lundi 30 septembre 2013

Núi Khấu Mai (Khấu Mai Sơn, Khấu Mai Ðỉnh hay Khấu Mai Lĩnh), tấm số 27.


Theo dõi quá trình cắm mốc biên giới, người viết ghi nhận rằng cột mốc có tầm quan trọng hàng đầu đối với quân đội Pháp (sau năm 1892, vấn đề cắm mốc do quân đội phụ trách), là cột mốc cắm tại núi Khấu Mai (Pháp viết là Cao-May hay Khao-moué). Núi này ở phía nam Thủy Khẩu, biên giới giữa Long Châu thuộc TQ và Cao Bằng thuộc VN. Đây là ngọn núi có tầm chiến lược quan trọng (vào thời đó), vì nó kiểm soát con đường dọc biên giới, có nguồn nước, có thể đặt công sự để kiểm soát toàn vùng Long Châu.

Đỉnh ngọn núi này thuộc về VN do việc người Pháp trao đổi toàn bộ tổng Đèo Lương (Đèo Luông) cho Trung Quốc, cộng thêm điều kiện không được đặt công sự quá 25 người trên núi.

Khu vực này được giải quyết năm 1893. Có đến 3 cột mốc được cắm chung quanh núi Khấu Mai : Cột số 14 cắm dưới chân núi, phía đông. Cột 15 cắm trên sườn núi, phía đông. Cột 16 cắm dưới chân núi, phía tây-bắc. Như thế phía Trung Quốc được hưởng một góc nhỏ của trái núi này, theo như bản đồ dưới đây.

Tuy vậy, phía TQ không hài lòng vì tất cả các cuộc chuyển quân của họ đóng tại Long Châu và vùng chung quanh đều lọt vào mắt của công sự Pháp đặt trên núi. Vì vậy họ tìm cách dời cột mốc lên cao hơn.

Do việc lấn đất này, năm 1936, nhà cầm quyền Pháp đã phải làm áp lực với phía TQ để cắm mốc lại.

Ngoài việc đem các cột mốc về vị trí cũ, cột mốc số 14 bis được cắm thêm, theo biên bản ngày 2-3-1936. Theo đó cột 14 bis cách cột 14 là 580m về phía tây-nam, theo hướng đông đông-nam so với cột 15.

Nhưng vấn đề cột mốc số 14 cắm ở sườn núi Khấu Mai vẫn chưa chấm dứt. Theo tin từ các tài liệu của nhóm Lê Đức Anh tố cáo Lê Khả Phiêu bán đất nhượng biển cho TQ. Ta thấy Giang Trạch Dân yêu cầu đưa mốc số 14 lên đỉnh núi, với lý do ngày trước công nhân không đưa cột mốc lên đến đỉnh mà bỏ lại ở sườn núi.

Trong hồ sơ cắm mốc 1887-1897, cột mốc cắm trên sườn núi tại Khấu Mai là trường hợp duy nhất. Tất cả các cột mốc khác đều được cắm trên đỉnh núi.

Điều cũng cần ghi nhận, nếu Pháp nhượng núi này cho TQ, VN không bị mất tổng Đèo Lương (diện tích khoảng 300km²) mà sẽ không có vụ tranh chấp thác Bản Giốc. Vị trí tổng Đèo Lương, trên bản đồ, là phần lõm về phía đông-bắc Cao Bằng, bao gồm thác Bản Giốc với một đoạn dài sông Qui Xuân (Qui Thuận.)

So sánh hai mảnh bản đồ, một mảnh từ tấm 27 của bộ bản đồ theo HUBG 1999, một mảnh từ bản đồ biên giới do Sở Địa dư Đông dương ấn hành. Ta thấy cột mốc biên giới mới được cắm trên núi Khấu Mai. Tương tự với các cột mốc chung quanh.

Khau Mai 2

Hình trên : góc bản đồ SGI. Biên giới 1887 là đường đỏ, biên giới 1999 đường màu hồng.

Khau Mai

Hình trên : góc tấm bản đồ số 27. Biên giới 1887 đường đỏ ; biên giới 1999 đường hồng.

Mất đất vùng này ước lượng vài cây số vuông. Con số thì nhỏ nhưng tầm quan trọng chiến lược cực kỳ lớn. Giang Trạch Dân, chủ tịch nước kiêm TBT đảng CSTQ, đích thân can thiệp cho mọi người thấy tầm quan trọng của ngọn núi này.

samedi 28 septembre 2013

Khảo sát sơ lược bộ bản đồ biên giới Việt-Trung (từ cửa sông Bắc Luân đến Nam Quan)


Bản đồ sẽ nói lên nhiều thông tin hữu ích nếu người xem biết đọc nó. Việc so sánh bản đồ cũng vậy, nó cũng nói lên được nhiều điều. Nhưng kết quả còn tùy thuộc vào kiến thức và mục đích chính trị của người thực hiện.

Bộ bản đồ biên giới Việt-Trung, nhiều người quan tâm đến tình hình đất nước mong mõi từ bấy lâu nay, tình cờ được tiết lộ qua một nguồn tin không chính thức. Một số chi tiết kỹ thuật quan sát được như sau :

Bộ bản đồ bao gồm 35 tấm, tấm số 1 vẽ khu vực biên giới Việt-Trung-Lào, với cột mốc số 1 cắm trên ngọn Khoan La San là giao điểm của ba đường biên giới. Tấm cuối cùng số 35 vẽ khu vực biên giới thuộc cửa sông Bắc Luân, mốc chót mang số 1378 cắm trên bãi Dậu Gót. Tức vẽ theo số thứ tự của cột mốc từ tây sang đông. Bộ bản đồ này được vẽ theo hệ thống tọa độ WGS 84 (World Geodetic System 1984), theo phép chiếu Gauss-Kruger, lấy kinh tuyến trung tâm 105° và múi chiếu 6°, có tỉ lệ 1/50.000. Trên mỗi bản đồ chia theo từng múi kinh tuyến và vĩ tuyến biên độ 1’. Kích thước một ô trên bản đồ, chiều ngang 1717m, dọc 1851m.

Như vậy bộ bản đồ này đúng theo tiêu chuẩn của quốc tế về đường biên giới. Tuy vậy, không biết do vô tình hay hữu ý, phẩm chất của các bản chụp rất tệ hại, các chi tiết trên bản đồ lem nhem, không rõ rệt. Thậm chí số các cột mốc còn không đọc được, các địa danh cũng vậy. Đọc và hiểu nó đã khó, so sánh nó với các bản đồ khác là cả một vấn đề !

Việc so sánh bản đồ là một vấn đề thuộc về kỹ thuật. Phép so sánh theo lối « chồng bản đồ” là việc thường thấy. Tuy nhiên việc so sánh này chỉ có thể đem lại kết quả chính xác nếu hai bản đồ có cùng tỉ lệ, cùng vẽ trên một hệ thống tọa độ, cùng một phép chiếu và cùng múi chiếu. Hiện nay, với các bộ bản đồ được số hóa, người ta có thể so sánh một cách dễ dàng hai bộ bản đồ, bằng phương pháp toán học để biết kết quả, với các nhu liệu thích hợp.

Bộ bản đồ biên giới Việt-Trung vừa công bố có hệ thống tọa độ đính kèm. Nếu muốn so sánh nó với một bộ bản đồ khác để xem kết quả được mất như thế nào, ta có hai phương pháp : 1/ so sánh với một tập hợp tọa độ của đường biên giới cho sẵn, 2/ so sánh với một bộ bản đồ làm chuẩn.

Theo tinh thần Hiệp ước Biên giới 1999, đường biên giới vẽ theo công ước Pháp-Thanh 1887-1895 được hai bên Việt-Trung công nhận có giá trị làm chuẩn. Đường biên giới này là đường biên giới đầu tiên của VN có tính « quốc tế », có giá trị công pháp quốc tế. Bộ bản đồ này được Sở Địa Dư Đông Dương ấn hành, gồm một bộ bản đồ 1/100.000 và một số tấm 1/50.000, vào các năm 1928 và các năm thuộc thập niên 40, 50. Công tác trắc địa cho bộ bản đồ này được thực hiện từ năm 1887 đến năm 1897, tức những năm phân định và phân giới, cắm mốc.

Kỹ thuật cắm mốc thời kỳ này còn thô sơ. Vị trí các cột mốc được mô tả theo vị trí tương đối của nó chứ không theo tọa độ như ngày nay. Một số thí dụ, cột mốc được cắm « trên đỉnh ngọn núi », « trên đỉnh đèo », « bên lề con đường, cách cổng biên giới xxx mét », « cắm trên đường từ A đến B », « tại giao điểm hai con đường từ A đến B và từ C đến D » v.v… Một số mốc đo theo cách thức « tam giác đạc », tức cột mốc cách điểm cố định A bao nhiêu mét (hay dưới một góc β) và B bao nhiêu mét…

Các bản đồ được vẽ thời kỳ này, nhiều tấm không để ý độ sai do độ cong của quả đất, do đó thiếu chính xác. Việc này chỉ được sửa chữa lại theo bộ bản đồ 1948. Dầu vậy, chưa có công tác nào, cho đến khi Pháp rút khỏi VN, bộ bản đồ biên giới này được hệ thống hóa theo hệ thống tọa độ.

Như thế, về kỹ thuật, người ta khó có thể so sánh theo lối chồng bản đồ, hay so sánh hệ thống tọa độ với tọa độ một bản đồ khác, thí dụ, bản đồ biên giới 1999.

Người ta chỉ có thể so sánh hai bộ bản đồ này với một kết quả tương đối chấp nhận được, là so sánh cùng lúc bản đồ và văn bản mô tả đường biên giới. Muốn chính xác hơn, phải ra thực địa để kiểm chứng lại.

Một vài kết quả sơ khởi của tác giả công bố sau đây, sau khi khảo sát các tấm bản đồ từ số 35 đến số 29, tức từ đông sang tây. Do hạn chế về thời gian và một số khó khăn về kỹ thuật, có thể tác giả còn sót ở một số điểm trên các tấm bản đồ này.

1/ Các bãi bồi ở cửa sông Bắc Luân : Khảo sát tấm bản đồ số 35.

Theo tài liệu phân định biên giới, khu vực cửa sông Bắc Luân được xác định có độ dài khoảng 14 km, bắt đầu từ thượng lưu bãi Tục Lãm đến điểm đầu của đường phân định Vịnh Bắc Bộ. Trong vùng này có các cồn đất là bãi Tục Lãm, bãi Tài Xẹt và bãi Dậu Gót. Các bãi đất này chỉ mới được đất phù sa sông Bắc Luân bồi đắp sau khi phân định biên giới (1885-1897). Các bãi này chưa được xác định chủ quyền.

Đường biên giới khu vực cửa sông Bắc Luân được xác định vào ngày 31-12-2008. Số phận của các bãi này được xác định như sau :

Bãi Tục Lãm : VN được ¾, Trung Quốc được 1/4 bãi Tục Lãm
Bãi Dậu Gót : VN được 1/3 và TQ được 2/3 bãi.
Bãi Tài Xẹc : hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.

bai tuc lam
Nguồn: báo chí trong nước.

