốc Đài Bắc. Cả hai bên cùng vào OMC tháng 12 năm 2001.
Công cuộc "thống nhứt đất nước" được xúc tiến, một chính sách về việc này được thành hình. Các điểm chính là “xây dựng một nước Trung Hoa dân chủ, tự do và một sự thịnh vượng được chia sẻ”. Việc thống nhứt phải tôn trọng các quyền lợi của dân Đài Loan và được thực hiện bằng các phương pháp dân chủ, qua các giai đoạn tiệm tiến, với các phương cách hợp lý, hiếu hòa và công bằng.
Phía Đài Loan lập ra Strait Exchange Foundation (SEF) và phía Trung Quốc lập Association for Relation Across the Taiwan Strait (ARATS) để làm "đầu cầu" tiếp xúc hai bên. Khái niệm về "một nước Trung Hoa duy nhứt" chính thức được thành hình.
Tháng 12 năm 1991 hai bên đồng thuận trên ý kiến: “mỗi bên giải thích theo cách của mình về một nước Trung Hoa”.
Lập trường của lục địa : “Hai bên giữ cơ bản một nước Trung Hoavà cố gắng vận động để thống nhứt đất nước, nhưng trong trong giai đoạn giao tiếp hiện nay giữa hai bên thì không được đề cập đến ý nghĩa chính trị của “một nước Trung Quốc”.
Lập trường của Đài Loan : “Trong lúc hai bên tập trung những cố gắng để thực hiện việc thống nhứt đất nước, mặc dầu hai bên giữ nguyên tắc một nước Trung Hoa nhưng mỗi bên có cách giải thích riêng của mình về một nước Trung Hoa”.
Thỏa thuận về "một quốc gia Trung Hoa duy nhứt" là thỏa thuận (về chính trị) giữa hai bờ đã được thế giới biết đến, và nhìn nhận, như là nền tảng quan hệ giữa hai bên.
Xáo trộn đến từ năm 1992, khi tổng thống G. Bush Hoa Kỳ chấp thuận bán phi cơ F 16 cho Đài Loan và cùng lúc Pháp bán 60 chiếc chiến đấu cơ Mirage 2000. Việc đặt mua khí tài đã "lên lịch" từ nhiều năm trước, theo như nội dung "Taiwan Relations Act", nhưng Bắc Kinh có phản ứng chống đối dữ dội, trong đó có việc ra luật "chống ly khai". Theo đó Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực để "thống nhứt đất nước" nếu Đài Loan tuyên bố ly khai.
Lục địa cũng cho công bố "Sách trắng", không chấp nhận bất kỳ một ngoại lệ nào, ngoài nguyên tắc "một quốc gia Trung Hoa". Đài Loan không được gia nhập bất kỳ tổ chức quốc tế nào dành cho quốc gia; không được quan hệ chính thức với các nước đã công nhận Trung Quốc lục địa...
Từ đó nhà cầm quyền Bắc Kinh tăng cường hệ thống hỏa tiễn nhắm về phía Đài loan. Hàng ngàn cứ điểm phóng phi đạn đã được xây dựng. Hải quân TQ cũng thường mở các cuộc "thao diễn quân sự" nhằm đe dọa dân chúng Đài Loan, qua việc sử dụng vũ khí hạng nặng, nhứt là trong khoảng thời gian "tiền bầu cử".
Dầu vậy các cuộc "biểu diễn quân sự" này trở thành "gậy ông đập lưng ông". Dân chúng Đài Loan thay vì lo sợ, lại dồn phiếu cho phía chủ trương độc lập. Lý Đằng Huy năm 1996, hay Trần Thủy Biển năm 2000, đều đắc cử do hệ quả "đe dọa sử dụng vũ lực" của TQ.
Quan điểm của Tổng Thống Lý Đằng Huy về Đài Loan càng thêm cứng rắn, sau những cuộc đe dọa vũ lực của lục địa: “Trung Hoa Dân Quốc là một quốc gia có chủ quyền từ năm 1912. Sau khi chính quyền cộng sản được thiết lập năm 1949, hai bên bờ (eo biển Đài Loan) là hai thực thể chính trị đồng đẳng”.
Thực tế cho thấy hứa hẹn của Bắc Kinh về “một quốc gia hai hệ thống” được áp dụng tại Hồng Kông và Ma Cao rõ ràng là không thích hợp với Đài Loan.
Các đời lãnh đạo Đài loan cho rằng "Đài Loan là một nước độc lập và có chủ quyền" chứ không phải là một thuộc địa như Hồng Kông và Ma Cao.
Từ đó ý niệm về một quốc gia Đài Loan độc lập được lan truyền trong các tầng lớp dân chúng. Việc này gây chia rẽ sâu sắc giữa các nhóm dân, hay giữa các thế hệ già trẻ.
Nhóm dân đến từ lục địa năm 1949, được xem là "dân lục địa", có khuynh hướng "thống nhứt đất nước", chiếm khoảng trên 30% dân số. Dân "bản xứ", gồm những người di cư từ các thế kỷ trước, chủ trương "Đài Loan độc lập", chiếm khoảng 45% dân số. Dân gốc "Hakka", chiếm khoảng 17% dân số, mặc dầu di cư ra Đài Loan từ lâu đời, nhưng nhóm người này có chủ trương "thống nhứt đất nước". Dân "bản địa", tức nhóm thổ dân có nguồn gốc Đài Loan, chỉ chiếm khoảng 1.5%.
Nhưng theo thời gian, khuynh hướng "Đài Loan độc lập" ngày càng gia tăng . Thế hệ trẻ có học, có tư tưởng tự do phóng khoáng, dĩ nhiên thiên về khuynh hướng một quốc gia Đài Loan dân chủ, giàu mạnh... Hình ảnh những người dân lục địa vô văn hóa đi đâu cũng khạc nhổ, ăn cắp, ồn ào, hôi hám, chen lấn vô trật tự... cùng với một nền tảng chính trị độc tài cộng sản sắt máu không xem quyền con người ra cái gì, đã khiến tình cảm về "nguồn cội" ở thế hệ trẻ lạt phai dần.
Cuộc bầu cử tháng năm năm 2016 vừa rồi, bà Thái Anh Văn đắc cử, Quốc dân đảng cố gắng củng cố thế lực của mình, nhưng không thể thắng đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn vốn được sự ủng hộ mạnh mẽ của giới trẻ.
Dầu vậy Đài Loan vẫn không (dám) tuyên bố độc lập. Có hai lý do : 1/ liên thuộc kinh tế quá sâu sắc với lục địa và 2/ lo sợ một cuộc chiến bùng nổ giữa hai bờ eo biển.
Những người "Đài Loan thực tiễn", vì các lý do này đã khiến họ bầu cho Quốc dân đảng, chớ không phải vì lý tưởng hay vì ràng buộc nguồn cội. Kinh tế Đài Loan sẽ sụp đổ nếu không "gắn liền" với kinh tế lục địa. Một cuộc chiến bùng nổ giữa hai bờ, Đài loan chắc chắn sẽ thua. Lực lượng quân sự của lục địa đã vượt trội lực lượng đảo quốc từ những năm 2010.
Cú điện thoại vừa qua của tổng thống đắc cử Donald Trump với bà Thái Văn Anh đã khiến cho Bắc Kinh lo ngại. Tiến trình "lưỡng biên lưỡng quốc" lần nữa được thúc đẩy, lần này với nhiều hy vọng. Hiện nay ở Đài Loan không còn bấy nhiêu người "tha thiết" với việc "thống nhứt đất nước". Khái niệm về một "Etat-Nation", tức một quốc gia trên nền tảng một dân tộc, đã bị lung lay, thậm chí sụp đổ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Huống chi một quốc gia được thành hình trên nhiều dân tộc đối nghịch lẫn nhau như TQ.
