Bàn về "quốc gia Đài loan độc lập" và chiến lược "mù mờ" của Mỹ trong vấn đề Đài loan.
Sự “mơ hồ trong chiến lược” của Mỹ ở vấn đề Đài loan được cho là không ai biết Mỹ có can thiệp hay không, nếu Bắc kinh ngày nào đó phá vỡ hiện trạng, sử dụng vũ lực để “giải phóng” Đài loan.
“Mơ hồ chiến lược” của Mỹ về vấn đề Đài loan từ lâu đã được các chuyên gia về Trung quốc giải thích. Đó là Mỹ muốn, thứ nhứt, ngăn chặn việc “tuyên bố độc lập đơn phương” từ phía Đài bắc. Thứ hai, buộc những thành phần “diều hâu” từ lục địa, những người muốn sử dụng vũ lực để “thống nhứt đất nước”, trước khi ra tay phải cân nhắc lại.
Nói chung là Mỹ muốn giữ “nguyên trạng” hai bờ eo biển Đài loan, đã được Mỹ xác lập từ năm 1979.
Nhưng lập trường “mù mờ” của Mỹ về Đài loan có thể giải thích bằng cách khác, trên quan điểm luật học.
Đó là Mỹ, nhân danh một đại cường “làm gì cũng làm theo luật”, không thể có những tuyên bố, hay có những hành vi mâu thuẩn, bất nhứt. Các việc này có thể phá vỡ nguyên tắc “Quốc gia Trung hoa duy nhứt” mà lâu nay Mỹ đã nhìn nhận Đài loan là một phần lãnh thổ của quốc gia Trung hoa duy nhứt đó.
Các tuyên bố, các hành vi có thể “gây hiểu lầm”, khiến Đài loan đơn phương “tuyên bố độc lập”, hay khiến TQ sử dụng vũ lực “giải phóng” Đài loan “thống nhứt đất nước”.
Sự “mơ hồ về chiến lược” của Mỹ về Đài loan bắt đầu từ khi nào ?
Những cam kết của Mỹ về Đài loan gồm có: 1/ ba tuyên bố chung Mỹ-Trung quốc. 2/ Đạo luật Quan hệ Đài loan 1979 (TRA 1979 - Taiwan Relations Act). 3/ Tuyên bố Reagan năm 1982 gồm 6 điểm liên quan vấn đề Đài loan.
Quan điểm của Trung quốc về Đài loan thể hiện qua Tuyên bố Thượng Hải tháng Hai năm 1972 giữa Nixon và Chu Ân Lai.
Quan điểm của TQ về Đài loan (1) dứt khoát và cụ thể: Đài loan là một tỉnh của TQ và nhà cầm quyền ở Bắc kinh là đại diện chính đáng duy nhứt cho nước Trung hoa.
Quan điểm của Mỹ (2) qua Tuyên bố Thượng hải 1972 :
“The United States acknowledges that all Chinese on either side of the Taiwan Strait maintain there is but one China and that Taiwan is a part of China. The United States Government does not challenge that position. It reaffirms its interest in a peaceful settlement of the Taiwan question by the Chinese themselves.”
Tạm dịch: “Hoa Kỳ thấy rằng người Hoa ở hai bờ eo biển Đài Loan cùng ủng hộ một Trung hoa và Đài Loan là một phần của Trung hoa. Mỹ không thách thức lập trường này. Mỹ tái khẳng định sự quan tâm của mình đối với việc giải quyết vấn đề Đài Loan bằng phương cách hòa bình của người Hoa...”.
Ta có thể cho rằng ngôn ngữ sử dụng của Mỹ là khá “mù mờ”.
“The US acknowledges that...” Tức Mỹ chỉ “nhận thấy” (chớ không công nhận) một thực tế (là dân hai bờ eo biển cho rằng Đài loan là một phần của TQ).
Mù mờ ở chỗ Mỹ “nhận thấy” sự việc đó, “vào thời điểm đó”, nó là như vậy. Nhưng vào thời điểm khác (như bây giờ) thì Mỹ có thể “nhận thấy” sự việc đó đã khác đi (3).
Ta cũng thấy lập trường của Mỹ là chỉ ủng hộ việc giải quyết vấn đề Đài loan giữa những người Hoa “bằng phương cách hòa bình của người Hoa”.
Mù mờ ở chỗ, nếu lục địa chọn phương pháp thống nhứt Đài loan “không hòa bình”. Điều này nếu xảy ra sẽ đưa tới việc Mỹ “không ủng hộ” phương cách của TQ.
Nhưng từ việc “Mỹ không ủng hộ phuong cách của TQ” đến việc “Mỹ can thiệp” để bảo vệ Đài loan là cả một chặn đường cam go về thực tiễn (tương quan lực lượng), chính trị và pháp lý.
Các “cam kết” của Mỹ về Đài loan sau này, như TRA 1979 có mục đích cam kết “bán vũ khí tự vệ cho Đài loan”, hay Tuyên bố 6 điểm của Reagan năm 1982 về các điều kiện “bán vũ khí tự vệ cho Đài loan” không đặt lại nội dung “Đài loan là một phần của TQ” cũng như xác định hay phủ định, Mỹ có can thiệp hay không, nếu lục địa tấn công Đài loan bằng vũ lực.
Ta có thể nói rằng “chiến lược mù mờ” của Mỹ về vấn đề Đài loan bắt nguồn từ Tuyên bố Thượng hải 1972.
Đài loan là một quốc gia độc lập ?
Nhiều tác giả, báo chí VN cho rằng Đài loan là một “quốc gia độc lập”. Nhận xét này hoàn toàn sai lầm.