Tuy nhiên, nếu xét lại các nguyên tắc phân chia các cồn, bãi bồi, cù lao… mới thành hình trên sông, hay trên biển của công ước 1887, ta thấy các bãi này thuộc về Việt Nam.

Thật vậy, nội dung công ước qui định, đường biên giới trên sông luôn là dòng chảy chính tàu bè qua lại, hoặc là dòng chảy sâu nhất. Nếu mưa lũ làm đổi dòng, thì cứ theo nguyên tắc này mà áp dụng. Các cồn, bãi… trên sông, ở về phía bên nào thì thuộc về bên đó. Các cù lao trên biển, thì đường kinh tuyến đi qua điểm cực đông đảo Trà Cổ làm tiêu chuẩn. Các cù lao, đảo ở phía đông đường này thuộc Trung Quốc, phía tây thuộc VN.

Cả hai trường hợp, các bãi bồi nói trên, qui định trên sông hay thuộc về biển, chúng cũng thuộc về VN.

Nhìn bản đồ vệ tinh ta thấy đường nước sâu nhất là đường nước màu xanh đậm, là đường tàu bè qua lại, tức là đường biên giới. Các bãi Tục Lãm, Tài Xẹc và bãi Dậu Gót đều ở phía hữu ngạn của dòng chảy sâu nhất (là đường biên giới), tức ở về phía VN. Các bãi này cũng nằm về phía tây đường kinh tuyến đi qua đông điểm đảo Trà Cổ.

2/ Khu vực Trình Tường (văn bản phân giới 1887 gọi là Trịnh Tường) :

Quan sát bản đồ VN vừa công bố, tấm số 32.

Làng Trình Tường không còn tên trên bản đồ. Hình dưới đây là một góc của tấm bản đồ số 32. Đường đỏ là đường biên giới cũ (1887). Đường hồng là đường biên giới mới (1999).

Trình tường 2

Quan sát mảnh bản đồ dưới đây, cắt ra từ bản đồ phân giới của Pháp-Thanh :

Trình tường

Đường biên giới cũ là đường đỏ (1887), biên giới mới là đường hồng (1999).

So sánh hai bản đồ, khu vực đất gạch chéo là đất của VN mất cho Trung Quốc.

Phần văn từ pháp lý : Biên bản phân giới ngày 11-3-1893, đoạn 3, biên giới khu vực liên quan được mô tả :

Đường trung tuyến của sông Đông Mô 洞謨 (Toung Mou), tức sông Tiên Yên, là đường biên giới cho tới phía bắc làng Đông Mô.

Những làng Bồ Nam 蒲楠 (Bou Nam), Khôn Văn 坤文 (Kw’an Ouen), Động Trung 峝中 (Toung Tchoung) thuộc về Trung Hoa ; những làng Na Bô 那簿 (Na Pou), Dinh Kiều 營叫 (Yng Kiao), Bản Sầm 本岑 (Penn Chin), Đông Phê 洞批 (Toung Pi) và Đông Mô 洞謨 (Toung Mou) thuộc về Việt Nam.

Đường biên giới sau đó là sông Na Sa 那沙 (Na-Cha), phụ lưu hữu ngạn sông Tiên Yên, chảy qua phía Đông làng Na Sa và phía Tây làng Đông Xã 洞舍 (Toung-Sié).

Na Sa thuộc về Việt Nam và Đông Xã thuộc về Trung Hoa.

Đường biên giới, cũng là phụ lưu nói trên, sau đó đi đến giao điểm của sông này với con suối mà nguồn của nó cách Trịnh Tường 呈祥 (Tcheng Siang) 500 m ; đường biên giới theo dòng suối này từ giao điểm này cho tới nguồn của nó. Tại đây đường biên giới theo đường thẳng cho tới Bắc Cương Ải 北崗, đi ngang qua các đỉnh 675, 812 và 746 về phía Tây Bắc Trịnh Tường.

Làng Trịnh Tường thuộc về Việt Nam ; các làng Vệ Tàm 衞慙 ( Shu-Tan) và Kiểu Tào 矯曹(Kiao Tsao) thì thuộc về Trung Hoa.


Kết luận :

Toàn bộ khu vực giữa hai nhánh sông (sông Na Sa và suối Trịnh Tường), cũng như làng Trịnh Tường thuộc về Việt Nam nay đã thuộc về Trung Quốc. Ngả ba sông, cột mốc 32 cũ vẫn còn đúng vị trí, tương ứng mốc mới 1312. Từ ngả ba sông này, đường biên giới lý ra phải theo nhánh đông-bắc, nay theo nhánh tây-bắc.

Diện tích đất bị mất khoảng 1’ vuông trên bản đồ. Tạm xem là ô vuông, diện tích bị mất là khoảng 3km².

Điều đáng ghi nhận, đây là lần đầu tiên VN mất trọn một làng cùng với dân số trong làng. Trong dịp phân định, phân giới và cắm mốc biên giới 1887-1897, một số làng thuộc VN cũng bị mất cho TQ với trường hợp tương tự. Do căm thù người Pháp, một số dân làng ở khu vực Hoành Mô (Hải Ninh) không nhìn nhận mình là VN (thực ra là dân Nùng, có cùng nguồn gốc với người Choang bên TQ), do đó những vùng đất này thuộc TQ. Điều này cho thấy, với lối đối xử bạo ngược, mất lòng dân của người cầm quyền, trong khi phía láng giềng giàu mạnh hơn, ưu ái hơn, những người này sẵn sàng bỏ quốc tịch VN để nhập tịch TQ. Đây cũng là một đe dọa, không chỉ vùng biên giới phía bắc, mà còn vùng biên giới tây nam, vùng cao nguyên v.v… nếu lãnh đạo VN vẫn lấy sức mạnh là đường lối cai trị, không có các chính sách hòa giải và khoan dung, việc tương tự như mất đất Trình Tường sẽ còn xảy ra.

Về một số chi tiết kỹ thuật trong bài của hai “học giả” quĩ Nghiên Cứu Biển Đông.


Về phép chiếu Gauss-Krüger :

Tôi có viết trong bài trước về phép chiếu Gauss-Krüger :

“Phép chiếu này giống như phép chiếu thẳng, chỉ khác nhau, thay vì mặt hình trụ tiếp tuyến với đường xích đạo, thì lại tiếp tuyến với một đường vĩ tuyến chọn trước (VN chọn đường 6° thì phải)”. (Thực ra là vĩ tuyến 23°, tại múi chiếu 105°). Hình dưới đây là múi chiếu 11°, theo phép chiếu UTM :



- Về từ ngữ : tiếp xúc – tĩnh từ (tangent) hay tiếp tuyến – danh từ (tangente) ? Tôi nhìn nhận trong trường hợp này sử dụng từ “tiếp xúc” thì chính xác hơn. Tuy nhiên, cách sử dụng từ ngữ ở đây không làm thay đổi bản chất của vấn đề.

- Phép chiếu Gauss-Kruger : tác giả Phan Văn Song đã lầm lẫn giữa hai phép chiếu UTM, như đã dẫn link, với phép chiếu Gauss-Krüger. Tác giả cũng lầm lẫn phép chiếu Gauss-Kruger với phép chiếu nón (conique). Tác giả có vẻ ngạc nhiên khi tôi viết hình trụ thay vì “tiếp xúc” với đường xích đạo thì lại tiếp xúc với một đường vĩ tuyến chọn trước. Tấm hình dưới đây (nguồn American Oxford Atlas, Oxford, 1951) cho ta thấy phép chiếu không nhất thiết hình trụ phải luôn luôn tiếp xúc với đường xích đạo, mà nó có thể tiếp xúc với một đường vĩ tuyến hay một đường nghiêng (oblique) bất kỳ.

Hình 12



Hình dưới đây cho thấy sự liên quan giữa hình trụ chiếu được với các vị trí tương đối của vĩ tuyến. Hình 1 tương ứng với phép chiếu Gauss-Krüger.




- Về trục chiếu: Trở lại phép chiếu thẳng, đường xích đạo (hình tròn), là vòng cung tiếp tuyến với hình trụ. Khi chiếu trên mặt phẳng thì đường này là đường thẳng. Ta gọi nó là trục chiếu. Nếu phép chiếu này lấy đường vĩ tuyến 22°30’ làm đường tiếp tuyến với mặt hình trụ, khi chiếu ra mặt phẳng, đường vĩ tuyến 22°30’ là đường thẳng. Tất cả các vĩ tuyến còn lại, kể cả đường xích đạo, đều là đường cong. Việc trục chiếu không phải là đường xích đạo mà là một vĩ tuyến bất kỳ, phép chiếu này gọi là phép chiếu Gauss-Krüger.

- Bộ bản đồ biên giới Việt-Trung đã chọn phương pháp chiếu Gauss-Krüger nhưng không xác định vĩ tuyến chiếu. Thật ra đây là một sơ suất của tôi, nếu tôi chịu khó nhìn chăm chú hơn trên bản đồ thì sẽ biết trục chiếu là ở đâu. Các bản đồ công bố chỉ vẽ chung quanh đường biên giới, bề rộng hai bên không quá 50km. Như vậy vĩ tuyến chiếu của bản đồ ở khoảng các vĩ tuyến 22° hoặc 23°. Phép vẽ của tôi như vậy là đúng với nguyên tắc của phép vẽ bản đồ của VN và TQ.


Về sai số trên bản đồ: tác giả Dương Danh Huy dẫn ý kiến Ông Phạm Quang Tuấn, viết rằng :

“Việt Nam nằm gần xích đạo, và biên giới Việt-Trung chỉ nằm trong phạm vi 2 độ vĩ độ, cho nên sự thay đổi tỷ lệ theo vĩ độ là rất nhỏ. Theo tính toán của ông Phạm Quang Tuấn thì trong phạm vi đó sự thay đổi của tỷ lệ theo vĩ độ chỉ là 1.3% là tối đa. Đối với những điểm gần nhau (tức là cách nhau dưới 2 độ vĩ độ) thì sự thay đổi tỷ lệ còn nhỏ hơn 1.3% nhiều.”
“(Trương Nhân Tuấn, vì đã không hiểu về bản đồ Mercator và còn làm toán sai. Bản đồ của Mercator của chúng tôi là vùng biên giới VN-TQ thôi, đâu có dài xuống tới Indonesia, mà Trương Nhân Tuấn lại đi so sánh tỷ lệ ở xích đạo với tỷ lệ ở vĩ độ 22 Bắc để kết luận là có sai số 20-25%).”

Hình như hai ông Dương Danh Huy và Phạm Quang Tuấn không biết vị trí của biên giới Việt-Trung ở đâu trên bản đồ.

Theo các dữ kiện tin tưởng được, sai số của phép chiếu thẳng, ở khoảng 20°-45°, là từ 15 đến 25% diện tích.

Bây giờ ta thử kiểm chứng.

Như đã tính trong bài vừa rồi, phép chiếu thẳng đã làm cho bản đồ VN nở ra, theo bề rộng, tại khu vực 22°30’, là khoảng 47,7km. Hình thể địa lý nước VN trải dài từ vĩ tuyến 8°27 đến 23°23. Tức trải dài một cung có biên độ khoảng 15°, tương ứng 1.666km. Để đơn giản tính toán, ta lấy độ “nở ngang” trung bình từ nam chí bắc là 20km. Vậy phép chiếu thẳng làm cho diện tích VN nở ra bề ngang, tính gọn 32.000km. Tức khoảng 10% diện tích.