Hình ảnh những đứa trẻ ở Hồng Kông với "phong trào dù vàng", hay hiện tượng phản đối "tuyên thệ trung thành với tổ quốc", cho ta thấy ý tưởng một Trung Quốc vĩ đại" đã bị thách thức.
Đài Loan độc lập sẽ đưa tới Tây Tạng, Mãn Châu, Quảng Đông, Vân Nam, Hồng Kông... độc lập. Tây tạng và Mãn Châu, vốn là những "quốc gia độc lập, có chủ quyền" trước khi bị sáp nhập vào TQ. Vân Nam, Quảng Đông... cũng đã từng là các quốc gia độc lập (hay tuyên bố độc lập).
Dĩ nhiên một TQ bị phân chia thành nhiều quốc gia sẽ đem lại an toàn cho thế giới.
Mao Trạch Đông ngày xưa có đe dọa "chiến tranh nguyên tử" Mỹ, đại khái rằng TQ sẵn sàng hy sinh 1/2 dân số, TQ không sụp đổ, vì lịch sử nước này đã chứng minh. Nhiều lần TQ bị tiêu diệt 1/2 dân số nhưng sau đó vẫn vực dậy được. Nhưng nước Mỹ, chỉ cần một tiểu bang (như California) bị tàn phá, nước Mỹ sẽ gục.
Chỉ khi TQ phân làm nhiều quốc gia, đe dọa cho thế giới, đặc biệt cho nước Mỹ, mới được gỡ bỏ.
9-12
Nói về tổ quốc.
Trên BBC có bài viết nói về những phụ nữ "đã chiến đấu cho tổ quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam."
Bây giờ ta thử hình dung rằng Bắc Hàn xua quân "giải phóng" Nam Hàn, hoặc là Bắc Kinh đem quân đánh Đài Loan... để thống nhứt đất nước. Những phụ nữ Bắc Hàn, hay những phụ nữ TQ lục địa, tham gia vào các cuộc chiến này, (tương tự các phụ nữ VN trong thời kỳ "chống Mỹ"), có thể được xem là "chiến đấu cho tổ quốc" hay không ? Hoặc ta giả sử rằng, Đông Đức không sụp đổ và thành công "giải phóng" Tây Đức. Những phụ nữ đóng góp vào công cuộc này có phải là "chiến đấu cho tổ quốc" hay không ?
Ở Nam Hàn, hay ở Tây Đức trước kia, đều có quân Mỹ đồn trú đó chớ ?
Câu trả lời dĩ nhiên là "không". Ngay ở ý nghĩa ngôn từ.
Khái niệm (hiện đại) về "tổ quốc" đến với Việt Nam rất trễ, đồng thời với các khái niệm về "quốc gia, dân tộc". Tức nhiều lắm là hơn trăm năm nay. Tổ quốc có nghĩa là đất của ông cha, của tổ tiên. Sau này "tổ quốc" được ghép thêm ý nghĩa về "tình cảm", nhằm để gắn bó giữa các thế hệ con người đã sinh sống (có tổ chức) trên một vùng đất, có cùng một ý nguyện chính trị, như "tổ quốc xã hội chủ nghĩa".
Nếu xem lại các tập "tự điển" theo kiểu "quốc âm tự vị" (chữ "quốc ngữ" thực ra là chữ "quốc âm", tức ghi lại âm thanh thành chữ viết) của các tác giả người Việt vào thế kỷ 19. Ta thấy từ "Hán nhân" được dùng để chỉ cho người Việt, nhằm phân biệt với các giống dân khác như Miên, Thượng... Ở thời kỳ này "tổ quốc" của người Việt là đâu ? Là đồng bằng Bắc Việt hay ở lưu vực sông Dương Tử? Hoài nghi quá phải không?
Trở lại vấn đề. Người dân miền Nam trước 1975, cầm súng chống lại cộng sản miền Bắc, là "bảo vệ tổ quốc" hay "phản bội tổ quốc" ?
Người Mỹ nhảy vào miền Nam, cũng như người Liên Xô, người TQ, người Cuba, Bắc Hàn... có mặt ở miền Bắc. Tất cả cùng tham gia vào cuộc chiến. Người cộng sản Việt nói rằng đánh Mỹ là để "giải phóng miền Nam". Vậy người Nga, Người Tàu, người Bắc Hàn, Cuba..., cầm súng trong cuộc chiến này đánh Mỹ để làm gì ?
"Ta đánh Mỹ cũng là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc", lời của TBT Lê Duẩn, đã nói lên hết ý nghĩa của cuộc chiến.
Nếu nói lính miền Nam là "lính đánh thuê" thì bộ đội miền Bắc cũng là một loại lính đánh mướn.
Những thanh niên nam nữ "sinh Bắc tử Nam", chết là chết cho Liên Xô, cho Trung Quốc.
Dĩ nhiên là không có người lính nào chịu mang tiếng "đánh mướn" hết cả.
Đông Đức sụp đổ, Tây Đức thống nhứt đất nước. Bắc Hàn chắc chắn cũng sẽ sụp đổ, Nam Hàn sẽ "thống nhứt đất nước".
Đặt giả sử, nếu không có chiến tranh, không chừng đầu thập niên 90 miền Bắc XHCN đã sụp đổ theo phong trào cộng sản Đông Âu.
Tức là, chiến tranh VN, bên nào thua thì bên kia cũng "thống nhứt đất nước".
Không có bên nào "chết vì tổ quốc" hết cả. Người lính làm phận sự của người lính. Những người đẩy đất nước vào vòng nội chiến mới là "kẻ thù của dân tộc".
11-12
Nói về "chính trị".
Gần đây báo chí trong nước thường hay dùng từ "chính trị gia" để chỉ cho những cán bộ cao cấp nhà nước. Trường hợp bà Nguyễn Thị Kim Ngân được báo chí "bốc thơm" "nữ chính trị gia tài sắc vẹn toàn của Việt Nam" là thí dụ. Thỉnh thoảng ta cũng gặp báo chí sử dụng từ "làm chính trị" để chỉ những "nhân vật trẻ" mới ngồi vào được "ghế cao". Người ngoài nhìn vào tưởng bở, VN có đầy "chính trị gia", có sinh hoạt chính trị đủ thứ...
Lầm chết.
VNCH và Mỹ thua xiểng niểng, trước hết là thua về "nói dóc", chớ không hề thua về quân sự. Thực ra về quân sự, quân VNCH bỏ súng đầu hàng. Nhưng đầu mối đưa tới các việc "đồng minh tháo chạy" cho tới việc Mỹ cúp viện trợ... đều là hệ quả của cách nói láo siêu quần bạt vía ở tầm quốc tế của cán bộ tuyên truyền cộng sản. Vừa ký kết hiệp ước đó thì cũng vừa sổ toẹt đó. Họ cam kết một đường, nhưng khi họ làm là làm ngược lại.
Thử nhìn lại, có ai nói láo cho bằng người cộng sản ? họ hứa hẹn dân chúng thiên đường, rốt cục họ đem lại địa ngục cho mọi người. Họ hứa hẹn đem lại "bình đẳng" cho xã hội, rốt cục họ "cào bằng" xã hội. Họ hứa hẹn bánh vẽ nhưng hàng triệu triệu người trí thức cũng tin theo và khen cái bánh rất ngon. Đến khi phong trào cộng sản thế giới sụp đổ, thì ngay ở những nước như Cuba, Bắc Hàn, Trung Quốc và VN... dân chúng vẫn sùng bái lãnh tụ, vẫn tin tưởng tuyệt đối vào tài lãnh đạo của "đảng"... "Đất nước ta chưa bao giờ xin đẹp thế này" là lời nói mới đây của Trọng lú. Thì cũng đúng thôi. Đối với tầng lớp lãnh đạo, vốn là bần nông trước kia, nay giàu sụ nhờ tham ô nhũng lạm, mua quan bán chức, bán nước buôn dân, hút máu dân nghèo... thì "chưa bao giờ đất nước xinh đẹp như thế này" phải đúng thôi.