Trên thực tế - de facto - Đài loan hành sử “như là một quốc gia độc lập có chủ quyền”. Đài loan có “lãnh thổ cụ thể”, có “dân chúng xác định”, có một chính phủ quản lý với thẩm quyền độc lập (trên lãnh thổ Đài loan và một số đảo phụ thuộc).
Nhưng về pháp lý - de jure - Đài loan và lục địa là những lãnh thổ thuộc về một Quốc gia duy nhứt tên gọi Trung Hoa.
Từ năm 1943, qua Tuyên bố Cairo, các cường quốc Mỹ và Anh cam kết buộc Nhật phải trả lại cho Trung Hoa những vùng mà Nhật đã “cướp” của Trung Hoa như Mãn Châu, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Sau khi Nhật đầu hàng, cam kết này khẳng định lại qua Hòa ước San Francisco 1951.
Nguyên tắc “Trung hoa duy nhứt” và Đài loan thuộc về quốc gia này đã được xác lập do ý chí của các đại cường Đồng Minh Mỹ, Anh… từ năm 1951.
Trên quan điểm cho rằng “Đài loan là quốc gia độc lập” của các học giả, nhà báo VN... lãnh thổ “quốc gia” Đài loan bao gồm đảo Đài loan và một số đảo như Bành hồ, Kim môn, Mã tổ, Đông sa…
Tất cả các vùng lãnh thổ này đều thuộc về một quốc gia duy nhứt là Trung Hoa.
Một nước (country) không thể có hai vua (chủ quyền).
Chủ quyền trong một quốc gia là “quyền lực tối thượng”, “duy nhứt” và “bất khả phân”.
Khi được định nghĩa là “duy nhứt và bất khả phân”, thì trên lãnh thổ nước Trung hoa, bao gồm lục địa và Đài loan, chỉ có một “quyền lực chủ tể” duy nhứt.
Lập trường của Mỹ và đại đa số các quốc gia trên thế giới, chủ quyền của Trung hoa hiện nay “tụ” ở Bắc kinh, chớ không ở Đài bắc.
“Quốc gia” là một khái niệm trừu tượng về luật được khai sinh ra từ Luật pháp. (L’État est une fiction juridique créée par le Droit).
Đài loan,với lãnh thổ là đảo Đài loan (và các đảo trực thuộc”, với dân chúng cư ngụ ở các đảo này, chưa bao giờ là một “quốc gia độc lập có chủ quyền”. Dân chúng Đài loan trong một thời kỳ dài không biểu hiện ý chí muốn “độc lập” với lục địa. Việc này có thể kiểm chứng lại qua lịch sử Đài loan.
Lập trường “quốc gia duy nhứt” của các chính phủ Quốc dân đảng và Dân tiến.
Từ năm 1945 đến 1988 Đài Loan liên tục do Quốc Dân đảng lãnh đạo, chính quyền nơi đây là một kiểu mẫu điển hình vừa “quân phiệt”, vừa “gia đình trị” vừa “độc tài đảng trị”, thân Tây Phương và chủ trương kinh tế tư bản. Quốc hội ở đây được thành lập với một số đông đảo ⅔ đại biểu có nhiệm kỳ “suốt đời”. Những đại biểu này vốn là các đại biểu quốc hội đầu tiên tổ chức ở lục địa năm 1948 di cư ra Đài loan sau biến cố 1949. Nhiệm kỳ các đại biểu kéo dài, nhân danh nguyên tắc “thời kỳ di tản tạm thời chờ quang phục lục địa”. Theo nguyên tắc, chức vụ Tổng thống Dân quốc được các đại biểu quốc hội bầu ra. Ta thấy bầu cách nào thì chức tổng thống vẫn thuộc về Tưởng giới Thạch, hay con là Tưởng Kinh quốc, dĩ nhiên cho tới khi các đại biểu “di tản từ lục địa” quá cố, được thay thế bởi các đại biểu mới.
Trong suốt khoảng thời gian lãnh đạo, chủ trương của Tưởng Giới Thạch, sau chuyển sang cho con là Tưởng Kinh Quốc, là “quang phục lục địa”, Đài Loan và lục địa có chung một tổ quốc, một nước Trung Hoa.
Sau khi Tưởng Kinh Quốc từ trần, chức vụ tổng thống được trao lại cho vị phó là Lý Đằng Huy. Công cuộc “dân chủ hóa” Đài loan bắt đầu từ đây.
Hai nhiệm kỳ tổng thống (1990-1996 và 1996-2000) của Lý Đằng Huy, ngoài dân chủ hóa và “Đài Loan hóa” hệ thống chính trị, chính sách “thống nhứt Trung Quốc” cũng được đặt ra, nhưng trên nền tảng hòa bình.
Trước sự sụp đổ của khối cộng sản, phe chống cộng ở Đài Loan nghĩ rằng sẽ thống nhất lục địa dễ dàng bằng phương pháp dân chủ. Ủy Ban Thống nhứt Quốc Gia ra đời năm 1991. Mục đích thống nhứt là “xây dựng một nước Trung Hoa dân chủ, tự do và một sự thịnh vượng được chia sẻ”.
Quan hệ hai bờ eo biển, Đài Loan lập ra Strait Exchange Foundation (SEF) và phía Trung Quốc lập Association for Relation Across the Taiwan Strait (ARATS). Đài loan chủ trương “mỗi bên giải thích theo ý của mình về một nước Trung Hoa”. Lập trường phía lục địa: “Hai bên giữ cơ bản một nước Trung Hoa và cố gắng vận động để thống nhất đất nước. Trong giai đoạn giao tiếp hai bên không được đề cập đến ý nghĩa chính trị của “một nước Trung Quốc””. Năm 1992 còn có cái gọi là “đồng thuận Singapour”, theo đó hai bên cùng nhìn nhận nguyên tắc “một quốc gia Trung hoa nhưng có nhiều cách diễn giải”.