Nếu tính thêm sai số do độ kéo dài (cách chiếu mercator thẳng thường kéo dài kinh tuyến ở vùng trên 25° để bản đồ được cân đối với việc sai số do bề ngang), ta có thể cộng thêm khoảng 10 đến 15% diện tích.

Bản đồ của các học giả vẽ 10 ô chiều dọc tương ứng 11 ô chiều ngang. Việc này cho thấy phương pháp vẽ của các tác giả không theo một tiêu chuẩn nào. Nó làm cho VN “lùn bớt” 10%. Nhưng cũng làm cho VN nở ra thêm, ngoài hệ quả géodésie đã tính ở trên, cộng thêm 10% (66km) độ nở dài do việc thay đổi tỉ lệ các trục. Tức là bề ngang, VN sẽ nở ra tới 113km.

Vấn đề ở đây, những sai lầm về chính tả của tôi, hay việc cho rằng, trong dấu ngoặc kép : (VN chọn đường 6° thì phải) không làm thay đổi nội dung điều đang bàn luận. Vấn đề bàn luận, là cách vẽ bản đồ và cách so sánh bản đồ của các học giả quĩ NCBD.








jeudi 26 septembre 2013

Thư gởi BBT Bô-Xít

Kính gởi quí vị BBT Bô Xít,

Cách đây vài hôm tôi có viết một lá thư mở gởi đến quí vị (cùng với BBT Dân Luận), mục đích yêu cầu gỡ « công trình » vẽ bản đồ của các tác giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông xuống khỏi trang web Bô Xít. Hôm nay tôi viết thêm thư này để giải thích lý do vì sao.

Vẽ bản đồ là một vấn đề kỹ thuật, tôi đưa vào một số dữ kiện và cố gắng giải thích, hy vọng vấn đề sẽ rõ ràng hơn.
1/ Một thí dụ về hệ quả hình cầu (géodésique) lên các bản đồ vẽ trên mặt phẳng.

Hai mảnh bản đồ dưới đây thuộc bộ bản đồ Đông Dương, tỉ lệ 1/250.000, vẽ theo hệ thống géodésique. Hai bản đồ này chỉ có giá trị thông tin, nhằm so sánh độ dài hai đoạn biên giới trên hai vĩ tuyến khác nhau, có cùng một cung 15’, cùng trên một đường kinh tuyến.

Bản đồ 1 : góc bản đồ ở vĩ độ 20°, kinh tuyến 107°

20-107

Bản đồ 2 góc bản đồ ở vĩ độ 10°, kinh tuyến 107°.

10-107

Hình 3 so sánh hai cung 15’ trên hai bản đồ. Ta thấy độ dài cung ở vĩ tuyến 10° dài hơn cung ở vĩ tuyến 20°. Độ dài khoảng trên 1’.

107-20 107-10

Điều này cho thấy các đường kinh tuyến không phải là đường thẳng, ngoại trừ đường kinh tuyến được chọn làm trục chính. Các đường vĩ tuyến cũng không phải là đường thẳng. Các cung trên các vĩ tuyến khác nhau có độ góc bằng nhau nhưng chiều dài cung (arc) không bằng nhau. Cách vẽ này nhằm giảm bớt sai số géodésie đem lại do cách vẽ chiếu thẳng (Mercator direct).

Trên các bản đồ này, theo các tính chất nhận được, đã sử dụng phép chiếu Gauss-Krüger, tương tự phép chiếu của bộ bản đồ VN hiện nay. Đặc điểm của phép chiếu này là các phương hướng (đông-tây-nam-bắc) thì không chính xác. Phép chiếu này giống như phép chiếu thẳng, chỉ khác nhau, thay vì mặt hình trụ tiếp tuyến với đường xích đạo, thì lại tiếp tuyến với một đường vĩ tuyến chọn trước (VN chọn đường 6° thì phải).

2/ Sai số géodésie của đường biên giới Việt-Trung giữa phép chiếu thẳng và phép chiếu UTM.

Ở đây dùng phép chiếu Gauss-Krüger, lấy vĩ tuyến 22°30’ làm trục chiếu, mục đích để nhấn mạnh độ sai số géodésie của phép chiếu thẳng.

Đường biên giới Việt-Trung, cột mốc số 1 có tọa độ (22°25’48’’ – 102°09’33’’)

Cột mốc cuối có tọa độ (21°28’12’’ – 108°06’04’’)

Cột mốc ở vĩ độ cao nhất là cột số 428 (23°22’47’’ – 105°18’23’’).

Tác giả đã giản lược bớt các số lẻ.

Như vậy đường biên giới Việt-Trung trải từ kinh tuyến 102°09’33’’ đến kinh tuyến 108°06’04’’. Tức có biên độ 5°56’31’’, hoặc tính chẵn 357’.

Nếu đường biên giới này ở vĩ tuyến 0°, chiều dài của nó là : 357’ x 1,851km, tức khoảng 660km.

Trong phép chiếu thẳng, 1’ ở bất kỳ vĩ tuyến nào cũng dài như nhau : 1851m.

Chiều rộng đường biên giới Việt-Trung vẽ theo phép chiếu thẳng (mercator direct) vì vậy là 660km.

Nếu lấy vĩ tuyến trung bình đường biên giới Việt-Trung là 22°30’ (trục chiếu), chiều dài 1’ ở vĩ tuyến này tương ứng 1717m.

Bề rộng thật của đường biên giới Việt-Trung như thế là 611km.

Sai số giữa hai cách chiếu là 47,7km.

3/ Xét bản đồ dưới đây của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông :

Hình 1

Bản đồ này vẽ theo cách vẽ trực tiếp tọa độ các mốc giới (đã được lấy theo một hệ thống géodésie) lên một hệ thống trục thẳng. Vì thế đường biên giới có bề rộng là 660km.

Bản đồ của CIA, vì lấy từ các bản đồ của Sở Địa dư Đông dương (SGI của Pháp), dĩ nhiên vẽ theo hệ thống tọa độ géodésique, phép chiếu UTM, (tương tự như các bản đồ Đông Dương ở trên), có bề rộng ước chừng 610km.

Hai bản đồ chồng lên vừa khít với nhau. Sai số 47,7km đã đi đâu ? Chiều dài này tương ứng một cung có biên độ khoảng 27’’, tức khoảng 5 hoặc 6 ô vuông trên bản đồ của các học giả. Đây là khoảng cách rất lớn để mà “không thấy” trên bản đồ.

Các tác giả không thể chồng bản đồ này lên bản đồ kia khít khao như vậy mà không có phép “phù thủy”.

Phép phù thủy đó có thể là kéo bản đồ CIA phình ra, để chiều rộng hai bản đồ bằng nhau.

4/ Xét bản đồ biên giới khu vực Lào Cai của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông. Đường biên giới khu vực này, theo công ước Pháp Thanh 1887 và Hiệp ước biên giới Việt-Trung 1999, đi qua sông Lũng Pô, sông Hồng, sông Nậm Thi và sông Bá Kết.

Hai đường biên giới 1887 và 1999 thì trùng nhau ở đoạn biên giới này.

Hinh 6

Những dòng sông này cố định trên quả địa cầu. Như thế, đường biên giới theo những dòng sông này cũng cố định, trên bất kỳ bản đồ nào có cùng tỉ lệ, cùng phép chiếu.

Bản đồ của các tác giả không ghi tỉ lệ, không một ghi chú bất kỳ. Nó cũng quá nhỏ để có thể so sánh. Dầu vậy ta cũng thấy được các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (tức đường biên giới theo bản đồ CIA), mà đa số chiều dài đoạn này là những con sông.

Sự lệch lạc này do đâu ?

5/ Đây là bản đồ đoạn biên giới thuộc tỉnh Hà Giang, của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông, tương ứng vùng đất Tụ Long mà VN đã mất cho TQ trong dịp phân định biên giới 1885-1895. Đoạn này tương ứng các bản đồ 13, 14, 15 và 16 trong bộ bản đồ biên giới 2009.

Hình 3

Ta thấy đường biên giới khu vực này đi qua một số điểm cố định, đó là hai nhánh hợp lưu của sông Chảy.

Theo HUBG 1999, « đường biên giới xuôi sông Qua Sách… đến hợp lưu sông này với sông Chảy…, biên giới theo sông cho đến hợp lưu sông này với sông Xiao Bai ».

Theo công ước 1887, « đường biên giới theo sông Qua Sách, xuôi sông này cho đến hợp lưu của nó với sông Chảy (Hắc Hà), sau đó theo sông Chảy cho đến hợp lưu sông này với sông Nam-Len (Đông Nhai Hà)… »

Nếu không có gì sai lầm, sông Xiao Bai cũng là sông Nam-Len (tức Đông Nhai Hà). Như thế đoạn biên giới này, sau khi phân định lại 1999, thì không thay đổi.

Nhìn lên bản đồ ta thấy các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (bản đồ CIA). Một số điểm lệch ra ngoài khoảng 10mm. Điểm 170, tức ngả ba sông, lệch ra ngoài khoảng 5mm.

Điều này vô lý, vị trí các con sông không thay đổi, đường biên giới cố định, cho dầu ở trên bản đồ của CIA, hay trên bản đồ cắm theo tọa độ các mốc giới, hay trên bất kỳ bản đồ nào.

Việc lệch lạc này do đâu ?

6/ Vấn đề đổi trục: Hai bản đồ chênh lệch nhau ở chiều rộng là 50km. Các tác giả đã chia đường biên giới thành nhiều đoạn để vẽ.

Tọa độ các điểm không thay đổi. Bản đồ CIA không thay đổi. Vậy sai số 50km chạy đi đâu trên các đoạn bản đồ ?

Phép phù thủy ở đây chỉ có thể là dời đổi trục tọa độ hay dời đổi trục chiếu, sao so các sai số bị triệt tiêu. Nếu lấy một trung tuyến chuẩn thì dời trung tuyến chuẩn (là trường hợp ở đây). Nếu chiếu theo phương pháp Gauss-Krüger thì thay đổi trục chiếu. Việc làm này nhằm “tiêu hóa” sai số 50km (5 ô vuông trên bản đồ), nhưng nó làm cho các đoạn biên giới, đáng lẽ phải cố định (sông, suối biên giới), thì lại chênh lệch với nhau.

7/ Kết luận:

Các tác giả cho rằng bộ bản đồ đó là « bản đồ đầu tiên được công bố với toàn bộ các điểm xác định đường biên giới, bao gồm cột mốc, cột mốc phụ, cột mốc kép, và đỉnh cao biên giới. » Lý do công bố là vì « dư luận đang quan tâm về vấn đề biên giới trên bộ ».

Theo những chi tiết đã phân tích ở trên,

- bản đồ này có độ sai số quá lớn để có thể được nhìn nhận là bản đồ các mốc giới. (Các trường hợp cắm mốc ở Bản Giốc, Tục Lãm, Nam Quan… tranh chấp hai bên chỉ vài chục hay vài trăm mét, tương ứng vài giây trên bản đồ, cho ta thí dụ cụ thể về tầm quan trọng về độ chính xác của bản đồ phân giới).