Chính trị là gì ?
Nói tới "chính trị" là nói tới mọi sinh hoạt có quan hệ đến sự tồn vong, đến lợi ích của một cộng đồng nhân sự sinh sống trên một vùng lãnh thổ. Đó là các việc an ninh, quốc phòng, kinh tế, pháp luật, giáo dục v.v... Tức là, trong một xã hội (văn minh), tất cả những quan hệ, ở bất kỳ lãnh vực nào, giữa "công dân" với "công dân", giữa "công dân" với nhà nước, giữa "công dân" với "tổ chức", "đảng phái"... đều là "sinh hoạt chính trị".
Vấn đề là các "quan hệ" trong xã hội, ở các lãnh vực riêng biệt, đều không giống nhau, đương nhiên do mâu thuẩn về quyền và lợi ích. Phe "chủ" thì có khuynh hướng "bóc lột", trong khi phe "nhân công" thì có khuynh hướng "phản kháng". Phe chủ và phe thợ không thể mặc chung bộ "đồng phục", vì họ có quyền và lợi ích mâu thuẩn với nhau. (Vấn đề là cái gọi là "kinh tế thị trường định hướng XHCN của VN thì đang mặc đồng hpujc cho cả chủ lẫn thợ.)
Để những mâu thuẩn không làm suy vi cộng đồng, những bậc "trí giả" nhảy ra "làm chính trị", đề nghị trước cử tri một "tư tưởng" hay "triết lý" chính trị, với những "chương trình hành động" cụ thể.
Nhưng một cá nhân khó có thể áp đặt một "chương trình chính trị". Cá nhân cần phải được sự ủng hộ của số đông. Nhờ số đông (cử tri) "chính trị gia" này nắm được quyền hành. Từ đó mới áp dụng các chính sách, theo kiểu "trổ tài kinh bang tế thế".
Vì vậy nói tới "chính trị" là phải nói tới "đảng phái chính trị".
Nếu có thể so sánh, "làm chính trị" cũng như là "làm kinh tế". Kinh tế có cạnh tranh thì chính trị cũng có cạnh tranh. Kinh tế không có cạnh tranh thì không phải là "kinh tế thị trường". "Làm chính trị" theo kiểu độc đảng như VN, thì không có "chính trị".
Ở VN, ngay bây giờ, bất kỳ người nào vỗ ngực tuyên bố "làm chính trị" cũng đều có thể bị khép vào tội 88 BLHS.
Tội "chống đảng" đôi khi còn nặng hơn cả tội "phản bội tổ quốc".
Vì vậy thấy báo chí sử dụng các từ "chính trị gia", "làm chính trị" thiệt tức cười.
Bà Kim Ngân, hay như ông Nguyễn Xuân Niểng, đều không phải là "chính trị gia". Họ chỉ là những đảng viên đảng cộng sản, nhận lãnh một chức vụ lãnh đạo nhà nước theo sự chỉ đạo của đảng. Cách đây không lâu, nhân dịp ông Ba X bị loại khỏi cuộc chơi vì bị Trọng lú chơi trò gian lận ở việc thay đổi điều lệ đảng. Ông này nói rằng "đảng hết chính sách thì nghỉ".
Chẳng có "chính trị gia" gì ráo. Lên ghế được hay không là "chính sách đảng" có hay không mà thôi.
Tất cả những cán bộ nhà nước đều là đảng viên. Họ tranh giành quyền lực trong đảng, một người lên là cả họ làm quan. Đảng viên cha kê ghế cho đảng viên con. Đảng viên anh kê ghế cho đảng viên em. Đảng viên chồng kê ghế cho đảng viên vợ. Dân chúng chỉ trích tới đâu thì cũng "đúng qui trình". Bởi vì đấm đá, bỏ thuốc phóng xạ với nhau cho chết, họ đều là đảng viên đảng CSVN.
Không có "kinh tế thị trường" thì làm sao có "cạnh tranh" về kinh tế ?
Không có chế độ dân chủ thì làm sao có chuyện "làm chính trị" ?
Thêm một lần nữa, họ nói láo với toàn dân. Dân ngu thì không nói làm chi. Những bậc trí thức cầm bút (nhà báo) cũng tin rằng việc tranh chấp quyền lực trong nội bộ đảng là "làm chính trị".
Cháo cũng có đôi ba thứ cháo. "Cháo heo" là chỉ toàn cám và đồ tạp, chỉ để cho heo ăn. Các nhà báo ăn được thì ăn, chớ nên đút thứ cháo này vào miệng dân làm chi.
12-12
Hội nghị Trung ương của đảng CS TQ sẽ tổ chức vào tháng 10 năm 2017. Ta có thể xem rằng từ thời điểm này trở đi là khoản thời gian "tiền hội nghị". Tập Cận Bình cần phải củng cố uy tín cá nhân để được ngồi lại thêm nhiệm kỳ nữa. Các yếu điểm của họ Tập, để lộ ra trong thời gian ông này làm lãnh đạo, là kinh tế TQ không sáng sủa như các lãnh đạo tiền nhiệm. Công cuộc "đả hổ diệt ruồi" của họ Tập, mục đích chống tham nhũng làm sạch bộ máy nhà nước, đã gây chia rẽ trầm trọng trong nội bộ đảng. Vì vậy người ta nghĩ rằng, từ nay trở đi, Tập Cận Bình sẽ cố gắng thực hiện một số điều để khẳng định lại uy tín của mình trong đảng.
Những điều mà họ Tập có thể làm là gì? Một cái nhìn sơ lược về "mô hình lãnh đạo lý tưởng" của họ Tập là Đặng Tiểu Bình, ta có thể nhìn thấy những điểm "ưu tiên" ở các vấn đề mà Tập Cận Bình có thể sẽ thực hiện trong những ngày tới.
Có ba lý do mà đảng CSTQ vịn vào để biện hộ cho tính chính đáng để lãnh đạo đất nước. Thứ nhứt là phát triển kinh tế. Thứ hai là công cuộc "thống nhứt lãnh thổ". Thứ ba là giữ vững an ninh nội bộ.
Đặng Tiểu Bình nổi lên như một ngôi sao sáng trong hàng ngũ nhân sự cộng sản TQ, sau đó trở thành một "kiến trúc sư" xây dựng nên một nước TQ hiện đại, cuối cùng được người TQ tôn vinh như là một nhà lãnh đạo lỗi lạc trong lịch sử TQ. Họ Đặng là người duy nhứt đã lần lượt thực hiện cả ba điều.
Về mục tiêu "thống nhứt lãnh thổ", Đặng Tiểu Bình là người thể hiện quyết tâm dùng vũ lục đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Sau vụ này họ Đặng được phục hồi danh dự và chức vụ. Bởi vì ông đã bị "hạ tầng công tác" sau chiến dịch "cách mạng văn hóa" của Mao Trạch Đông thập niên 60. Họ Đặng trở thành "nhà lãnh đạo lớn" của TQ, sau trận chiến "dạy cho VN một bài học" năm 1979. Quyết định dùng vũ lực "giải phóng" một số đá của VN thuộc Trường Sa năm 1988 họ Đặng tất yếu trở thành "hạt nhân" lãnh đạo đảng và nhà nước TQ.