Lập trường của lục địa bắt đầu cứng rắn năm 1995, sau khi “trụ” được sau cuộc chấn động do hệ thống XHCN sụp đổ. Đồng thời với việc thao diễn “cơ bắp” bắn hỏa tiễn về phía Đài loan, TQ ra “sách trắng”, trong đó có đoạn: ”Chấp nhận nguyên tắc một Trung Quốc mà không chấp nhận bất kỳ ngoại lệ nào. Đài Loan không được gia nhập bất kỳ một tổ chức quốc tế nào dành cho các quốc gia, không được quan hệ chính thức với các nước đã công nhận Trung Quốc lục địa. Nguyên tắc không từ bỏ việc sử dụng sức mạnh quân sự chỉ nhắm vào các lực lượng nước ngoài mà không nhắm vào Đài Loan….”
Nhưng các việc “thao diễn cơ bắp” bằng quân sự và leo thang về ngôn từ hăm dọa đã khiến lực lượng phe dân chủ Đài loan càng được củng cố. Khuynh hướng “ly khai” bắt đầu loan truyền rộng rãi trong dân chúng Đài loan.
Cũng từ năm 1995 TQ tìm mọi cách cản trở Đài loan gia nhập ở bất kỳ một tổ chức quốc tế nào.
Lo ngại Đài loan bị cô lập, quan điểm về “một quốc gia Trung hoa” của của Tổng Thống Lý Đằng Huy được điều chỉnh lại như sau: “Trung Hoa Dân Quốc là một quốc gia có chủ quyền từ năm 1912. Sau khi chính quyền cộng sản được thiết lập năm 1949, hai bên bờ (eo biển Đài Loan) là hai thực thể chính trị đồng đẳng”.
Đến tháng 7 năm 1999, Tổng Thống Lý Đằng Huy tuyên bố rằng quan hệ giữa hai bờ là quan hệ giữa quốc gia với quốc gia (lưỡng biên lưỡng quốc). Sở dĩ có việc này là vì sự hứa hẹn của Bắc Kinh về “một quốc gia hai hệ thống” được áp dụng tại Hồng Kông và Ma Cao cho thấy không thích hợp với Đài Loan. Theo ông Lý, Đài Loan là một nước độc lập và có chủ quyền chứ không phải là một thuộc địa như Hồng Kông và Ma Cao.
Mô hình “hai quốc gia” Nam và Bắc Hàn cùng gia nhập vào LHQ năm 1991 có thể đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của Lý Đằng Huy. Ông này cho thành lập nhóm nghiên cứu về “hình thức đặc biệt cho quan hệ giữa quốc gia và quốc gia” để áp dụng hai bên bờ eo biển Formosa.
Tháng 3 năm 2000 ông Trần Thủy Biển, thuộc đảng Dân tiến, tiếp nối chính sách của Lý Đằng Huy, đắc cử. Diễn văn đọc sau khi đắc cử vào tháng 5 có nội dung đáng chú ý: đến khi nào mà lãnh đạo đảng CS Hoa Lục không sử dụng bạo lực để tấn công Đài Loan thì trong suốt nhiệm kỳ của Trần Thủy Biển sẽ không tuyên bố Đài Loan độc lập.
Mùa hè 2002, Trần Thủy Biển đưa ra nguyên tắc “nhứt biên nhứt quốc”, mỗi bờ một nước. Ngày 14 tháng 3 năm 2005, quốc hội Trung Quốc thông qua luật “chống ly khai”, việc này gây chống đối nơi dân chúng Đài Loan…
Sau khi Mã Anh Cửu tái chinh phục quyền lực cho Quốc dân đảng, lập trường “thân” lục địa của Quốc dân đảng làm “hạ nhiệt” căng thẳng hai bờ eo biển Formosa. Vấn đề “Đài loan độc lập” chưa bao giờ được phía Quốc dân đảng đặt ra.
Bà Thái Anh Văn, thuộc đảng Dân tiến, sau khi tái đắc cử 15 tháng Giêng 2020 có tuyên bố rằng : “Trung Quốc phải chấp nhận thực tế Đài Loan đã là một quốc gia độc lập... Chúng tôi không cần tuyên bố Đài Loan là một Quốc gia độc lập. Chúng tôi đã là một đất nước độc lập, với quốc hiệu Trung Hoa Dân Quốc”.
Vấn đề là hai Quốc gia lần lượt gọi là Trung Hoa Dân Quốc (Cộng hòa Trung hoa) và Cộng hòa Nhân Dân Trung hoa (Trung quốc) đều có chung một lãnh thổ, chung một khối quốc dân.
Bà Thái Anh Văn nhắc lại lập trường của Lý Đằng Huy, của Tưởng Giới Thạch… từ năm 1949 cho tới bây giờ.
Dưới cái nhìn Bắc kinh: Đài loan là một phần lãnh thổ của Quốc gia tên gọi Trung hoa Nhân Dân Cộng hòa quốc.
Cái nhìn của Đài bắc: Lục địa là phần lãnh thổ của Quốc gia tên gọi Cộng hòa Trung hoa (còn gọi dưới tên thông dụng Trung hoa Dân quốc).
Tức là ý kiến của Lý Đằng Huy được bà Thái Anh Văn nhắc lại: “mỗi bên giải thích theo ý của mình về một nước Trung Hoa”. Đây cũng là nội hàm của cái gọi là “đồng thuận Singapour 1992”.
Cách nào để Đài loan trở thành một “quốc gia độc lập” ?