- Bản đồ của các học giả có độ sai số quá lớn (và tỉ lệ quá nhỏ) để có thể so sánh với một bản đồ bất kỳ.

- Các bản đồ này không được vẽ theo một phương pháp nào đó mà con người kim thời có thể công nhận. Các tác giả đã vẽ trái đất hình vuông thay vì hình cầu. Các tác giả cho rằng cách vẽ này là phép chiếu “mercator”. Nhưng phép chiếu “mercator” có nhiều phương pháp khác nhau. Cách chiếu gần giống với cách vẽ của các học giả, cũng là cách đơn giản nhất, là cách chiếu thẳng (mercator direct). Nhưng phép chiếu này, do việc sai số về bề ngang (đông tây) trở thành quan trọng ở các vùng phía bắc vĩ tuyến 20° của địa cầu, do đó các cung kinh tuyến trên 20° (theo phép chiếu này) được kéo dài ra, nhằm giảm bớt sai số (đông-tây, nhưng lại tạo ra sai số nam-bắc)). Các học giả hoàn toàn không để ý các chi tiết kỹ thuật này.

- Phương pháp so sánh của các tác giả không trung thực, như cố ý thay đổi bề rộng bản đồ CIA, thay đổi trục chiếu trên bản đồ các đoạn biên giới để triệt tiêu sai số…

Vì vậy,

Các bản đồ này không có giá trị tham khảo như ý kiến của các tác giả. Kết quả so sánh cũng không có giá trị để tham khảo. Các tài liệu tham khảo phải đúng và chính xác.

Các bản đồ và kết quả việc so sánh này không có giá trị thông tin để hướng dẫn dư luận quần chúng. Mục tiêu của các tác giả là “vì dư luận đang quan tâm đến vấn đề biên giới”. Một thông tin sai là tuyên truyền, chỉ có mục đích hướng dẫn quần chúng vào đường sai lạc.

Do đó, thiển nghĩ rằng, với tư cách là một diễn đàn mở rộng đông đảo độc giả, Bô Xít (và Dân Luận) có thiên chức quan trọng hướng dẫn quần chúng. Nhất là ở các điểm quan hệ chung đến mọi người. Ở đây là vấn đề lãnh thổ và biên giới. Để tránh mọi ngộ nhận (và chấm dứt các bút chiến vô ích), tôi nghĩ rằng BBT Bô Xít nên gỡ bỏ bộ bản đồ này càng sớm càng tốt.

Tôi cũng nhận thấy có nhiều tiếng nói bênh vực cách vẽ của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông trên trang Bô Xít. Nhưng một thông tin sai, cho dầu đã có nhiều tiếng nói bênh vực, thì cũng không thể thay đổi cái sai thành đúng.

mardi 24 septembre 2013

Về các nhận xét của ông Phạm Quang Tuấn.

Đã nhiều lần tôi có « bút chiến » với vị giáo sư này. Thêm được một lần thì niềm vui càng tăng thêm, không sao hết. Tuy vậy, như thói quen, các điểm thắc mắc của ông PQT Tuấn thì rất nhỏ, nếu so với học hàm học vị của ông.

Một số điều quan trọng cần nhắc ở đây cho vấn đề được rõ rệt hơn. Vẽ bản đồ là một vấn đề kỹ thuật, không phải ai cũng có thể nắm bắt.

1/ Một thí dụ về hệ quả hình cầu (géodésique) lên các bản đồ vẽ trên mặt phẳng.

Hai mảnh bản đồ dưới đây thuộc bộ bản đồ Đông Dương, tỉ lệ 1/250.000, vẽ theo hệ thống géodésique. Hai bản đồ này chỉ có giá trị thông tin, nhằm so sánh độ dài hai đoạn biên giới trên hai vĩ tuyến khác nhau, có cùng một cung 15’, cùng trên một đường kinh tuyến.

Bản đồ 1 : góc bản đồ ở vĩ độ 20°, kinh tuyến 107°

20-107
Bản đồ 2 góc bản đồ ở vĩ độ 10°, kinh tuyến 107°.

10-107

Hình 3 so sánh hai cung 15’ trên hai bản đồ. Ta thấy độ dài cung ở vĩ tuyến 10° dài hơn cung ở vĩ tuyến 20°. Độ dài khoảng trên 1’.

107-20 107-10

Điều này cho thấy các đường kinh tuyến không phải là đường thẳng, ngoại trừ đường kinh tuyến được chọn làm trục chính. Các đường vĩ tuyến cũng không phải là đường thẳng. Các cung trên các vĩ tuyến khác nhau có độ góc bằng nhau nhưng chiều dài cung (arc) không bằng nhau. Cách vẽ này nhằm giảm bớt sai số géodésie đem lại do cách vẽ chiếu thẳng (Mercator direct).

Trên các bản đồ này, theo các tính chất nhận được, đã sử dụng phép chiếu Gauss-Krüger, tương tự phép chiếu của bộ bản đồ VN hiện nay. Đặc điểm của phép chiếu này là các phương hướng (đông-tây-nam-bắc) thì không chính xác. Phép chiếu này giống như phép chiếu thẳng, chỉ khác nhau, thay vì mặt hình trụ tiếp tuyến với đường xích đạo, thì lại tiếp tuyến với một đường vĩ tuyến chọn trước (VN chọn đường 6° thì phải).

2/ Sai số géodésie của đường biên giới Việt-Trung giữa phép chiếu thẳng và phép chiếu UTM.

Ở đây dùng phép chiếu Gauss-Krüger, lấy vĩ tuyến 22°30’ làm trục chiếu, mục đích để nhấn mạnh độ sai số géodésie của phép chiếu thẳng.

Đường biên giới Việt-Trung, cột mốc số 1 có tọa độ (22°25’48’’ – 102°09’33’’)

Cột mốc cuối có tọa độ (21°28’12’’ – 108°06’04’’)

Cột mốc ở vĩ độ cao nhất là cột số 428 (23°22’47’’ – 105°18’23’’).

Tác giả đã giản lược bớt các số lẻ.

Như vậy đường biên giới Việt-Trung trải từ kinh tuyến 102°09’33’’ đến kinh tuyến 108°06’04’’. Tức có biên độ 5°56’31’’, hoặc tính chẵn 357’.

Nếu đường biên giới này ở vĩ tuyến 0°, chiều dài của nó là : 357’ x 1,851km, tức khoảng 660km.

Trong phép chiếu thẳng, 1’ ở bất kỳ vĩ tuyến nào cũng dài như nhau : 1851m.

Chiều rộng đường biên giới Việt-Trung vẽ theo phép chiếu thẳng vì vậy là 660km.

Nếu lấy vĩ tuyến trung bình đường biên giới Việt-Trung là 22°30’ (trục chiếu), chiều dài 1’ ở vĩ tuyến này tương ứng 1710m.

Bề rộng thật của đường biên giới Việt-Trung như thế là 610km.

Sai số giữa hai cách chiếu là 50km.

3/ Xét bản đồ dưới đây của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông :

Hình 1

Bản đồ này vẽ theo lối chiếu thẳng, bề rộng là 660km.

Bản đồ của CIA, dĩ nhiên vẽ theo hệ thống tọa độ géodésique, phép chiếu UTM, tương tự như các bản đồ Đông Dương ở trên, có bề rộng ước chừng 610km.

Hai bản đồ chồng lên vừa khít với nhau. Sai số 50km đã đi đâu ? Chiều dài này tương ứng một cung có biên độ khoảng 29’30’’, tức khoảng 5 hoặc 6 ô vuông trên bản đồ của các học giả. Đây là khoảng cách rất lớn để mà “không thấy” trên bản đồ.

Các tác giả không thể chồng bản đồ này lên bản đồ kia khít khao như vậy mà không có phép “phù thủy”.

Phép phù thủy đó có thể là kéo bản đồ CIA phình ra, để chiều rộng hai bản đồ bằng nhau.

4/ Xét bản đồ biên giới khu vực Lào Cai của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông. Đường biên giới khu vực này, theo công ước Pháp Thanh 1887 và Hiệp ước biên giới Việt-Trung 1999, đi qua sông Lũng Pô, sông Hồng, sông Nậm Thi và sông Bá Kết.

Hai đường biên giới 1887 và 1999 thì trùng nhau ở đoạn biên giới này.

Hinh 6

Những dòng sông này cố định trên quả địa cầu. Như thế, đường biên giới theo những dòng sông này cũng cố định, trên bất kỳ bản đồ nào có cùng tỉ lệ, cùng phép chiếu.

Bản đồ của các tác giả không ghi tỉ lệ, không một ghi chú bất kỳ. Nó cũng quá nhỏ để có thể so sánh. Dầu vậy ta cũng thấy được các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (tức đường biên giới theo bản đồ CIA), mà đa số chiều dài đoạn này là những con sông.

Sự lệch lạc này do đâu ?

5/ Đây là bản đồ đoạn biên giới thuộc tỉnh Hà Giang, của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông, tương ứng vùng đất Tụ Long mà VN đã mất cho TQ trong dịp phân định biên giới 1885-1895. Đoạn này tương ứng các bản đồ 13, 14, 15 và 16 trong bộ bản đồ biên giới 2009.

Hình 3

Ta thấy đường biên giới khu vực này đi qua một số điểm cố định, đó là hai nhánh hợp lưu của sông Chảy.

Theo HUBG 1999, « đường biên giới xuôi sông Qua Sách… đến hợp lưu sông này với sông Chảy…, biên giới theo sông cho đến hợp lưu sông này với sông Xiao Bai ».

Theo công ước 1887, « đường biên giới theo sông Qua Sách, xuôi sông này cho đến hợp lưu của nó với sông Chảy (Hắc Hà), sau đó theo sông Chảy cho đến hợp lưu sông này với sông Nam-Len (Đông Nhai Hà)… »

Nếu không có gì sai lầm, sông Xiao Bai cũng là sông Nam-Len (tức Đông Nhai Hà). Như thế đoạn biên giới này, sau khi phân định lại 1999, thì không thay đổi.

Nhìn lên bản đồ ta thấy các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (bản đồ CIA). Một số điểm lệch ra ngoài khoảng 10mm. Điểm 170, tức ngả ba sông, lệch ra ngoài khoảng 5mm.

Điều này vô lý, vị trí các con sông không thay đổi, đường biên giới cố định, cho dầu ở trên bản đồ của CIA, hay trên bản đồ cắm theo tọa độ các mốc giới, hay trên bất kỳ bản đồ nào.

Việc lệch lạc này do đâu ?

6/ Vấn đề đổi trục: Hai bản đồ chênh lệch nhau ở chiều rộng là 50km. Các tác giả đã chia đường biên giới thành nhiều đoạn để vẽ.

Tọa độ các điểm không thay đổi. Bản đồ CIA không thay đổi. Vậy sai số 50km chạy đi đâu trên các đoạn bản đồ ?

Phép phù thủy ở đây chỉ có thể là dời đổi trục tọa độ hay dời đổi trục chiếu, sao so các sai số bị triệt tiêu. Nếu lấy một trung tuyến chuẩn thì dời trung tuyến chuẩn (là trường hợp ở đây). Nếu chiếu theo phương pháp Gauss-Krüger thì thay đổi trục chiếu. Việc làm này nhằm “tiêu hóa” sai số 50km (5 ô vuông trên bản đồ), nhưng nó làm cho các đoạn biên giới, đáng lẽ phải cố định (sông, suối biên giới), thì lại chênh lệch với nhau.