Về điểm này Tập Cận Bình đã đưa thành quả của Đặng Tiểu Bình, vốn chỉ có ý nghĩa tượng trưng về tình cảm, qua một tầm vóc lớn lao về chiến lược. Các việc củng cố và xây dựng các căn cứ không quân, hải quân ở đảo Phu Lâm thuộc Hoàng Sa. Công trình bồi đắp và xây dựng các bãi đá ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo. Sau đó xây dựng trên đây các căn cứ quân sự để làm bàn đạp cho các toan tính chiến lược sắp tới.
Trong chừng mực, Tập Cận Bình đã thực hiện (một phần) mục tiêu "thống nhứt lãnh thổ".
Về kinh tế, phải nhìn nhận rằng kinh tế của TQ đã không phát triển, trong suốt thời kỳ họ Tập lãnh đạo, như các thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm. Nhưng nếu nhìn trên phương diện vĩ mô, ta thấy sách lược kinh tế về lâu dài của TQ có thể sẽ cạnh tranh với Mỹ, thống trị toàn cầu. Các dự án "con đường tơ lụa trên biển", "ngân hàng phát triển hạ tầng Châu Á" đồng thời với những dự án hợp tác kinh tế đa phương... ta thấy tầm nhìn của Tập Cận Bình không hề kém "kiểu mẫu" Đặng Tiểu Bình. Vấn đề là họ Tập cần nhiều thời gian (hơn một nhiệm kỳ) để có thể khẳng định việc thành công hay thất bại.
Điều lo ngại của Tập Cận Bình là vấn đề "an ninh nội bộ". Công cuộc "đả hộ diệt ruồi" mục đích làm trong sạch guồng máy lãnh đạo, tuy rất cần thiết, nếu không nói là vấn đề cốt lõi để TQ trở thành "đại cường", đã gây ra những chia rẻ trầm trọng trong nội bộ đảng CSTQ. Đây là một điều cấm kỵ. Đặng Tiểu Bình, vì muốn giữ an ninh nội chính, đã không ngần ngại ra lệnh thảm sát Thiên An Môn. Họ Tập cũng có cái gan to không kém, là loại cả một loạt hàng ngũ đảng viên cao cấp, mà những thành phần này đã tạo thành một thế lực "tiền-quyền" ghê gớm.
Vì nhược điểm "đập bể ổ ong vò vẻ", Tập Cận Bình có thể sẽ bị loại, do phản ứng đối kháng từ thế lực "tiền-quyền", nếu từ đây tới ngày đại hội ông này không làm được một điều gì.
Điều gì Tập Cận Bình có thể làm trong vòng 10 tháng ?
Theo tôi, điều họ Tập có thể làm là đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa hiện do VN (hay Phi) kiểm soát.
Làm điều này "tình cảm dân tộc chủ nghĩa" ở lục địa sẽ được ve vuốt. Họ Tập sẽ trở thành "anh hùng dân tộc", như Đặng Tiểu Bình trước kia.
Tin tức báo chí loan tải, dựa tên các không ảnh chụp từ vệ tinh, TQ đã hoàn tất việc xây dựng một loạt ra đa và các bãi chứa phi cơ chiến đấu trên các đảo nhân tạo như Chữ Thập, Vành Khăn và Subi.
Từ bãi Chữ Thập, không quân TQ có thể uy hiếp tất cả các đảo TS do VN chiếm đóng. Đá Châu Viên, ở sát bên cạnh đảo Trường Sa lớn của VN, cũng đã được TQ xây dựng, trở thành một "bến tàu", mà thực ra là căn cứ hải quân.
Hành vi VN cho xây dựng Đá Lát, vốn ở về phía tây đảo Trường Sa lớn, (thuộc khu vực Tư Chính-Vũng Mây), củng cố việc phòng thủ là hợp lý. Nhưng hành vi của VN bị TQ phản đối gay gắt.
Có hai điều cần suy nghĩ về "phương án" quân sự của Tập Cận Bình, nếu ông này muốn sử dụng mục tiêu "thống nhứt lãnh thổ" để củng cố uy tín cá nhân. Một là "mở rộng vùng ảnh hưởng" và hai là "củng cố chủ quyền".
Khuynh hướng "củng cố chủ quyền", trong thời gian tới TQ có thể sẽ chiếm các cụm đảo Sinh Tồn và Nam Yết (do VN chiếm đóng). Làm điều này TQ thực hiện “lời hứa của nhà nước VNDCCH” thể hiện qua công hàm 1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. Theo đó HS và TS thuộc chủ quyền của TQ. Trong trường hợp này TQ chỉ đối phó với VN. Có thể TQ sẽ không đụng đến các đảo do Phi kiểm soát (như đảo Thị Tứ, kế cận căn cứ Su Bi) vì lý do đụng chạm đến “dồng minh” của Mỹ cũng như do thái độ nhượng bộ của TT Duterte về vấn đề phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12-7-2016.
Khuynh hướng “mở rộng vùng ảnh hưởng”, là TQ có thể sẽ chiếm các bãi cạn của VN, như Đá Lát, hay cắm các giàn quan sát trên các bãi Tư Chính, Vũng Mây… trên thềm lục địa của VN. Làm việc này TQ cũng chỉ đối phó với VN, cũng để thực hiện các hứa hẹn của lãnh đạo VN: chia sẻ với TQ vùng biển Trường Sa.
Cả hai khuynh hướng đều ở trong khả năng của TQ.
Báo chí cũng đăng tin là VN dựa vào thực lực của mình để bảo vệ lãnh thổ. Điều này cho thấy, về ngoại giao, xem như không tính tới nữa. Về quân sự, VN đứng một mình.
Nhưng cũng không quá lo ngại, nếu mình có lý do chính đáng để tự vệ. Vấn đề là VN không có lý do chính đáng để tự vệ.
Trước dư luận quốc tế, nhà nước CSVN hiện nay được xem là nhà nước “tiếp nối” nhà nước VNDCCH. Tức là, theo tập quán quốc tế, VN hiện nay phải có nghĩa vụ đối với những cam kết, hứa hẹn… có giá trị pháp lý của nhà nước VNDCCH đối với các quốc gia khác. Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng là điều không thể “quỵt”.
Lối thoát cho VN hôm nay, để có danh chính ngôn thuận bảo vệ lãnh thổ, là “kế thừa danh nghĩa VNCH”, qua các chính sách “hòa giải quốc gia”. Mà việc này, hơn 40 năm qua, CSVN vẫn không ngó ngàng tới. Chính sách của họ vẫn xem các thế hệ VNCH ngày trước là “thù địch”, là phản động. Cho đến những bài hát được sáng tác ở miền nam trước 75, đến nay nhiều bài vẫn bị cấm.
VN hôm nay cứ rêu rao rằng VN có chủ quyền bất khả tranh nghị ở HS và TS, trong khi TQ cũng tuyên bố tương tự. Vấn đề là VN không có bằng chứng (ngoài các bằng chứng của VNCH trước kia), trong khi TQ thì có: công hàm 958 cũng như nhiều tài liệu, sách vở, bản đồ… do VNDCCH xuất bản trước 75.
Trở lại vấn đề, để củng cố uy tín trong nội bộ, Tập Cận Bình trong những ngày tới có thể sẽ thực hiện các chiến dịch “thống nhứt đất nước”. Ngoại trừ Đài Loan có những thái độ mạo hiểm quá xa, như tuyên bố độc lập, Tập Cận Bình sẽ dồn nỗ lực để thực hiện một trong hai phương án (hay cùng lúc cả hai phương án).