TT Biden có tuyên bố hôm thứ năm 21 tháng mười, nhân trả lời báo chí, rằng Mỹ sẽ “bảo vệ Đài loan nếu TQ tấn công”.
Rõ ràng TT Biden đã “bạch hóa” chiến lược mù mờ của Mỹ về Đài loan. Đây là một cơ hội để bà Thái Anh Văn chụp lấy và tuyên bố Đài loan độc lập.
Ngày hôm sau Tòa Bạch ốc đính chính lại. Phát ngôn nhân Jen Psaki nói rằng tổng thống Mỹ “không loan báo thay đổi chính sách” đồng thời Mỹ tiếp tục “tôn trọng những cam kết giúp Đài Loan tự vệ và tiếp tục phản đối mọi thay đổi nguyên trạng”.
Hôm 29 tháng 10, bà Sandra Oudkirk, người đứng đầu văn phòng đại diện Mỹ tại Đài loan khẳng định trước báo chí rằng “Mỹ sẽ giúp Đài loan tự vệ”.
Câu hỏi đặt ra, khi Đài loan tuyên bố độc lập, TQ có thể áp dụng “luật chống ly khai” để đánh Đài loan. Lúc đó Mỹ có đưa quân can thiệp, bảo vệ Đài loan như ý kiến của TT Biden, hay chỉ là hỗ trợ vũ khí để quân Đài loan “mình ên” tự vệ ?
Chiến lược về Đài loan của Mỹ vốn mù mờ, qua các tuyên bố của quan chức Mỹ nay lại thêm phần “rối loạn”.
Trên quan điểm luật học, nếu Mỹ (cũng như nhiều quốc gia trên thế giới) đã nhìn nhận Đài loan là một phần của Trung hoa. Điều này có nghĩa vấn đề Đài loan là “chuyện nội bộ” của Trung quốc và các quốc gia khác không có quyền can thiệp vào.
Vấn đề là Mỹ đã từng nhìn nhận chính phủ Trung hoa Dân quốc ở Đài bắc từ sau Thế chiến II, có ký hiệp ước “an ninh hỗ tương” với Trung hoa Dân quốc. Các việc này trở thành “caduc - vô hiệu lực” sau khi Mỹ công nhận chính quyền Bắc kinh năm 1979. Nhưng Mỹ vẫn còn ràng buộc với Đài loan theo tinh thần Tuyên bố Thượng hải 1972 cũng như luật về Quan hệ với Đài loan (TRA 1979).
Tức là Mỹ có “lý do chính đáng” để can dự vào nội bộ Trung hoa, nếu lục địa tấn công Đài loan bằng vũ lực. Nhưng một cuộc “phòng thủ tập thể”, bao gồm các đồng minh của Mỹ như AUKUS, sẽ không “hợp pháp”, kiểu “jus ad bellum” như chiến tranh “đánh Iraq giải phóng Kuwait” đầu thập niên 90, vì khó thuyết phục được dư luận quốc tế.
Tuyên bố độc lập là vấn đề sống còn của nền dân chủ ở Đài loan, cũng như để bảo vệ nếp sống khác biệt của người dân Đài loan đối với dân lục địa. Điều khó khăn là làm thế nào để Đài loan tiến tới độc lập, bằng phương cách hòa bình, mà TQ không phản đối ?
Hứa hẹn lúc tranh cử của bà Thái Anh Văn, việc này giúp bà thắng lớn, cũng là các việc “đưa Đài loan gia nhập các tổ chức quốc tế”. Tổng thống Mỹ Biden, cũng như nhiều lãnh tụ các quốc gia tiên tiến, cùng khẳng định sẽ ủng hộ Đài loan gia nhập các tổ chức quốc tế. Vấn đề là bằng cách nào ?
Đài loan không có “tư cách pháp nhân quốc gia”, hệ quả không thể gia nhập các tổ chức quốc tế trực thuộc LHQ. Các tổ chức này chỉ thâu nhận thành viên “quốc gia” mà thôi.
Để thực hiện mục tiêu này dân chúng Đài loan có thể sử dụng quyền “dân tộc tự quyết”, thể hiện qua các hình thức trưng cầu dân ý để ly khai. “Dân tộc tự quyết” là một nguyên tắc nền tảng được Hiến chương LHQ ghi nhận nhưng vấn đề “ly khai” thì “mạnh được yếu thua”, không có luật lệ gì cả.
Trên nguyên tắc bà Thái Anh Văn có thể tuyên bố “Đài loan độc lập” mà không thông qua nguyên tắc “trưng cầu dân ý”. Nhiều cuộc thăm dò, từ thập niên 2000 hoặc mới đây, đã cho thấy trên 80% dân Đài loan muốn được đối xử như là “một quốc gia”.
Trong trường hợp này “quyền dân tộc tự quyết” của dân Đài loan sẽ đối đầu với nguyên tắc luật học “chủ quyền quốc gia” và thuyết “toàn vẹn lãnh thổ” của phía lục địa. Cả hai bên đều có lý do thuyết phục. Cả hai bền đều có tính “chính đáng”, trên quan điểm pháp lý quốc tế.
Thắng bại hai bên là “tương quan lực lượng”, từ tương quan quốc phòng đến tương quan ngoại giao với các quốc gia khác.
Bằng phương cách này, các quốc gia ủng hộ Đài loan có thể nhanh chóng “công nhận” Đài loan, qua một thủ tục ngoại giao. Từ đó các tổ chức LHQ có thể thâu nhận quốc gia thành viên mới mang tên Đài loan.