6/ Kết luận:

Theo những chi tiết đã phân tích ở trên, bản đồ này có độ sai số quá lớn để có thể được nhìn nhận là bản đồ các mốc giới. (Các trường hợp cắm mốc ở Bản Giốc, Tục Lãm, Nam Quan… tranh chấp hai bên chỉ vài chục hay vài trăm mét, tương ứng vài giây trên bản đồ, tranh chấp kéo dài hàng chục năm, cho ta thí dụ cụ thể).

Việc đo đạc của các tác giả làm lãnh thổ VN rộng thêm vài trăm cây số. Công trình vẽ bản đồ của các học giả này, nói thẳng ra là một công trình bịp bợm nhằm lường gạt dư luận. Nói là “ăn gian” hay “nói láo” vẫn còn nhẹ lắm.

Một thông tin sai, cho dầu đã có nhiều học giả lên tiếng bênh vực, thì cũng không thể thay đổi cái sai thành đúng.

Một thông tin sai, được loan truyền nhiều lần qua nhiều hình thức, là tuyên truyền.

Hy vọng Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quang Tuấn hiểu được thực chất của vấn đề.

lundi 23 septembre 2013

Thử xét tính « cần thiết và bổ ích » của công trình vẽ bản đồ của nhóm Quĩ Nghiên cứu Biển Đông.

Đồng tác giả « công trình nghiên cứu công phu », bản đồ mốc giới Việt Nam - Trung Quốc theo tọa độ từ nghị định thư phân giới cắm mốc, ông Phan Văn Song lên tiếng trên Bô xít biện hộ rằng bản đồ do các tác giả này vẽ như thế là « cần thiết và bổ ích », « không có vấn đề gì về kỹ thuật ». Không thấy tác giả biện luận thế nào về các điểm mà tôi đặt ra trong bài trước. Nội dung bài viết chỉ nói chung quanh về các chi tiết kỹ thuật về một cách vẽ do tôi đề cập tới.

Trọng tâm của vấn đề bàn luận là được hay không được, « vẽ bản đồ và so sánh bản đồ » như cách mà các tác giả đã làm, chứ không phải là việc giải trình kỹ thuật về một cách vẽ không liên quan. Nếu cần, ta sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp khác, như để kiểm chứng VN có mất hay không mất đất, là thí dụ.

Bài này thử xét việc vẽ bản đồ và so sánh bản đồ như thế có thật sự « cần thiết và bổ ích » hay không ? và nó « không có vấn đề gì về kỹ thuật » như tác giả khẳng định hay không ? Những chi tiết khác đã nói, ở đây không nhắc lại.

1/ Trở lại cách vẽ của các tác giả. Tôi đã viết và tôi khẳng định lại :

« Các bản đồ được các tác giả gọi là « bản đồ mốc giới Việt Nam - Trung Quốc theo tọa độ từ nghị định thư phân giới cắm mốc » đã được thực hiện không theo đúng bất kỳ một qui cách quốc tế « cartographie – vẽ bản đồ » nào. Cách vẽ của các tác giả là cách vẽ của con người thời cổ đại, lúc nhân loại chưa biết trái đất có hình cầu. »

Các tác giả cho rằng cách vẽ này là cách vẽ « Mercator », theo nhận định ban đầu của tôi trong một comment trên facebook. Thật ra cách vẽ này không phải là phương pháp mercator (direct), tức phương pháp chiếu thẳng các điểm thuộc một hình cầu lên một hình trụ có cùng đường kính, như các tác giả tự nhận (và tôi ngộ nhận). Cách vẽ của các tác giả là một cách vẽ tự tiện.

Thật vậy, trên bản đồ của các tác giả (Hình 1), các đường kinh tuyến và vĩ tuyến được trình bày cùng một cách thức như nhau, bằng nhau, cách đều nhau.


Trong khi, vẽ theo phương pháp Mercator direct, khoảng cách các đường vĩ tuyến trên mặt phẳng không bằng nhau. Các đường vĩ tuyến này được sắp xếp, ở gần xích đạo, hợp cùng các đường kinh tuyến thành hình vuông, càng xa xích đạo các đường vĩ tuyến cách xa nhau, tạo với các đường kinh tuyến những ô hình chữ nhật.

Hình 2 : nguồn internet, có ghi chú trên bản đồ.

Cách vẽ này nhằm mục đích giảm thiểu sai số gây ra do hệ quả géodésie, càng về phía hai cực sai số càng lớn.

Cách vẽ của các tác giả, với các ô « ca-rô » bằng nhau thể hiện trên bản đồ, không thể nói nó được thực hiện theo phương pháp mercator.

2/ Bản đồ của các tác giả thiếu những ghi chú không thể thiếu : tỉ lệ và phương pháp vẽ. Trong khi các ghi chú về kinh tuyến và vĩ tuyến thì lu mờ, không thể nhận diện được cái gì. Không có tỉ lệ thì làm sao so sánh ?

3/ Về các bản đồ của « công trình », ta sẽ lần lược khảo sát. Xét bản đồ này :

Đây là đoạn biên giới thuộc tỉnh Hà Giang, tương ứng các bản đồ 13, 14, 15 và 16 trong bộ bản đồ biên giới 2009. Ta thấy đường biên giới khu vực này đi qua một số điểm cố định, là hai nhánh hợp lưu của sông Chảy, tương ứng các nơi ghi chú các mốc giới (?) 165, 170 và 175. Ta thấy các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (bản đồ CIA). Một số điểm lệch ra ngoài khoảng 10mm. Điểm 170, tức ngả ba sông, lệch ra ngoài khoảng 5mm.

Điều này vô lý, vị trí các con sông không thay đổi, đường biên giới cố định, cho dầu ở trên bản đồ của CIA, hay trên bản đồ cắm theo tọa độ các mốc giới, hay trên bất kỳ bản đồ nào. Việc lệch lạc này chỉ có thể do từ sai số géodésie.

Bản đồ này có lẽ có tỉ lệ là 1/500.000. Độc giả thử đoán độ lệch trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu mét trên thực địa ? Vài mươi cây số phải không ? VN như thế lợi hàng chục km² đất trong khu vực này. Trong khi khu vực này có địa danh « núi Đất ». Theo ông Trần Công Trục thì đã nhượng cho TQ.

Một thí dụ khác, ở bản đồ này. Đây là bản đồ biên giới khu vực Lào Cai. Đường biên giới ở đây đi qua sông Lũng Pô, sông Hồng, sông Nậm Thi và sông Bá Kết. Đường biên giới là dòng sông, cố định, ở bất kỳ bản đồ nào có cùng tỉ lệ, cùng phép chiếu.

Ta thấy bản đồ này tỉ lệ quá nhỏ để có thể so sánh. Nhưng cũng thấy được các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (tức đường biên giới theo bản đồ CIA). Một milimét trên bản đồ này có thể tương ứng hàng chục km trên thực địa.

Những bản đồ khác đều có chung tính cách lệch lạc như vậy.

Với số sai quan trọng như thế, việc so sánh này có giá trị gì ?

4/  Tác giả nói « không có vấn đề gì về kỹ thuật ». Theo tôi, những sai sót trên bản đồ, với cách thức so sánh, tự nó tố cáo các sai lầm sơ đẳng về kỹ thuật của các tác giả.

Các bản đồ này « cần thiết và bổ ích » cho việc chứng minh các sai lầm của các tác giả.

5/ Tác giả chỉ trích về chi tiết nội dung một đoạn viết trong bài trước của tôi, dẫn lại :

« Một thí dụ, hình dung quả địa cầu được phân chia thành nhiều đường kinh tuyến, mỗi đường cách nhau 1’. Lấy hai điểm A và B, giao điểm hai kinh tuyến kế cận với đường xích đạo, ta có khoảng cách là 1 mille (1852m). Đoạn AB tưởng là thẳng, nhưng không phải, nó cong (vì trái đất hình cầu). Người ta gọi đó là « một cung – arc » tương ứng 1’. Nếu lấy hai điểm A’ và B’ tương tự, giao điểm với đường vĩ tuyến 45°, đường này cũng tương ứng với một cung 1’. Chiều dài của cung này không phải là 1852m mà là 1852m/2 = 926m. Vì vậy, một đoạn đường tương ứng với một cung 1’ ở Cà Mau sẽ dài hơn đoạn đường tương ứng một cung 1’ ở Lạng Sơn.

Nhưng trên một mặt phẳng, hai đoạn AB và A’B’ có chiều dài bằng nhau. »

Để có thí dụ điển hình về cách mô tả của tôi, thử tưởng tượng quả địa cầu là một trái cam lột vỏ, các đường kinh tuyến chia trái cam thành nhiều múi khác nhau, mỗi múi được thành hình do hai đường kinh tuyến liền kề x° và x°+1’.

Góc được tính là góc của trục địa cầu với mặt phẳng hai đường kinh tuyến x° và x°+1’.

Trọng tâm trong thí dụ của tôi không phải là tính kích thuớc các cung AB và A’B’, mà muốn cho mọi người thấy hai đoạn này không bằng nhau trên một hình cầu nhưng chúng bằng nhau trên một mặt phẳng. Đó là hệ quả géodésique.

Vẽ bản đồ để so sánh mà không tính hệ quả géodésique thì còn đâu sự chính xác ?

Điểm khác, người ta vẽ đường kinh tuyến và vĩ tuyến thẳng chỉ trên các bản đồ thành phố (plan), các bản đồ tượng trưng. Điều tôi nói ở đây, tất cả các bản đồ (carte) trên thế giới, trong trường hợp tương tự bàn luận ở đây là để phân định biên giới. Không một ngoại lệ, tất cả các bản đồ đều áp dụng cách chiếu UTM, theo đó các đường kinh tuyến và vĩ tuyến không phải là đường thẳng, nó chỉ gần như là đường thẳng mà thôi.

Tác giả đưa ra những tính toán tìm cách bắt bẻ vài chi tiết trong bài viết của tôi. Các phương pháp tính toán này ta có thể tìm dễ dàng trên internet. Mục đích của tác giả như để phân bua rằng tác giả là người hiểu biết. Nhưng việc này trễ quá phải không ? Nếu hiểu biết thì quí vị đã áp dụng cho « công trình nghiên cứu công phu » của mình rồi !.

Trên đường biên giới, theo tin tức báo chí, có đến trên 160 điểm tranh chấp, trong đó có khu vực Nam Quan, thác Bản Giốc v.v... Tại sao quí vị tác giả không sử dụng cách tính toán này để vẽ các khu vực biên giới đó cho vấn đề được minh bạch ? Làm việc này, không chỉ có ông Mai Thái Lĩnh hài lòng, mà rất nhiều người sẽ cám ơn quí tác giả. Riêng tôi thì ao ước quí vị vẽ đường biên giới khu vực Trình Tường, để xem biên giới khu vực đó thay đổi ra sao ?

Với cách tính toán thần sầu quỉ khốc này, thêm hệ thống tọa độ mốc giới đầy đủ, việc vẽ bản đồ sẽ như việc lấy đồ chơi trong túi, phải không ?