VN đứng một mình, trong lúc kinh tế khó khăn, nội bộ tranh chấp quyền lực, lòng dân ly tán… chắn chắn sẽ không có thực lực để đối phó lâu dài với TQ.
17-12
Như thường lệ, báo chí VN tích cực làm "nhiệm vụ chính trị" của mình. Ông thủ tướng Xuân Niểng vừa được ê kíp ông Trump "bắt điện thoại" thì cả làng hồ hởi bốc thơm. Mà nếu nhìn cho kỹ, việc hai bên "điện thoại chúc mừng" chưa nói lên được điều gì tích cực.
VN là một trong những nước không được ê kíp của tổng thống đắc cử Donald Trump quan tâm. Theo "thứ tự ngoại giao", vùng Biển Đông, ê kíp ông Trump gọi Phi trước hết. Nhân dịp này tổng thống Duterte khoe rằng Trump khen ngợi chính sách diệt trừ ma túy "có hiệu quả" của ông. Chuyện "ngoạn mục" tiếp theo là ê kíp Trump nhận điện thoại chúc mừng của bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan. Hành vi này dĩ nhiên là trái với thông lệ ngoại giao. Đài Loan được HK xem là một phần lãnh thổ của TQ mà nhà nước đại diện là chính quyền Bắc Kinh.
Nhận một cú điện thoại của Duterte, một nhân vật bị Tòa án Hình sự Quốc tế đe dọa do việc sử dụng những biện pháp ngoài luật lệ (với những hành vi bị xem là "diệt chủng", chống nhân loại). Sau đó của bà Thái Anh Văn, đại diện một "nhà nước" không được công nhận. Tổng thống đắc cử Donald Trump cho dư luận thế gới thấy, về bề mặt, cái lập dị trong cách làm việc (không theo thủ tục ngoại giao) của ông, mà bề trong cho thấy vai trò của Phi và Đài Loan sẽ (rất) quan trọng trong đường lối ngoại giao của Mỹ trong 5 năm tới.
Ông Trump cũng vừa lựa chọn ông Rex Tillerson làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, một tài phiệt ngành dầu hỏa thành đạt (tổng giám đốc ExxonMobil), được biết là có quan hệ mật thiết với Nga. Theo tin tức báo chí, Rex Tillerson hiện đang có nhiều hợp đồng khai thách dầu khí giá trị lớn lao với Nga. Bản thân ông này đã được TT Putin của Nga trao tặng huân chương "hữu nghị" năm 2013.
Điều này cho thấy, nếu không gặp sự chống đối của Quốc hội, với Rex Tillerson, đường lối ngoại giao của HK sẽ có những thay đổi ngoạn mục. Người ta đoán rằng Mỹ sẽ thân với Nga để chống TQ.
Điều này có thể thành công. Bởi vì bản thân của Putin vốn là người "thực tiễn", rất khôn ngoan, biết mềm nắn rắn buông. Trường hợp Nga với Thổ, vài tháng trước hai nước này có những "đụng chạm nguy hiểm" vì phòng không Thổ đã bắn hạ Su 32 của Nga đang dội bom khu vực biên giới với Syrie. Thổ dựa vào NATO "cương" với Nga. Nhưng bây giờ, gió đổi chiều 180°. Quan hệ Nga-Thổ thắm thiết như chưa bao giờ, bởi vì hai bên có chung "lợi ích chiến lược" ở Syrie. Rốt cục "liên minh Nga-Thổ" lại đe dọa Châu Âu.
Nga hiện đang rất cần "hòa" với Mỹ để củng cố lại nền kinh tế đang ngắc ngoải vì bị Mỹ và Châu Âu "cấm vận" sau vụ Crimée. "Hòa" với Mỹ còn cần thiết cho Nga về chiến lược, như củng cố ảnh hưởng ở Ai Cập, và dĩ nhiên để Mỹ không cản trở trong việc giúp Bachar el-Assad "tiêu diệt khủng bố, giải phóng lãnh thổ" ở Syrie (mà điều này sắp hoàn tất).
Nhưng (có người) nói rằng Mỹ hòa với Nga (để chống TQ) thì có lợi cho VN là điều cần xét lại. Bởi vì không có dâu hiệu nào cho thấy VN dứt khoát chống TQ để bảo vệ quyền lợi của mình, về kinh tế hay ở Biển Đông. Thứ tự ưu tiên ngoại giao (VN đứng sau cả Đài Loan, đối với Mỹ vốn không phải là quốc gia) cho thấy Mỹ hoài nghi VN. Dĩ nhiên Mỹ không muốn VN đứng về phía TQ. Nhưng không phải vì vậy mà Mỹ muốn VN đứng vào "liên minh" với Mỹ.
Ngay cả việc bổ nhiệm Tellerson vào bộ Ngoại giao cũng không nói lên điều gì, mặc dầu dưới thời Tellerson làm giám đốc ExxonMobil VN có ký hợp đồng cho hãng này khai thác dầu khí trên thềm lục địa (vùng tỉnh Khánh Hòa) và việc này bị Bắc Kinh đe dọa. Bởi vì ta không thể quên, hãng Cresstone của Mỹ cũng đã từng ký hợp đồng với Bắc Kinh để khai thác bãi Tư Chính, trên thềm lục địa của VN, (Bắc kinh gọi là Vạn An Bắc), đầu thập niên 90 thế kỷ trước.
Quan hệ giữa VN và Mỹ trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ sắp tới là "không mặn mà" như dưới thời Obama, (nếu không có những khủng hoảng chính trị quan trọng như Trump bị bãi chức vì lý do nào đó).
Sự việc tàu chiến TQ "tịch thu" thiết bị của tàu nghiên cứu Mỹ, trong khu vực 50 hải lý cách vịnh Subic của Phi, cho thấy hai bên Mỹ-Trung căng thẳng, từ lời nói chuyển sang hành động. Trên phương diện pháp lý, có sự "xung đột" giữa "pháp quyền-juridiction" của Phi (vì vùng biển này thuộc EEZ của Phi), với các quyền "tự do làm công tác nghiên cứu khoa học trên đại dương" của Mỹ với "quyền bất khả xâm phạm chiến hạm" của TQ, trong trường hợp thiết bị thăm dò của Mỹ áp sát tàu chiến, (tạo thành thế "tự vệ" cho tàu chiến). Vụ này xem ra trầm trọng không kém vụ máy bay do thám của Mỹ bị ép hạ cánh ở Hải Nam nhiều năm trước.
Song song đó, hình ảnh từ các vệ tinh cho thấy TQ đã "quân sự hóa" các đảo nhân tạo (xây dựng từ các bãi chiếm của VN năm 1988).
Tập Cận Bình đang "nắn gân" Trump ? Thái độ sắp tới của bộ quốc phòng Mỹ (có hành vi trả đũa hay không) cho ta biết quyết tâm của Mỹ ở Biển Đông.
Dầu thế nào cũng không thể xem căng thẳng giữa Mỹ và TQ là một "dịp may chiến lược" cho VN. Nội các của Trump toàn là tài phiệt. Mà tư bản (cũng như cộng sản) làm gì có tổ quốc ? Vì quyền lợi, họ sẵn sàng làm ngơ nếu TQ mở cuộc xâm lăng mới, như phong tỏa chiến lược vùng dầu khí của VN (từ đảo Trường Sa lớn vào bờ), không cho VN khai thác. Hay chiếm thêm các đảo của VN ở TS.