Ngoài phương pháp đơn phương tuyên bố độc lập, Đài loan còn có phương cách khác, thỏa mãn các yêu sách của các bên. Đó là áp dụng mô hình “hai quốc gia” tạm thời của hai miền Nam Bắc Hàn.
Theo đó Đài loan và lục
địa đều có ghế đại diện ở LHQ nhưng quan hệ giữa các bên không phải là quan hệ “quốc gia với quốc gia” mà là một quan hệ đặc biệt, thiết lập tạm thời trong quá trình dẫn tới việc thống nhứt đất nước”. (4)
Mô hình này thỏa mãn các bên, ngoại trừ TQ, mặc dầu nguyên tắc “một Trung hoa” được giữ nguyên.
Điều khó khăn là Mỹ sẽ “trao đổi” với TQ lợi ích gì để TQ nhượng bộ, coi Đài loan là “đồng đẳng” với mình ở LHQ ?
Lợi ích cốt lõi của TQ có 4 điều: Tây tạng, Tân cương, Đài loan và biển Đông.
Tây tạng và Tân cương xa quá, Mỹ vói tay không tới. Chỉ còn Biển Đông. Mỹ có thể đánh đổi chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia (như VN) ở Biển Đông để đổi lấy nền độc lập cho Đài loan hay không ? Với giá này đối với Mỹ là quá “hời”. Chỉ cần TQ tôn trọng “quyền tự do hải hành và không lưu” ở khu vực Biển Đông thì chủ quyền đảo HS và TQ thuộc về nước nào, hay vùng biển chữ U thuộc kinh tế độc quyền của nước nào… không còn là điều quan trọng đối với Mỹ nữa.
Tài liệu tham khảo:
La Chine en quête de ses frontières - La confrontation Chine-Taiwan. Tác giả Jean-Pierre Cabestan và Benoit Vermander. NXB Sciences Po 2005.
Chine-Taiwan La Guerre est-elle Concevable ? NXB Economia 2003.
Dictionnaire de la Chine Contemporaine. Sous la direction de Thierry Sanjuan. NXB Armand Collin 2007.
(1) The Taiwan question is the crucial question obstructing the normalization of relations between China and the United States; the Government of the People’s Republic of China is the sole legal government of China; Taiwan is a province of China which has long been returned to the motherland; the liberation of Taiwan is China’s internal affair in which no other country has the right to interfere; and all U.S. forces and military installations must be withdrawn from Taiwan. The Chinese Government firmly opposes any activities which aim at the creation of “one China, one Taiwan,” “one China, two governments,” “two Chinas,” and “independent Taiwan” or advocate that “the status of Taiwan remains to be determined.”
(2) The United States acknowledges that all Chinese on either side of the Taiwan Strait maintain there is but one China and that Taiwan is a part of China. The United States Government does not challenge that position. It reaffirms its interest in a peaceful settlement of the Taiwan question by the Chinese themselves. With this prospect in mind, it affirms the ultimate objective of the withdrawal of all U.S. forces and military installations from Taiwan. In the meantime, it will progressively reduce its forces and military installations on Taiwan as the tension in the area diminishes.
(3) Thật vậy, các cuộc thăm dò gần đây được tổ chức ở Đài loan cho thấy có đến 80% dân Đài loan bác bỏ nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ” của Tập Cận Bình và 85% dân chúng ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển là “quốc gia với quốc gia”, thể hiện qua 4 điều kiện lập thành quan hệ Đài loan - Trung quốc: 1/ đối thoại chính thức với Đài Loan ở cấp giữa các Quốc gia bằng cách thừa nhận quy chế của Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền ; 2/ tôn trọng quyền tự do và dân chủ của Đài Loan ; 3/ ký kết các thỏa thuận với Đài Loan một cách hòa bình và công bằng và 4/ cuối cùng là thông tin liên lạc ở cấp duy nhất là giữa chính phủ với chính phủ.
Tức là Mỹ có thể “nhận thấy” hiện nay dân Đài loan chủ trương “lưỡng biên lưỡng quốc”, hai bờ hai quốc gia, và ý chí của dân ở đây là Đài loan trở thành một “quốc gia độc lập, có chủ quyền”, ngang hàng với TQ.
(4) Hiệp định Liên Triều ký ngày 13 tháng 12 năm 1991, những dòng mở đầu khẳng định: “la relation entre les parties n'est pas une relation d'Etat à Etat mais une relation spéciale établie provisoirement au cours du processus devant mener à la réunification” - quan hệ giữa các bên không phải là quan hệ “quốc gia với quốc gia” mà là một quan hệ đặc biệt, thiết lập tạm thời trong quá trình dẫn tới việc thống nhứt đất nước”.
Bàn về "quốc gia Đài loan độc lập" và chiến lược "mù mờ" của Mỹ trong vấn đề Đài loan.
Sự “mơ hồ trong chiến lược” của Mỹ ở vấn đề Đài loan được cho là không ai biết Mỹ có can thiệp hay không, nếu Bắc kinh ngày nào đó phá vỡ hiện trạng, sử dụng vũ lực để “giải phóng” Đài loan.
“Mơ hồ chiến lược” của Mỹ về vấn đề Đài loan từ lâu đã được các chuyên gia về Trung quốc giải thích. Đó là Mỹ muốn, thứ nhứt, ngăn chặn việc “tuyên bố độc lập đơn phương” từ phía Đài bắc. Thứ hai, buộc những thành phần “diều hâu” từ lục địa, những người muốn sử dụng vũ lực để “thống nhứt đất nước”, trước khi ra tay phải cân nhắc lại.
Nói chung là Mỹ muốn giữ “nguyên trạng” hai bờ eo biển Đài loan, đã được Mỹ xác lập từ năm 1979.