6/ Một tác giả khác, tác giả Tô Oanh, có bài trên Bô Xít, cũng đồng tình với cách vẽ của các « học giả » này.

Tôi cho rằng đây là sự dễ dãi quá trớn đối với một vấn đề trọng đại, liên quan đến lãnh thổ của đất nước. Có lẽ tác giả không biết mục đích vẽ bản đồ của nhóm Quĩ Nghiên cứu Biển Đông. Nhắc lại, mục đích của công trình so sánh bản đồ này, theo các tác giả, là vì « dư luận đang quan tâm về vấn đề biên giới trên bộ ».
Tác giả viết : « Những lược đồ của ông Dương Danh Huy thể hiện để minh họa cho bài viết, tôi thấy có thể chấp nhận được. » 

Xin thưa những « lược đồ » này không để dùng cho « minh họa » bài viết. Đâu có bài viết nào đâu mà minh họa ? Theo các tác giả Quĩ Nghiên cứu Biển Đông, đây là : « bản đồ đầu tiên được công bố với toàn bộ các điểm xác định đường biên giới, bao gồm cột mốc, cột mốc phụ, cột mốc kép, và đỉnh cao biên giới. » Lý do công bố là vì « dư luận đang quan tâm về vấn đề biên giới trên bộ ».

Tác giả Tô Oanh hình như không tham khảo các bài viết trước khi cầm bút. Còn BBT Bô Xít cho rằng đó là một công trình nghiên cứu khoa học  « công phu ».

Công phu chỗ nào ? Đâu là « bản đồ đầu tiên được công bố với toàn bộ các điểm xác định đường biên giới, bao gồm cột mốc, cột mốc phụ, cột mốc kép, và đỉnh cao biên giới » mà các tác giả tuyên bố ?

Nói như ông Tô Oanh, đó chỉ là một « lược đồ », thì còn có thể chấp nhận.

Nhưng dư luận cần một sự thật, một chính xác khoa học chứ không cần một « lược đồ » như ông Tô Oanh nói.

Tác giả Tô Oanh cũng viết là nhờ may mắn, VN gần xích đạo, nên sai số không nhiều.

Việc vẽ bản đồ là một phạm trù chuyên môn, khoa học chính xác, đâu phải đánh số đề mà may với rủi !
Kết quả so sánh của tác giả cho thấy VN lợi to trong việc phân định lại biên giới với TQ. Nhưng có thật thế không ?

Tác giả Tô Oanh hài lòng với cách vẽ như vậy. Riêng tôi thì không.


7/ Nếu quí vị hài lòng với cách vẽ này, không thấy có nhu cầu cần thiết phải rút « công trình công phu » này xuống, chấp nhận những phi lý, phi khoa học của nó, thì tôi không thể làm gì khác, ngoài việc tôn trọng quyết định của quí vị. Tuy vậy, thái độ của quí vị cũng giải tỏa một thắc mắc từ lâu nay của tôi. Chế độ độc tài đảng trị CSVN, sự hiện hữu của nó có thể phi lý đối với nhiều người khác sống trong thế giới văn minh, nhưng nó lại thích hợp với nhiều người VN. Chấp nhận một cách dễ dàng việc phi lý này thì cũng dễ dàng chấp nhận những phi lý khác. 

samedi 21 septembre 2013

So sánh bản đồ hay so sánh trái banh với mặt trăng?

Bên Bô xít có đăng bài viết « phản biện » của Dương Danh Huy. Nhóm chủ trương Bô Xít có đăng lời giới thiệu.

Thật là phiền, nhóm Bô xít phê bình :

 Thiết tưởng “thái độ phê bình” của ông Trương Nhân Tuấn rất có hại cho học thuật và cho phong trào yêu nước và dân chủ. Thay vì thảo luận, nó quy chụp. Thay vì tôn trọng, nó phỉ báng. Thay vì đoàn kết, nó chia rẽ.

1/ « Công trình nghiên cứu » của các tác giả thuộc quĩ Nghiên cứu Biển Đông, mà nhóm Bô Xít gọi là « công phu », có chút « học thuật » nào không mà nói việc phê bình của tôi có « hại cho học thuật » ?
 
« Công trình nghiên cứu » này không thể xếp vào phạm vi « văn chương » để nói đến « học thuật ». Nó chỉ là một « công trình » vẽ bản đồ (so sánh với bản đồ CIA). Đây là một công trình khoa học rất « phi khoa học ». Trong khoa học người ta chỉ có thể so sánh những gì có thể so sánh được. Các tác giả đã làm công việc so sánh ở đây tương tự như việc so sánh mặt trăng với cái bánh tráng. Việc so sánh đưa ra một kết quả sai lệch (với sai số từ 20 đến 25%).

2/ Mục đích của công trình so sánh bản đồ này, theo các tác giả, là vì « dư luận đang quan tâm về vấn đề biên giới trên bộ ». 

Kết quả của việc so sánh hiển hiện ra trên bản đồ : VN được lợi to trong kỳ phân giới này với TQ.
Công việc phản biện của tôi chỉ nói lên một điều : các học giả chơi ăn gian ! Các học giả ném trái bom hỏa mù để đánh lạc hướng dư luận.

Quí vị chơi ăn gian thì tôi nói quí vị chơi ăn gian. Nói vạy là nói lên sự thật hay « phỉ báng » ?

Nhóm Bô Xít nói là tôi làm hại cho « học thuật và cho phong trào dân chủ và yêu nước ». Tôi vạch ra cái sai, cái « ăn gian » của các học giả thuộc nhóm quĩ Nghiên cứu biển Đông, thiết lập lại một sự thật về hiện trạng biên giới Việt-Trung, đó là làm hại cho « phong trào yêu nước và dân chủ » à ? Như thế, theo nhóm Bô Xít, « yêu nước và dân chủ » là phải ăn gian, nói dối như các học giả vẽ bản đồ à ?

Ai có thể đoàn kết được với những người ăn gian, nói dối mà nói đoàn kết với chia rẽ ?

Tôi yêu nước và hô hào dân chủ theo cách của tôi. Cách của tôi là tất cả vì sự thật, vì lẽ công bằng, vì công lý. Trong các bài phản biện này, nhân danh khoa học, tôi nói lên sự thật.

3/ Tôi cũng rất lấy làm phiền khi nhóm Bô Xít càm ràm về « dân chủ » ở đây. Quí vị nắm trong tay một « cơ quan ngôn luận », nhưng quí vị chỉ sử dụng quyền ngôn luận cho quí vị. Quyền ngôn luận của quí vị ở đây không thể hiện được cái gì, ngoài sự hàm hồ.

Ngôn – luận, lời nói phải có qua có lại. Quí vị chỉ thực hiện ngôn luận một chiều, theo chiều có lợi cho cá nhân bè phái, chứ không nhằm thiết lập lại « công lý » hay nói lên một sự thật khách quan nào đó. Điển hình ở đây, quí vị đăng một « công trình », mà quí vị cho là « công phu », kết quả hoàn toàn sai. Quí vị không đăng bài phản biện của tôi, mà lại đăng tiếp bài phản biện lại tôi. Việc đăng hay không đăng bài, rộng đường dư luận hay hẹp đường dư luận, tôi không quan tâm. Điều quan tâm là quí vị tiếp tục chồng chất những cái sai, tiếp tục làm công tác tuyên truyền.

Nói láo (và tiếp tục nói láo), không phải là tuyên truyền thì là gì ?

4/ Về bài phản biện của « học giả » Dương Danh Huy, quí vị này có biện hộ thế nào cũng không thể bênh vực được cách làm phi khoa học của quí vị.

Tôi đã nói phương pháp vẽ của quí vị là phương pháp vẽ từ thời trung cổ, trái đất hình vuông. Điều cần nói rõ thêm, thời trung cổ là thời nào ? Đó là khoảng từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 15. Tôi có viết trong một comment là cách vẽ của quí vị là cách vẽ mercator (cách vẽ này xuất hiện từ thế kỷ thứ 16).

Tôi nói quí vị vẽ theo cách từ thời trung cổ là không oan cho quí vị đâu. Có điều phương pháp Mercator này hiện nay không ai sử dụng, kể cả cho các học sinh ở tiểu học.

Cách vẽ của quí vị là cách vẽ của học sinh mới học trung học, sơ đẳng. Nhìn lên bản đồ mà quí vị vẽ, ta thấy thiếu các ghi chú không thể thiếu : hệ thống qui chiếu, kinh tuyến trung ương (tức kinh tuyến chuẩn, thí dụ kinh tuyến Paris hay kinh tuyến Greenwich) và tỉ lệ.

Cách vẽ « trụi lũi » này chỉ có ở thời thuợng cổ - nhấn mạnh – thuợng cổ. Vì thời trung cổ, (hay phương pháp Mercator), người ta đã có các khái niệm về toán học sâu xa, như khái niệm về tỉ lệ trên bản đồ.  

Nói rằng cách vẽ của quí vị là cách vẽ « Mercator » là « tán dương » quí vị lắm.

5/ Vấn đề cần thảo luận, quí vị đem bản đồ của CIA, một bản đồ đã được thực hiện theo tọa độ géodésie, vào trong một hệ thống mercator. Việc đem một bản đồ bất kỳ (ở đây là bản đồ CIA) vào hệ thống tọa độ nào đó, không phải là hệ thống mà nó được thực hiện, là việc làm sai.

Làm việc này là quí vị lấy mặt trăng đưa vào cái khuôn bánh tráng.

Không thấy quí vị biện luận cho các vấn đề này. Vì làm sao biện luận phải không ?

6/ Quí vị lấy các tọa độ các mốc giới, được đo đạc theo tiêu chuẩn géodésie, vẽ trên một trục tọa độ thẳng. Quí vị có thể biện luận rằng quí vị vẽ theo phương pháp Mercator. Nhưng điều quan trọng trước đó phải cho mọi người biết việc này. Vì nếu không nói, mọi người sẽ không biết sai số ở các vĩ tuyến (sai số ở các vĩ tuyến 22°, 23° khoảng 20-25%).

Làm việc này quí vị đưa trái banh vào khuôn bánh tráng.

7/ Quí vị so sánh hai bản đồ. So sánh như thế là so sánh trái banh với mặt trăng. Đây là việc làm phi khoa học.

Việc so sánh hai bản đồ trước tiên là lựa một trục chuẩn. Bao nhiêu lần quí vị thay đổi trục chuẩn ? Nhận xét trên các bản đồ trong “công trình” của quí vị, có bao nhiêu bản đồ đoạn biên giới là có bấy nhiêu lần quí vị thay đổi trục.

Làm việc này tương tự hai đội đang chơi banh. Một đội đưa banh tới khung thành định « sút » thì quí vị thổi còi, chờ đội kia đưa toàn bộ hậu vệ, trung vệ về giữ thành, rồi chơi tiếp. Chơi vậy là chơi ăn gian phải không ?

Dĩ nhiên, phải ăn gian thôi, nếu không đổi trục chuẩn, bản đồ « các mốc giới » của quí vị sẽ chạy lệch ra ngoài bản đồ CIA.

8/ Quí vị biện luận rằng việc so sánh bản đồ này chỉ để « tham khảo ».