19-12
Nhân Hội nghị cán bộ toàn quốc "triển khai thực hiện hiện quyết TƯ 4 khóa XII", vào trung tuần tháng 12 năm 2016, Nguyễn Phú Trọng dặn dò cán bộ “không sợ nói ra khuyết điểm, tiêu cực, đồng thời không cho phép ai lợi dụng việc đấu tranh để bôi nhọ, chống phá Đảng”. Nhiều người đã lên tiếng phê bình ý kiến này. Theo tôi, ý kiến của ông Trọng lú tương tự như việc cho phép cán bộ, đảng viên được ỉa nhưng không cho họ được đái.
Bởi vì nói ra "khuyết điểm, tiêu cực" của cán bộ, đảng viên... là nói ra "khuyết điểm, tiêu cực" của đảng.
Đảng do con người làm ra. Điều lệ, nội qui... của đảng đều do con người làm ra. Con người ở đây là các đảng viên. Con người có sai lầm, có khuyết điểm... thì đảng có sai lầm, khuyết điểm.
Chỉ ra cái khuyết điểm, cái tiêu cực của cán bộ, đảng viên... là chỉ ra cái tiêu cực, khuyết điểm của đảng. Đảng viên nắm quyền lực tuyệt đối thì đảng tuyệt đối hư hỏng.
Cách đâu không quá lâu, thiếu tướng công an Phan Anh Minh nhân buổi nói chuyện ở Hội nghị phòng chống tham nhũng ở thành ủy Sài Gòn, có hé lộ chuyện "mật" rằng 50% các vụ buôn lậu trong phạm vi thành phố là có bóng dáng của hải quan. Ông này sẵn dịp cũng than phiền: “Rõ ràng phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu”. Nguyên nhân là vì : “Tôi xin nói thẳng (tham nhũng) không phải ít mà là không có vì chúng tôi phải chấp hành Chỉ thị 15. Hầu hết đối tượng gây ra hành vi tham nhũng từ Đảng viên, mà công an không được tổ chức trinh sát Đảng viên. Do đó, các cán bộ tham nhũng do Công an TP phát hiện phải thông qua các vụ án kinh tế khác”.
Thiêu tướng công an Phan Anh Minh không thể nói sai, vì ông là người có trách nhiệm về phòng chống tham nhũng.
"Hầu hết đối tượng gây ra tham nhũng" là đảng viên. Theo BLHS, tùy mức độ tham nhũng, thủ phạm có thể bị tử hình (tầm cỡ Vinashin, Vinalines, Công ty dầu khí, các hệ thống ngân hàng...).
Công an không làm gì được đảng viên, vì có "chỉ thị 15" che chở.
Chỉ thị 15 của ai mà có hiệu lực cao hơn cả hiến pháp, cao hơn cả luật quốc gia ?
Dĩ nhiên là của đảng. Vấn đề "đảng" ở đây là (những) ai ? Ai đã chủ trương cái chỉ thị này ?
Hiến pháp qui định "đảng và đảng viên" hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
Khi mà "chỉ thị 15" có hiệu lực như là cái áo giáp, tất cả cán bộ đảng viên đều "miễn nhiễm" trước pháp luật quốc gia. Đảng viên tham nhũng, hủ bại... làm suy yếu quốc gia, làm phân rã xã hội. Nguyên nhân là do đảng đã ngồi xổm trên hiến pháp, pháp luật.
Nếu chỉ được phê bình đảng viên tham nhũng, thối nát mà không được phép phê bình nguyên nhân vì đâu đưa đến việc cán bộ tham nhũng, thì cũng như cho phép ỉa mà không cho đái. Người ta phê phán ông Trọng là "lú" không phải là không có lý do.
Hệ quả là khuyết điểm, tiêu cực... vẫn tồn tại.
Người ta chủ trương ông Trọng lên làm tổng bí thư, nguyên nhân là vì ông Trọng tương đối là người "trong sạch" trong đảng. Người ta lựa chọn ông Trọng là người ta hy vọng ông Trọng chống tham nhũng, mà mục đích là làm cho đất nước thêm giàu mạnh, chớ không chỉ làm cho đảng trong sạch.
Theo tôi, vũ khí "phê và tự phê" của đảng đã không còn hiệu lực. Cả một đảng đã hủ bại thì không còn ai có tư cách để phê bình ai cả. Biện pháp duy nhứt để cải tổ là "pháp trị hóa" đảng.
Đảng phải có tư cách pháp nhân, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi của đảng.
Hiến pháp hiện nay chỉ qui định khơi khơi "đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân".
Thế nào là "trách nhiệm trước nhân dân" ?
Tôi là một thành phần của "nhân dân". Khi hiến pháp qui định đảng "chịu trách nhiệm trước nhân dân", có nghĩa là khi đảng hư hỏng thì đảng phải chịu búa rìu dư luận của nhân dân.
Ý kiến của ông Trọng về việc "bôi nhọ, chống phá đảng" vì vậy cũng vi hiến.
Nhưng thực tế thì hiến pháp là tờ giấy để đảng viên chùi đít. Ai mà phê bình đảng, phê bình đảng viên là vô tù (điều 258 BLHS).
Điều này làm cho đảng và đảng viên hủ bại càng thêm hủ bại. Tham nhũng đầy rẫy mà ai làm gì được ?
Rốt cục ông Trọng cũng chỉ là một loài chim chóc (chim lú). Một con chim già nua lú lẫn, nói ra lời trước chửi lại lời sau, theo kiểu cho ỉa, không cho đái. Lãnh đạo vậy thì lãnh đạo cái đéo gì nữa ?
21-12
Nói chuyện về ngày quốc tang.
Các thủ tục làm "quốc tang", "treo cờ rũ" hay "một phút im lặng" là các nghi thức ở tầm quốc gia, được nguyên thủ quốc gia tuyên bố khi có những biến cố hết sức đặc biệt, như có thiên tai, khủng bố... hay trong trường hợp qua đời của các vị nguyên thủ, các bậc anh hùng liệt nữ có công với quốc gia dân tộc.
Quyết định nghi thức làm "quốc tang" khi biến cố đau thương xảy có quan hệ đến toàn thể khối dân tộc. Thí dụ, các biến cố (khủng bố) vừa rồi xảy ra ở Paris (13-11-2015), Nice (14-7-2016)... nước Pháp đều có tuyên bố "quốc tang". Trong dịp này các nước Châu Âu đều tuyên bố "treo cờ rũ" để bày tỏ lòng liên đới. Ngay cả ngày 11-9-2001 (khủng bố Twin towers ở New York), Pháp cũng tuyên bố "quốc tang" vào ngày 14-9 (một phút im lặng, vì lý do khủng bố có liên đới quan hệ đến các giá trị nền tảng của dân tộc Pháp). Vụ động đất vừa rồi ở Ý cũng được dân Ý tổ chức "quốc tang". Các vụ lụt lội làm chết người ở miền Nam nước Pháp trước kia cũng được tuyên bố "quốc tang".
Việc "treo cờ rũ" cũng có ý nghĩa tương tự, nhưng nghi thức kém phần long trọng. Việc treo cờ rũ có thể áp dụng một cách rộng rãi cho nhiều trường hợp.
Một quốc gia có thể "treo cờ rũ" để tưởng nhớ đến một "vĩ nhân" ở tầm vóc quốc tế. Thí dụ, nước Pháp từng "treo cờ rũ" để tưởng nhớ đến Nelson Mendela hay đức Giáo Hoàng Jean-Paul II. Nhưng chưa bao giờ thấy một quốc gia làm thể thức "quốc tang" đặc biệt cho một người "ngoại quốc".
VN dưới thời xã hội chủ nghĩa thì không có thói quen làm "quốc tang" khi có những biến cố đau thương đổ xuống dân tộc.
Thủ tục "quốc tang" chỉ dành riêng cho những người có đóng góp cho đảng, cho xã hội chủ nghĩa.