Nhưng lập trường “mù mờ” của Mỹ về Đài loan có thể giải thích bằng cách khác, trên quan điểm luật học.
Đó là Mỹ, nhân danh một đại cường “làm gì cũng làm theo luật”, không thể có những tuyên bố, hay có những hành vi mâu thuẩn, bất nhứt. Các việc này có thể phá vỡ nguyên tắc “Quốc gia Trung hoa duy nhứt” mà lâu nay Mỹ đã nhìn nhận Đài loan là một phần lãnh thổ của quốc gia Trung hoa duy nhứt đó.
Các tuyên bố, các hành vi có thể “gây hiểu lầm”, khiến Đài loan đơn phương “tuyên bố độc lập”, hay khiến TQ sử dụng vũ lực “giải phóng” Đài loan “thống nhứt đất nước”.
Sự “mơ hồ về chiến lược” của Mỹ về Đài loan bắt đầu từ khi nào ?
Những cam kết của Mỹ về Đài loan gồm có: 1/ ba tuyên bố chung Mỹ-Trung quốc. 2/ Đạo luật Quan hệ Đài loan 1979 (TRA 1979 - Taiwan Relations Act). 3/ Tuyên bố Reagan năm 1982 gồm 6 điểm liên quan vấn đề Đài loan.
Quan điểm của Trung quốc về Đài loan thể hiện qua Tuyên bố Thượng Hải tháng Hai năm 1972 giữa Nixon và Chu Ân Lai.
Quan điểm của TQ về Đài loan (1) dứt khoát và cụ thể: Đài loan là một tỉnh của TQ và nhà cầm quyền ở Bắc kinh là đại diện chính đáng duy nhứt cho nước Trung hoa.
Quan điểm của Mỹ (2) qua Tuyên bố Thượng hải 1972 :
“The United States acknowledges that all Chinese on either side of the Taiwan Strait maintain there is but one China and that Taiwan is a part of China. The United States Government does not challenge that position. It reaffirms its interest in a peaceful settlement of the Taiwan question by the Chinese themselves.”
Tạm dịch: “Hoa Kỳ thấy rằng người Hoa ở hai bờ eo biển Đài Loan cùng ủng hộ một Trung hoa và Đài Loan là một phần của Trung hoa. Mỹ không thách thức lập trường này. Mỹ tái khẳng định sự quan tâm của mình đối với việc giải quyết vấn đề Đài Loan bằng phương cách hòa bình của người Hoa...”.
Ta có thể cho rằng ngôn ngữ sử dụng của Mỹ là khá “mù mờ”.
“The US acknowledges that...” Tức Mỹ chỉ “nhận thấy” (chớ không công nhận) một thực tế (là dân hai bờ eo biển cho rằng Đài loan là một phần của TQ).
Mù mờ ở chỗ Mỹ “nhận thấy” sự việc đó, “vào thời điểm đó”, nó là như vậy. Nhưng vào thời điểm khác (như bây giờ) thì Mỹ có thể “nhận thấy” sự việc đó đã khác đi (3).
Ta cũng thấy lập trường của Mỹ là chỉ ủng hộ việc giải quyết vấn đề Đài loan giữa những người Hoa “bằng phương cách hòa bình của người Hoa”.
Mù mờ ở chỗ, nếu lục địa chọn phương pháp thống nhứt Đài loan “không hòa bình”. Điều này nếu xảy ra sẽ đưa tới việc Mỹ “không ủng hộ” phương cách của TQ.
Nhưng từ việc “Mỹ không ủng hộ phuong cách của TQ” đến việc “Mỹ can thiệp” để bảo vệ Đài loan là cả một chặn đường cam go về thực tiễn (tương quan lực lượng), chính trị và pháp lý.
Các “cam kết” của Mỹ về Đài loan sau này, như TRA 1979 có mục đích cam kết “bán vũ khí tự vệ cho Đài loan”, hay Tuyên bố 6 điểm của Reagan năm 1982 về các điều kiện “bán vũ khí tự vệ cho Đài loan” không đặt lại nội dung “Đài loan là một phần của TQ” cũng như xác định hay phủ định, Mỹ có can thiệp hay không, nếu lục địa tấn công Đài loan bằng vũ lực.
Ta có thể nói rằng “chiến lược mù mờ” của Mỹ về vấn đề Đài loan bắt nguồn từ Tuyên bố Thượng hải 1972.
Đài loan là một quốc gia độc lập ?
Nhiều tác giả, báo chí VN cho rằng Đài loan là một “quốc gia độc lập”. Nhận xét này hoàn toàn sai lầm.
Trên thực tế - de facto - Đài loan hành sử “như là một quốc gia độc lập có chủ quyền”. Đài loan có “lãnh thổ cụ thể”, có “dân chúng xác định”, có một chính phủ quản lý với thẩm quyền độc lập (trên lãnh thổ Đài loan và một số đảo phụ thuộc).
Nhưng về pháp lý - de jure - Đài loan và lục địa là những lãnh thổ thuộc về một Quốc gia duy nhứt tên gọi Trung Hoa.
Từ năm 1943, qua Tuyên bố Cairo, các cường quốc Mỹ và Anh cam kết buộc Nhật phải trả lại cho Trung Hoa những vùng mà Nhật đã “cướp” của Trung Hoa như Mãn Châu, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Sau khi Nhật đầu hàng, cam kết này khẳng định lại qua Hòa ước San Francisco 1951.
Nguyên tắc “Trung hoa duy nhứt” và Đài loan thuộc về quốc gia này đã được xác lập do ý chí của các đại cường Đồng Minh Mỹ, Anh… từ năm 1951.