Quí vị hiểu gì về tham khảo ? Tham khảo, theo các tự điển Pháp Việt, có các ý nghĩa là consulter, de référence, documentaire… Các tài liệu để tham khảo vì thế phải là các tài liệu đúng, chính xác. Có ai tham khảo cái sai bao giờ ?

Kết quả « công trình » vẽ và so sánh bản đồ của quí vị cho thấy VN lợi to trong việc phân giới với TQ. Nhưng nó hoàn toàn sai, không có một giá trị nào, ngoài giá trị của trái hỏa mù.

Kết quả có mất hay không mất đất sẽ được trình bày bằng một công trình nghiêm túc, của ai đó, sau này.

Các báo, như trang Bô Xít, tiếp tục đăng tải và bênh vực nó, là đồng lõa trong việc tạo hỏa mù. Đó là việc tuyên truyền chứ không phải là tự do ngôn luận.

9/ Chuyện biên giới, lãnh thổ là chuyên liên quan đến đất nước, là quan trọng. Vì thế tất cả các bài viết chung quanh vấn đề này đều phải thận trọng.


Nhiều lần tôi phê bình « công trình » nghiên cứu của quí vị trong Quĩ Nghiên cứu Biển Đông. Có lần quí vị « copy » ý kiến của các học giả khác. Có lần quí vị diễn giải sai nội dung các phán quyết của tòa. Có lần quí vị nói sai về « quốc gia VNDCCH »…  nhiều kể không hết những sai sót về kiến thức của quí vị. Tuy vậy, những sai lầm này không nặng lắm. Sửa được. Quí vị đáng lẽ phải cám ơn tôi, vì đã chỉ ra cái sai của quí vị. Nhưng lần này, thú thực, hết chữa… 

jeudi 19 septembre 2013

Thư mở gởi các trang web Bô xít và Dân Luận.

 « Công trình » vẽ bản đồ của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu biển Đông có đăng trên trang Bô Xít và Dân Luận. Các tác giả có viết : « bản đồ đầu tiên được công bố với toàn bộ các điểm xác định đường biên giới, bao gồm cột mốc, cột mốc phụ, cột mốc kép, và đỉnh cao biên giới. » Lý do công bố là vì « dư luận đang quan tâm về vấn đề biên giới trên bộ ».

Mục tiêu công bố công trình như vậy là rõ rệt : các tác giả muốn giải tỏa những xôn xao trong dư luận từ bấy lâu nay về việc đảng CSVN bán đất nhượng biển cho TQ.

Kết quả cũng hiện ra trên các bản đồ : VN không hề bị mất đất, ngược lại, VN được lợi to, vài trăm cây số vuông chứ không ít.

Sự khả tín của các bản đồ càng tăng lên, nếu ta đọc lời cám ơn của người phụ trách trang Bô Xít : « BVN  xin chân thành cảm ơn sự tín nhiệm của hai nhà nghiên cứu Dương Danh Huy và Phan Văn Song thể hiện trong việc gửi gắm cho BVN  công bố công trình công phu này, và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ».

Công trình « vẽ bản đồ » này được các học giả Bô Xít xem là « công trình công phu ». Các tác giả cũng nhấn mạnh : « Trên bản đồ cũng có biên giới theo CIA World DataBank II. Đó là biên giới do chính phủ Mỹ vẽ từ trước, và có thể có giá trị tham khảo ».

Nhưng « công trình công phu », « có giá trị tham khảo » của các học giả Quĩ nghiên cứu Biển Đông không có giá trị thực tế, vì nó hoàn toàn sai. Sai, đơn giản vì các « học giả » này vẽ bản đồ theo phương pháp thời trung cổ trái đất hình vuông. Sai lầm vì vậy cũng rất… công phu. Sai số ở mỗi điểm trên bản đồ là từ 20 đến 25% theo hướng đông-tây (vì biên giới Việt-Trung ở khoảng 21°-23° bắc vĩ độ).

Tôi đã viết bài cho mọi người thấy cái sai sơ đẳng của các học giả Quĩ Nghiên cứu Biển Đông hôm qua.  

Một tài liệu dùng để tham khảo là một tài liệu khoa học. Nếu tài liệu sai, người nghiên cứu phải rút lại công trình nghiên cứu và xin lỗi công chúng.

Một tài liệu, dưới dạng một bài báo, đã được đăng tải rộng rãi trên báo chí. Nếu tài liệu sai, lỗi lầm trước hết là do người phụ trách tờ báo. Thông thường, ở một tờ báo bình thường ở các nước văn minh, người trách nhiệm tờ báo rút bài này xuống, đính chánh các điểm sai, và xin lỗi độc giả. Lỗi là do người phụ trách vì không đủ kiến thức chuyên môn.

Nếu đã biết sai, bài báo vẫn không rút xuống, đây không còn nằm trong lãnh vực báo chí thuần túy mà nó bước qua lãnh vực tuyên truyền. Có điều, trong nước có đến 700 tờ báo để làm việc này, nghe nói dóc như vậy chưa đủ hay sao ?

Đây là một vấn đề của đất nước. Đảng CSVN đã có hàng trăm, hàng ngàn học giả « cừu », « dư luận viên » chuyên về việc định hướng dư luận.

« Công trình khoa học » này điển hình là một công trình « công phu » định hướng dư luận.

Tôi không thấy lý do nào mà « công trình » này vẫn còn tồn tại trên các trang web Bô Xít và Dân Luận. Những người trách nhiệm có thể cho biết vì sao ?


mercredi 18 septembre 2013

Vẽ vậy được hay sao ?

Các bản đồ được các tác giả gọi là « bản đồ mốc giới Việt Nam - Trung Quốc theo tọa độ từ nghị định thư phân giới cắm mốc  » đã được thực hiện không theo đúng bất kỳ một qui cách quốc tế « cartographie – vẽ bản đồ » nào. Cách vẽ của các tác giả là cách vẽ của con người thời cổ đại, lúc nhân loại chưa biết trái đất có hình cầu.

Thật vậy, các tác giả đã vẽ các bản đồ biên giới Việt-Trung theo tiêu chuẩn trái đất hình vuông. Điều này được kiểm chứng ở các đường thẳng đứng vẽ song song. Tức các ô ca-rô trên bản đồ đều là hình vuông và bằng nhau. Trong khi các bản đồ, từ thế kỷ thứ 19 trở lại đây, người ta đã biết tới yếu tố « hình cầu – géodésie » của quả đất. Từ hệ quả đó, ta thấy trên bất kỳ một tấm bản đồ nào, các đường kinh tuyến, tức các đường theo chiều bắc-nam, không phải là đường thẳng mà là đường cong, hội tụ lại với nhau ở hai điểm : cực bắc và cực nam (cực địa lý – khác với cực từ). Các đường ngang – tức vĩ tuyến – cũng là các đường cong, song song với nhau, chiều dài của các đường này không bằng nhau. Những « tứ giác » trên bản đồ không bằng nhau, nếu khác vĩ tuyến.

Một thí dụ, hình dung quả địa cầu được phân chia thành nhiều đường kinh tuyến, mỗi đường cách nhau 1’. Lấy hai điểm A và B, giao điểm hai kinh tuyến kế cận với đường xích đạo, ta có khoảng cách là 1 mille (1852m). Đoạn AB tưởng là thẳng, nhưng không phải, nó cong (vì trái đất hình cầu). Người ta gọi đó là « một cung – arc » tương ứng 1’. Nếu lấy hai điểm A’ và B’ tương tự, giao điểm với đường vĩ tuyến 45°, đường này cũng tương ứng với một cung 1’. Chiều dài của cung này không phải là 1852m mà là 1852m/2 = 926m. Vì vậy, một đoạn đường tương ứng với một cung 1’ ở Cà Mau sẽ dài hơn đoạn đường tương ứng một cung 1’ ở Lạng Sơn.

Nhưng trên một mặt phẳng, hai đoạn AB và A’B’ có chiều dài bằng nhau.

(Trên đường kinh tuyến, các cung cùng độ rộng có chiều dài bằng nhau.)

Cái sai của các tác giả là chiếu trực tiếp tọa độ các điểm trên mặt một hình cầu lên một mặt phẳng mà không qua tính toán, hoán chuyển các dữ kiện bằng một hệ thống géodésie nào đó.

Cái sai khác nữa là đem tấm bản đồ của Mỹ, vẽ theo các nguyên tắc khoa học, lên một mặt phẳng kẻ ô vuông. Cái sai này ta có thể nhận ra ngay khi so sánh hai bản đồ, ở các nơi đường biên giới đi theo chiều thẳng đứng. Tại đây ta thấy hai bản đồ gần như trùng nhau, vì hệ quả géodésique ít thấy trên đường kinh tuyến. Trong khi các đoạn biên giới khác, theo chiều dài hay chiều nghiêng, bản đồ VN có khuynh hướng vượt ra ngoài (do không tính hệ quả géodésique).

Do đó, nhìn lên các bản đồ của các tác giả, ta có cảm tường VN được lợi to qua cuộc cắm mốc với TQ kỳ này.

Nhưng không phải vậy. Cách đo này không nói lên được cái gì, ngoài sự thiếu hiểu biết về nguyên tắc vẽ bản đồ của các tác giả.

Vẽ bản đồ có nhiều nguyên tắc khác nhau. Tựu trung là các phương pháp tính toán để trình bày (projection – chiếu) một cách chính xác bề mặt một vùng quả địa cầu trên một mặt phẳng.

Công tác vẽ bản đồ (cartographie) gồm hai việc hệ trọng :

Topographie – trắc địa : đo lường kích thuớc, tọa độ, cao độ, độ chênh thẳng đứng (déviation de la verticale) của các điểm đồng thời chiều dài của các cung kinh tuyến và vĩ tuyến  (arc de méridien – parallele).

Géodésie : gồm những hệ thống tính toán quan hệ đến dạng hình cầu của quả đất. Các hệ thống thường thấy : Clarke1880, Clarke1880IGN, HAYFORD1909, GRS80,WGS84.

Bộ bản đồ VN-Trung Quốc vừa được công bố được vẽ theo hệ thống tọa độ WGS 84 (World Geodetic System 1984), theo phép chiếu Gauss-Kruger, lấy kinh tuyến trung tâm 105° và múi chiếu 6°.

Các tác giả chỉ có thể so sánh bản đồ Mỹ với bản đồ vẽ từ các tọa độ của các nghị định thư với điều kiện : bản đồ phải vẽ đúng theo tiêu chuẩn của bản đồ mà Mỹ đã vẽ. Tức cùng hệ thống géodésie, cùng một phép chiếu, có cùng kinh tuyến trung ương và có cùng múi chiếu, và nhất là cùng một tỉ lệ. Chỉ khi vẽ được như vậy thì mới có thể so sánh hai bản đồ.

Người ta nói « chỉ có thể so sánh những gì có thể so sánh được » là quá đúng.

Các tác giả cũng có thể, từ bản đồ của Mỹ, lấy tọa độ các điểm trên bản đồ, hoán chuyển ngược lại để có các tọa độ đúng như tiêu chuẩn và hệ thống géodésie mà VN và TQ sử dụng. Từ đó, không cần phải vẽ lên một tấm giấy vẽ ca-rô vuông như các tác giả đã làm, người ta có thể so sánh bằng cách đối chiếu hai tập hợp tọa độ đó, bằng phương cách tính toán (chứ không vẽ ra giấy), rồi kết luận rằng có mất đất hay không mất đất và mất bao nhiêu.


dimanche 15 septembre 2013

Lối thoát nào cho cuộc nội chiến Syrie ?