Vừa rồi VN tuyên bố làm "quốc tang" cho Fidel Castro, việc này gây phản đối trong dân chúng. Lý ra lãnh đạo CSVN, nếu có sùng bái Fidel Castro (như sùng bái Mác, Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông... những tên đồ tể quốc tế) thì họ có thể ban bố thủ tục "treo cờ rũ". Nhưng họ đã không làm vậy. Bởi vì bản chất "quốc tế" (tức tư tưởng vọng ngoại) đã gắn liền với thịt xương và tư tưởng của họ. Họ coi "những ông râu xồm" này như cha, như ông nội, ông ngoại của họ.
Vấn đề đặt ra hiện nay, qua các đợt lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, nhứt là các vụ "xả lũ" của các con đập ở thượng nguồn các dòng sông, đã lấy đi mất hơn 250 nhân mạng cùng với những tổn thất lớn lao nhiều tỉ đô la. Ngày tết sắp đến, tính "biểu tượng" càng lớn lao. Ở các nước (hơi văn minh một chút), trước những mất mát to lớn và đau thương này, chắc chắn lãnh đạo người ta tuyên bố "quốc tang" ít nhứt là một ngày. Dầu vậy ở VN, ngay cả việc cứu hộ cũng không thấy nhà nước tổ chức.
Câu hỏi đặt ra, nhà nước không làm "quốc tang" thì người dân có nên làm "quốc tang" cho nạn nhân lũ lụt hay không?
Theo tôi là nên. Vấn đề là làm thế nào để thể thức được diễn ra trong tôn nghiêm, thống nhứt, có sự tham gia của đông đảo dân chúng.
Theo tôi, mọi người nên vận động các vị lãnh đạo tinh thần để thống nhứt ngày giờ làm "quốc tang" để buổi lễ diễn ra được phần long trọng. Mọi người cũng nên treo cờ rũ (và biểu ngữ trước nhà).
Đảng CSVN tổ chức "quốc tang" cho Fidel Castro được thì dân mình tổ chức "quốc tang" cho đồng bào của mình cũng được chớ sao không ?
Ai chống đối mới là "có vấn đề".
22-12
Hôm trước ( ngày 25-11) tôi có viết một "tút" ngắn, bị nhiều người phản đối. Nguyên văn như sau:
"Theo tôi, những nhà tranh đấu chân chính "vì một nước VN tốt đẹp hơn", nên thận trọng với facebook. Nó tương tự như cái bẫy chuột. Không nên đi quá xa. Hãy nhượng sân cho những con chim chích chòe hay khoe lông vũ."
"Bởi vì facebook là một phương tiên giúp cho an ninh mạng kiểm soát biết "ai là ai".
"Nhờ facebook CA dễ dàng nhận ra ai là "đồng chí" ai là "kẻ thù". Từ vụ ông Lập, ông Thọ bị bắt hồi hai năm trước, cho tới những người mới bị bắt sau này, đều đến từ việc lên facebook "xả xú báp".
"Các xứ giẫy chết, mở miệng là "quyền tự do ngôn luận". Còn VN, ngay cả lên facebook "tâm sự" cũng có thể bị công an mạng ghi tên."
"Theo tôi, VN có thể sẽ không bao giờ thông qua các bộ luật về hội, hay các bộ luật khác liên quan đến nhân quyền. Họ chỉ thông qua khi có đòi hỏi. Bây giờ TPP xa vời, VN không cần thiết đáp ứng các yêu cầu của Mỹ. Mà ở VN hầu như không còn mấy ai, cũng không có lực lượng nào có đủ uy tín và thực lực lên tiếng đòi."
Những điều tôi viết, chỉ chưa được một tháng, đã ứng nghiệm cho nhiều trường hợp mới xảy ra trong nước.
Ông Trump đắc cử tổng thống là việc ngoài sự tiên liệu của hầu hết các chuyên gia về thời cuộc. Ông này chủ trương Mỹ rút khỏi TPP.
Hệ quả là không có Mỹ thì VN sẽ không thông qua TPP. Không phải vì TPP không còn hiệu lực, mà vì CSVN cảm thấy "lợi bất cập hại". Bởi vì, khi thông qua TPP thì VN phải chấp nhận một số nhượng bộ về chính trị và nhân quyền, trong khi lợi ích về kinh tế, không có Mỹ, không còn bao nhiêu.
Hình như không mấy ai người VN nhận thức được sự cần thiết của TPP, mặc dầu nó có hiệu lực như là "chiếc áo giáp", bảo vệ những người tranh đấu. Không thấy một người nào lên tiếng úng hộ VN thông qua TPP. Trong khi báo chí, chuyên gia... tán hưu tán vượn rằng không có Mỹ thì TPP không còn hiệu lực.
Lãnh đạo là phải biết "nhìn xa". Những nhà tranh đấu (đối lập) còn phải biết "nhìn xa" hơn cả lãnh đạo.
Phải nói là không vui chút nào vì những gì mình tiên đoán lại ứng nghiệm, trong trường hợp này.
Từ nay trở đi, đối diện với các khủng hoảng ngày càng gay gắt về kinh tế, về tranh chấp nội bộ, về sức ép địa chiến lược... CSVN sẽ ra tay đàn áp những người chống đối một cách mạnh bạo hơn. Trên thế giới sẽ không có tiếng nói nào (hữu hiệu) lên tiếng bênh vực nữa. Phe tranh đấu sẽ phải tranh đấu một mình.
Vì vậy, lần nữa (ai chửi tôi nghe), những nhà tranh đấu chân chính nên "nhượng sân cho những con chim chích chòe hay khoe lông vũ." Làm điều gì cũng phải nghĩ tới ngày mai. Vô tù không phải là giải pháp tốt nhứt.
25-12
Cuối cùng thì ông Vũ Huy Hoàng đã bị "quốc hội phê phán nghiêm khắc". Chuyện xảy ra như một "trò hề" cuối năm, mục đích xả "trét" cho đồng bào. Không biết từ khi nào quốc hội có nhiệm vụ (ruồi bu) là "phê phán" một cán bộ, viên chức nhà nước?
Đọc Hiến pháp 2013 hay Luật về tổ chức QH, không hề thấy qui định về thẩm quyền "phê phán" (một cá nhân nào đó) của Quốc hội. Hiến pháp qui định QH là "cơ quan (lập pháp) quyền lực cao nhứt quốc gia", nhưng việc "phê phán cá nhân", cho dầu là một viên chức nhà nước (hành pháp), thì không phải là phận sự của quốc hội, (cũng không phải của chủ tịch nước hay thủ tướng, và cũng không phải của đại biểu QH). Thẩm quyền "chất vấn" thuộc đại biểu QH và quan chức nhà nước phải có nhiệm vụ "giải trình" vấn đề trước QH. Ông Vũ Huy Hoàng, bộ trưởng kiêm đại biểu QH đã mãn nhiệm kỳ (2010-2016). QH "phê phán" ông này về các việc ông này làm trong nhiệm kỳ hay với tư cách cá nhân của ông này ?
Trong một nhà nước bình thường, tam quyền được phân lập và pháp luật được tôn trọng, không thể hiện hữu việc QH "phê phán" cá nhân này hay cá nhân kia. Đơn giản vì đó không thuộc "thẩm quyền" của cơ quan lập pháp.
Nếu ông Vũ Huy Hoàng trong nhiệm kỳ (của ông này) nếu có làm điều gì "phạm luật", thì viêc "điều tra" sau đó "kết án" (ông này) là nhiệm vụ của "tư pháp".