Trên quan điểm cho rằng “Đài loan là quốc gia độc lập” của các học giả, nhà báo VN... lãnh thổ “quốc gia” Đài loan bao gồm đảo Đài loan và một số đảo như Bành hồ, Kim môn, Mã tổ, Đông sa…
Tất cả các vùng lãnh thổ này đều thuộc về một quốc gia duy nhứt là Trung Hoa.
Một nước (country) không thể có hai vua (chủ quyền).
Chủ quyền trong một quốc gia là “quyền lực tối thượng”, “duy nhứt” và “bất khả phân”.
Khi được định nghĩa là “duy nhứt và bất khả phân”, thì trên lãnh thổ nước Trung hoa, bao gồm lục địa và Đài loan, chỉ có một “quyền lực chủ tể” duy nhứt.
Lập trường của Mỹ và đại đa số các quốc gia trên thế giới, chủ quyền của Trung hoa hiện nay “tụ” ở Bắc kinh, chớ không ở Đài bắc.
“Quốc gia” là một khái niệm trừu tượng về luật được khai sinh ra từ Luật pháp. (L’État est une fiction juridique créée par le Droit).
Đài loan,với lãnh thổ là đảo Đài loan (và các đảo trực thuộc”, với dân chúng cư ngụ ở các đảo này, chưa bao giờ là một “quốc gia độc lập có chủ quyền”. Dân chúng Đài loan trong một thời kỳ dài không biểu hiện ý chí muốn “độc lập” với lục địa. Việc này có thể kiểm chứng lại qua lịch sử Đài loan.
Lập trường “quốc gia duy nhứt” của các chính phủ Quốc dân đảng và Dân tiến.
Từ năm 1945 đến 1988 Đài Loan liên tục do Quốc Dân đảng lãnh đạo, chính quyền nơi đây là một kiểu mẫu điển hình vừa “quân phiệt”, vừa “gia đình trị” vừa “độc tài đảng trị”, thân Tây Phương và chủ trương kinh tế tư bản. Quốc hội ở đây được thành lập với một số đông đảo ⅔ đại biểu có nhiệm kỳ “suốt đời”. Những đại biểu này vốn là các đại biểu quốc hội đầu tiên tổ chức ở lục địa năm 1948 di cư ra Đài loan sau biến cố 1949. Nhiệm kỳ các đại biểu kéo dài, nhân danh nguyên tắc “thời kỳ di tản tạm thời chờ quang phục lục địa”. Theo nguyên tắc, chức vụ Tổng thống Dân quốc được các đại biểu quốc hội bầu ra. Ta thấy bầu cách nào thì chức tổng thống vẫn thuộc về Tưởng giới Thạch, hay con là Tưởng Kinh quốc, dĩ nhiên cho tới khi các đại biểu “di tản từ lục địa” quá cố, được thay thế bởi các đại biểu mới.
Trong suốt khoảng thời gian lãnh đạo, chủ trương của Tưởng Giới Thạch, sau chuyển sang cho con là Tưởng Kinh Quốc, là “quang phục lục địa”, Đài Loan và lục địa có chung một tổ quốc, một nước Trung Hoa.
Sau khi Tưởng Kinh Quốc từ trần, chức vụ tổng thống được trao lại cho vị phó là Lý Đằng Huy. Công cuộc “dân chủ hóa” Đài loan bắt đầu từ đây.
Hai nhiệm kỳ tổng thống (1990-1996 và 1996-2000) của Lý Đằng Huy, ngoài dân chủ hóa và “Đài Loan hóa” hệ thống chính trị, chính sách “thống nhứt Trung Quốc” cũng được đặt ra, nhưng trên nền tảng hòa bình.
Trước sự sụp đổ của khối cộng sản, phe chống cộng ở Đài Loan nghĩ rằng sẽ thống nhất lục địa dễ dàng bằng phương pháp dân chủ. Ủy Ban Thống nhứt Quốc Gia ra đời năm 1991. Mục đích thống nhứt là “xây dựng một nước Trung Hoa dân chủ, tự do và một sự thịnh vượng được chia sẻ”.
Quan hệ hai bờ eo biển, Đài Loan lập ra Strait Exchange Foundation (SEF) và phía Trung Quốc lập Association for Relation Across the Taiwan Strait (ARATS). Đài loan chủ trương “mỗi bên giải thích theo ý của mình về một nước Trung Hoa”. Lập trường phía lục địa: “Hai bên giữ cơ bản một nước Trung Hoa và cố gắng vận động để thống nhất đất nước. Trong giai đoạn giao tiếp hai bên không được đề cập đến ý nghĩa chính trị của “một nước Trung Quốc””. Năm 1992 còn có cái gọi là “đồng thuận Singapour”, theo đó hai bên cùng nhìn nhận nguyên tắc “một quốc gia Trung hoa nhưng có nhiều cách diễn giải”.
Lập trường của lục địa bắt đầu cứng rắn năm 1995, sau khi “trụ” được sau cuộc chấn động do hệ thống XHCN sụp đổ. Đồng thời với việc thao diễn “cơ bắp” bắn hỏa tiễn về phía Đài loan, TQ ra “sách trắng”, trong đó có đoạn: ”Chấp nhận nguyên tắc một Trung Quốc mà không chấp nhận bất kỳ ngoại lệ nào. Đài Loan không được gia nhập bất kỳ một tổ chức quốc tế nào dành cho các quốc gia, không được quan hệ chính thức với các nước đã công nhận Trung Quốc lục địa. Nguyên tắc không từ bỏ việc sử dụng sức mạnh quân sự chỉ nhắm vào các lực lượng nước ngoài mà không nhắm vào Đài Loan….”