Hai bên Mỹ-Nga vừa ký thỏa thuận tại Genève ngày 14-9, vấn đề Syrie sẽ có thể giải quyết bằng đường lối ngoại giao, với điều kiện Damas phải báo cáo danh sách vũ khí hóa học đồng thời cam kết hủy bỏ chúng trước tháng 6 năm 2014. “Thế giới hoan nghênh” thỏa thuận này, dĩ nhiên, vì sợ “tai bay họa gió” của chiến tranh.

Trước đó một hôm, ngày 13-9, Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon đã cho báo chí biết kết luận của ban điều tra của LHQ về việc sử dụng vũ khí hóa học. Ông tố cáo Al-Assad đã phạm rất nhiều tội ác chống nhân loại. Báo cáo này sẽ công bố trước Đại hội đồng LHQ ngày 16-9.

Câu hỏi đặt ra, tại sao thỏa thuận được ký kết trước khi bản báo cáo được công bố ?
Người ta có lý khi hoài nghi về hiệu quả của thỏa thuận này. Bới vì, cuộc nội chiến đã kéo dài hơn một năm, gây chết chóc cho trên 100.000 người, làm cho hàng triệu người khác màn trời chiếu đất. Nếu hai bên Mỹ-Nga chỉ ngừng ở thỏa thuận này và hài lòng với nó, có nghĩa là chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Vũ khí hóa học có thể sẽ không được Al-Assad sử dụng nữa, nhưng một người chết vì súng đạn hay chết vì chất độc thì cái chết có cùng một ý nghĩa như nhau. Tức chiến tranh vẫn tiếp diễn.

Tệ hơn nữa, ngày mai 16-9, bản báo cáo được chính thức công bố. Thế giới có thái độ gì trước Al-Assad, một kẻ đã phạm nhiều tội ác chống nhân loại ? Một nghị quyết của LHQ truy tố ông này trước Tòa án Quốc tế ? Nếu chỉ tịch thu vũ khí kẻ phạm tội  mà không trừng phạt kẻ phạm tội, thỏa thuận này thực tế chỉ là một cánh cửa hẹp của Putin mở ra để Obama thoát khỏi tình trạng tiếng thoái lưỡng nan không bị mất mặt.

Nếu thực sự lo ngại, một giải pháp chính trị cho các bên trong cuộc chiến cần phải được nghiên cứu nghiêm túc giữa các nước có trách nhiệm. Vấn đề là giải pháp nào có thể thỏa mãn cho các bên ?

Một vài chi tiết về địa lý – chính trị - và chiến lược của khu vực cần được đề cập tới để có thể xét đến một đường lối khả thi.

1/ Về chủng tộc và tôn giáo.

Gồm khoảng 23 triệu dân với diện tích 185.000km², khoảng 70% theo đạo Hồi (hệ phái Sunnite). Từ sau các biến cố “mùa xuân Ả Rập” 2011, hệ phái Sunnite do nhóm “Huynh đệ Hồi giáo”, được sự ủng hộ của các nước Ả Rập, cầm đầu ra mặt chống chính quyền.
Dân số còn lại gồm ba nhóm tôn giáo (và chủng tộc) : Thiên chúa giáo, Alaouite (được nhìn nhận thuộc hệ phái Shiite) và người Kurde.

Nhóm thiểu số Alaouite, nhờ cơ hội do các biến cố lịch sử thuộc địa, thành lập đảng Baas và nắm được chính quyền năm 1963. Từ đó nhà nước Syrie được thành lập. Gia đình Al-Assad (Hafez Al-Assad, cha của Bashar Al-Assad), thuộc nhóm Alaouite, nắm quyền năm 1971, từ đó quan lại nhà nước Syrie đều do đảng Baas nắm giữ. (Điều trớ trêu, trong các lực lượng nổi dậy cũng có nhóm Alouite !). Địa bàn “chiến lược” của gia đình Al-Assad cũng là nơi sinh sống của nhóm Alaouite gồm các dải đất trù phú trồng trọt được và các dải đất dọc bờ biển, bao gồm phi trường Lattaquié, hải cảng Tartous (có căn cứ hải quân Nga), được bảo vệ chung quanh là vùng núi non, với các căn cứ quân sự. Nhóm Alaouite được sự ủng hộ của Iran.

Dân Kurde sinh sống ở Syrie thuộc về một dân tộc lớn trên thế giới nhưng lại không có quốc gia, địa bàn sinh hoạt vùng cận biên với các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Irak và Syrie. Khoảng 30 triệu dân Kurde sinh sống trong vùng biên giới bốn nước này. Sau cuộc chiến Irak, khu vực phía bắc nước này thành lập một lãnh thổ tự trị của người Kurde. Nhưng do chia rẽ thành nhiều nhóm vũ trang khác nhau, tranh dành quyền lực, do đó không kết hợp thành một lực lượng lớn mạnh. Tại Syrie, lực lượng nổi dậy thuộc phe người Kurde khá mạnh, nhưng lại chủ trương tranh đấu độc lập (vì tranh đấu cho độc lập dân tộc chứ không phải do động lực tôn giáo), không liên kết với các nhóm nổi dậy khác. Chỉ đến ngày 28-8-2013 lực lượng người Kurke mới thống nhất được với các nhóm nổi dậy khác của Syrie, một thủ tướng lâm thời được các phe phái đồng ý được bầu lên, sau khi thủ tướng trước thoái vị.

Dân theo đạo Thiên chúa gồm khoảng 10% dân số. Điều nên biết là sự hiện diện của Liên Xô ở đây bắt đầu từ thập niên 50, sau này là Nga, với lý do là “bảo vệ người theo Thiên chúa giáo (Chính thống giáo)”. Nhóm dân này, cũng như Vatican,  không ủng hộ bất kỳ can thiệp quân sự nào vào Syrie.

2/ Ngọn cờ đầu chiến lược của Nga tại Địa Trung Hải.

Moscou và chính quyền Damas có quan hệ gắn bó từ thập niên 50, dưới thời Xô Viết. Từ năm 1971, Nga đã được Damas cho sử dụng hải cảng Tartous. Đến đầu thập niên 80, quan hệ càng chặt chẽ vì Syrie là địa điểm duy nhất của Liên Xô trong khu vực Địa Trung Hải. Hạm đội Biển Đen một phần đóng ở Sébastopol, một phần đóng ở Tartous để đối trọng với hải quân của phe OTAN, gồm Đệ lục hạm đội của Mỹ và lực lượng các nước trong vùng. Hiện nay, Tartous có tầm quan trọng chiến lược cho sự trổi dậy của Nga, là hải cảng “biển nóng” duy nhất mà nước này có được, có khả năng kiểm soát hai mặt : các eo biển của Thổ và con kinh Suez. Tức Tartous bảo đảm cho hạm đội của Nga từ Biển Đen ra Địa Trung Hải cho đến Ấn Độ Dương.

Syrie còn là một khách hàng quan trọng của Nga, về mặt kinh tế. Ngoài các mặt hàng thường xuyên là vũ khí, Nga còn là các chủ đầu tư khai thác các mỏ dầu khí của Syrie, có trữ lượng đáng kể.

Trong khi đó còn vấn đề thể diện. Vì vậy, dưới bất kỳ áp lực nào của Mỹ và Pháp, và với bất cứ giá nào, Putin không thể bỏ Syrie (nhưng Al-Assad thì chưa biết).

3/ Về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, Syrie có tranh chấp với Thổ Nhĩ Kỳ vùng đất (Sandjak – Hatay) đồng thời với Do Thái ở cao nguyên Golan. Vùng cao nguyên Golan quan trọng cho Do Thái vì nơi đây bắt nguồn các con sông, suối cung cấp nước cho phần lớn lãnh thổ Do Thái. Vùng Golan hiện do quân đội thuộc LHQ bản đảm an ninh.

4/ Các nước Châu Âu quan tâm đến Syrie hơn hết là Pháp. Nước này có quân đội, không quân và hải quân mạnh nhất trong các nước chung quanh Địa Trung Hải, không muốn Nga có mặt lại với tư cách cường quốc quân sự có thể cạnh tranh chiến lược trong vùng.

5/ Quyền gây chiến tranh - Jus ad bellum và luật lệ về chiến tranh - jus in bello : Như đã viết lần trước, theo nguyên tắc của Hiến chương LHQ, “quyền chiến tranh” chỉ có thể phát động trong hai trường hợp: trường hợp « tự vệ », chiếu theo nội dung điều 2 phần 4 Hiến chương LHQ và trường hợp được sự cho phép của Hội đồng bảo an LHQ, theo nội dung chương VII của Hiến chương này. Dưới mắt của Obama và TT Pháp François Hollande, Al-Assad vi phạm “luật lệ chiến tranh” vì đã sử dụng vũ khí hóa học, tàn sát thường dân vô tội. Vũ khí hóa học, trên nguyên tắc bị cấm theo hiệp ước Genève 1929, trên thực tế thì không nước nào tôn trọng. Trong khi hiệp ước 1993 thì Syrie không ký (chỉ mới tuyên bố gia nhập hiệp ước này sau khi bị lên án).  Nhưng một khi Nga sử dụng quyền phủ quyết, không thông qua nghị quyết, Hoa Kỳ và Pháp “bó tay”.

Giải pháp nào cho Syrie?

Sẽ tổn hại cho danh dự của Hoa Kỳ, một đại cường nắm cán cân mẫu mực thế giới, nếu khoanh tay ngồi yên nhìn thủ phạm phạm tội diệt chủng nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Về phía Putin cũng sẽ “kẹt”, nếu để “chìm xuồng”, vì lỡ đã lên tiếng sẵn sàng “ra tay” nếu có bằng chứng cụ thể Damas chủ mưu trong vụ sử dụng vũ khí hóa học. Nội dung báo cáo của LHQ đã biết trước: Al-Assad đã nhiều lần phạm tội diệt chủng.

Hai nước Hoa Kỳ và Pháp, nếu cương quyết, vẫn có thể sử dụng quyền “can thiệp vì nhân đạo”, hay quyền can thiệp vì nhà cầm quyền Damas phạm tội ác diệt chủng, để đánh Syrie. Vấn đề là hậu quả sẽ không lường. Khu vực sẽ bùng nổ và có thể mở đầu một cuộc “đại chiến”.

Vì thế, giải pháp chính trị có thể sẽ là “ngưng bắn” theo lối “da beo”, đâu ở đó. Al-Assad có thể lưu vong, sẽ đưa đến việc phân chia Syrie làm hai : vùng trù mật với hải cảng Tartous (phía bắc Syrie) có thể sẽ giao cho phe thân Nga. Còn lại cho phe nổi dậy.

Giải pháp này các bên đều ổn thỏa, ngoại trừ Pháp: Lực lượng của Nga vẫn còn ở Địa Trung Hải, qua vụ này, lực lượng sẽ tăng thêm nhiều lần. Hoa Kỳ có thể cảm thấy bị đe dọa vì các hoạt động quân sự của Do Thái có thể nằm trong tầm ra đa hay tầm bắn của Nga.