Vụ ông Vũ Huy Hoàng bị "QH phê phán nghiêm khắc" dĩ nhiên là hệ quả của việc "nhốt quyền lực vào trong lồng qui chế lập pháp", như ý kiến của Trọng lú biểu lộ ngày 17-10 trước cử tri quận Hoàn Kiếm:
“Trung ương đưa ra 4 nhóm giải pháp, trong đó có giải pháp rất quan trọng, đó là có cơ chế kiểm soát quyền lực. Như lần tiếp xúc trước đây tôi đã nói là nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế lập pháp”
Ý nghĩa của "pháp quyền xã hội chủ nghĩa" vì vậy càng thêm rối rắm.
HP trước đây qui định "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp."
Tức quyền lực nhà nước (hành pháp, lập pháp, tư pháp) là "thống nhứt" (trong tay đảng) chớ không có "phân lập" theo qui định của pháp luật (như ở các quốc gia pháp trị đang giẫy chết).
Thì bây giờ, ông Trọng lú lấy quyền lực (của đảng), thực ra là ý chí của cá nhân, ban bố cho "cái lồn(g) lập pháp" của bà Ngân đù cái "quyền hạn" là "nhốt quyền lực".
Cái "lồn(g) lập pháp" của bà Ngân đù có lớn bao nhiêu cũng không thể "nhốt quyền lực".
Quyền lực là gì?
Quyền lực (power – pouvoir) trong một quốc gia hiện đại luôn được hiểu là "quyền lực chính trị".
Xã hội con người thời bán khai, hay trong xã hội loài thú, "quyền lực" là "sức mạnh" thuần túy, kẻ mạnh trấn áp kẻ yếu theo kiểu mạnh được yếu thua.
Quốc gia hiện đại quan niệm rằng "quyền lực chủ tể" (chủ quyền) quốc gia thuộc về nhân dân. Vấn đề "nhân dân" là một "tập thể không đồng nhứt", thì làm sao có thể sử dụng "quyền lực" của mình ?
Vì vậy quốc gia hiện đại được xây dựng trên một số lý thuyết (ý thức hệ) nền tảng, thể hiện cụ thể qua một số các bộ luật làm nền. Các bộ luật nền tảng này là "cẩm nang", chỉ dẫn cách thức quan hệ giữa con người trong xã hội, cũng như việc phân bổ quyền lực của quốc gia. Tức là mọi người trong quốc gia đều phải phục tùng luật lệ.
"Quyền lực chính trị" vì vậy được hiểu là "thẩm quyền" áp đặt những nguyên tắc luật lệ mà mọi người trong xã hội (thuộc một vùng lãnh thổ nhứt định) phải tuân thủ.
Vì vậy không thể "nhốt quyền lực" vào bất kỳ nơi nào, kể cả cái "lồn(g) lập pháp" của bà Ngân, cho dầu "nó" rất "rộng lớn". Bởi vì "quyền lực" này thể hiện "ý chí của toàn dân".
Thực tế cho thấy, ở các nước pháp trị đang giẫy chết, người ta không "nhốt" quyền lực vào đâu hết. Người ta chỉ "luật hóa" việc "thể hiện quyền lực". Bất kỳ sự thể hiện "quyền lực" nào, nếu không thông qua sự ủy nhiệm của người dân, "quyền lực" này không chính danh. Đơn giản là là nó "phạm luật".
Ông Trọng quan niệm quyền lực theo nghĩa thuần túy, mạnh được yếu thua. Đảng nắm quyền lực quốc gia. Đảng viên là kẻ "có quyền lực" tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm, không ai ngăn cản được.
"Quyền lực" ở các quốc gia "bình thường", là "quyền lực hiến định". Tức là "người lãnh đạo thể hiện quyền lực của mình theo qui định của luật pháp".
"Quyền lực" ở VN hiện nay đã trở về thời bán khai. Kẻ có "quyền lực" là kẻ vừa có tiền vừa có quyền. Có quyền lực là có thể làm mọi chuyện họ muốn.
"Quyền lực" của đảng đã biến thái, từ sức mạnh của "họng súng", của "nhân dân vô sản", trở thành sức mạnh của "vây cánh", từ "mãnh lực đồng tiền".
Tức là ai có phe cánh trong đảng nhiều thì kẻ đó nắm "quyền lực". Đó là "dân chủ tập trung" mà thực ra là "chúng khẩu đồng từ"".
Làm sao có thể lấy một cái hư hỏng để "nhốt" một cái cũng hư hỏng tương đương ?
Vụ "phê phán nghiêm khác" ông Vũ Huy Hoàng cho thấy y kiến "nhốt quyền lực" của ông Trọng là "vô tưởng", là việc "đánh bùn sang ao". Nó không nhằm giải quyết vấn đề mà chỉ chuyển vấn đề sang một địa bàn khác (ở đây là cái lồn(g) lập pháp).
26-12
Hồi sáng có đọc một số bình phẩm của các facebookers về vụ ông Trần Đại Quang đi thăm nhà thờ Đức bà ở Sài Gòn.
Có người phê bình rằng phía "nhà thờ" đã sai, vì đã "kê ghế" cho ông Quang ngồi chểm chệ ở bàn trên. Còn "giáo chúng" thì ngồi khúm núm ở dưới mấy hàng ghế phía dưới để nghe "huấn dụ" của chủ tịch nước.
Mà thật vậy, nếu có coi mấy tấm hình thì phải thấy là rất "xốn mắt". Thái độ của ông Trần Đại Quang ngồi chểm chệ bên trên, trong khi "giáo chúng" xúm xít bên dưới. Chuyện xảy ra trong "nhà thờ", thiệt tình chốn tôn nghiêm không còn ra cái thể thống gì.
Tôi thì cho rằng những người phê bình như vậy là vội vã lắm. Nếu chịu khó quan sát một chút thì "thấy vậy mà không phải vậy".
Phe "giáo chúng" họ thâm thúy ghê lắm. Mắt phàm lào sao nhìn thấy được! Kê ghế cao để ông Quang ngồi là họ có dụng ý hết cả.
Có lẽ lần đầu tiên trong đời một cán bộ cao cấp cộng sản, tầm cỡ chủ tịch nước, ngồi "làm việc" trong nước mà không ở dưới tượng ông Hồ, cờ đỏ, hay hình của ông Hồ (hay ông Mác).
Và có lẽ cũng là lần đầu tiên trong lịch sử dảng CSVN, một vị chủ tịch nước, chịu phép ngồi dưới những tấm hình của các vị đại diện Thiên chúa giáo. Nhứt là những vị đã từng là "thánh tử đạo", là nạn nhân của cộng sản.
Nếu tôi không lầm thì những tấm hình trên đầu Trần Đại Quang, bên tay phải (của ông Quang) là Đức Tổng Giám Mục giáo phận Sài Gòn Phaolo Bùi Văn Đọc, bên tay trái ông ấy là Đức cha phụ tá Giuse Đỗ Mạnh Hùng, giữa là Đức giáo hoàng Phanxicô (dữ kiện này do bạn đọc sữa lại, trân trọng cám ơn).
Thì "đồ tể bỏ dao xuống là thành Phật", huống chi ông Trần Đại Quang, xuất thân từ công an. Tôi cũng nghĩ rằng đây chỉ mới là bước đầu. Hành vi của ông Quang có thể xem là một bước tới cho sự hòa giải quốc gia.
Tôi nghĩ mọi người nên ngưng chỉ trích nhà thờ, hay chỉ trích ông Quang. Ngược lại, phải tán thưởng hành vi này. Ta cũng cần khuyến khích ông Trọng lú, ngày đầu năm vô nhà thờ Hà Nội để làm lễ xưng tội.
Làm vậy, mấy ông này nếu không thành "thánh" thì cũng thành "Phật".