Nhưng các việc “thao diễn cơ bắp” bằng quân sự và leo thang về ngôn từ hăm dọa đã khiến lực lượng phe dân chủ Đài loan càng được củng cố. Khuynh hướng “ly khai” bắt đầu loan truyền rộng rãi trong dân chúng Đài loan.
Cũng từ năm 1995 TQ tìm mọi cách cản trở Đài loan gia nhập ở bất kỳ một tổ chức quốc tế nào.
Lo ngại Đài loan bị cô lập, quan điểm về “một quốc gia Trung hoa” của của Tổng Thống Lý Đằng Huy được điều chỉnh lại như sau: “Trung Hoa Dân Quốc là một quốc gia có chủ quyền từ năm 1912. Sau khi chính quyền cộng sản được thiết lập năm 1949, hai bên bờ (eo biển Đài Loan) là hai thực thể chính trị đồng đẳng”.
Đến tháng 7 năm 1999, Tổng Thống Lý Đằng Huy tuyên bố rằng quan hệ giữa hai bờ là quan hệ giữa quốc gia với quốc gia (lưỡng biên lưỡng quốc). Sở dĩ có việc này là vì sự hứa hẹn của Bắc Kinh về “một quốc gia hai hệ thống” được áp dụng tại Hồng Kông và Ma Cao cho thấy không thích hợp với Đài Loan. Theo ông Lý, Đài Loan là một nước độc lập và có chủ quyền chứ không phải là một thuộc địa như Hồng Kông và Ma Cao.
Mô hình “hai quốc gia” Nam và Bắc Hàn cùng gia nhập vào LHQ năm 1991 có thể đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của Lý Đằng Huy. Ông này cho thành lập nhóm nghiên cứu về “hình thức đặc biệt cho quan hệ giữa quốc gia và quốc gia” để áp dụng hai bên bờ eo biển Formosa.
Tháng 3 năm 2000 ông Trần Thủy Biển, thuộc đảng Dân tiến, tiếp nối chính sách của Lý Đằng Huy, đắc cử. Diễn văn đọc sau khi đắc cử vào tháng 5 có nội dung đáng chú ý: đến khi nào mà lãnh đạo đảng CS Hoa Lục không sử dụng bạo lực để tấn công Đài Loan thì trong suốt nhiệm kỳ của Trần Thủy Biển sẽ không tuyên bố Đài Loan độc lập.
Mùa hè 2002, Trần Thủy Biển đưa ra nguyên tắc “nhứt biên nhứt quốc”, mỗi bờ một nước. Ngày 14 tháng 3 năm 2005, quốc hội Trung Quốc thông qua luật “chống ly khai”, việc này gây chống đối nơi dân chúng Đài Loan…
Sau khi Mã Anh Cửu tái chinh phục quyền lực cho Quốc dân đảng, lập trường “thân” lục địa của Quốc dân đảng làm “hạ nhiệt” căng thẳng hai bờ eo biển Formosa. Vấn đề “Đài loan độc lập” chưa bao giờ được phía Quốc dân đảng đặt ra.
Bà Thái Anh Văn, thuộc đảng Dân tiến, sau khi tái đắc cử 15 tháng Giêng 2020 có tuyên bố rằng : “Trung Quốc phải chấp nhận thực tế Đài Loan đã là một quốc gia độc lập... Chúng tôi không cần tuyên bố Đài Loan là một Quốc gia độc lập. Chúng tôi đã là một đất nước độc lập, với quốc hiệu Trung Hoa Dân Quốc”.
Vấn đề là hai Quốc gia lần lượt gọi là Trung Hoa Dân Quốc (Cộng hòa Trung hoa) và Cộng hòa Nhân Dân Trung hoa (Trung quốc) đều có chung một lãnh thổ, chung một khối quốc dân.
Bà Thái Anh Văn nhắc lại lập trường của Lý Đằng Huy, của Tưởng Giới Thạch… từ năm 1949 cho tới bây giờ.
Dưới cái nhìn Bắc kinh: Đài loan là một phần lãnh thổ của Quốc gia tên gọi Trung hoa Nhân Dân Cộng hòa quốc.
Cái nhìn của Đài bắc: Lục địa là phần lãnh thổ của Quốc gia tên gọi Cộng hòa Trung hoa (còn gọi dưới tên thông dụng Trung hoa Dân quốc).
Tức là ý kiến của Lý Đằng Huy được bà Thái Anh Văn nhắc lại: “mỗi bên giải thích theo ý của mình về một nước Trung Hoa”. Đây cũng là nội hàm của cái gọi là “đồng thuận Singapour 1992”.
Cách nào để Đài loan trở thành một “quốc gia độc lập” ?
TT Biden có tuyên bố hôm thứ năm 21 tháng mười, nhân trả lời báo chí, rằng Mỹ sẽ “bảo vệ Đài loan nếu TQ tấn công”.
Rõ ràng TT Biden đã “bạch hóa” chiến lược mù mờ của Mỹ về Đài loan. Đây là một cơ hội để bà Thái Anh Văn chụp lấy và tuyên bố Đài loan độc lập.
Ngày hôm sau Tòa Bạch ốc đính chính lại. Phát ngôn nhân Jen Psaki nói rằng tổng thống Mỹ “không loan báo thay đổi chính sách” đồng thời Mỹ tiếp tục “tôn trọng những cam kết giúp Đài Loan tự vệ và tiếp tục phản đối mọi thay đổi nguyên trạng”.
Hôm 29 tháng 10, bà Sandra Oudkirk, người đứng đầu văn phòng đại diện Mỹ tại Đài loan khẳng định trước báo chí rằng “Mỹ sẽ giúp Đài loan tự vệ”.
Câu hỏi đặt ra, khi Đài loan tuyên bố độc lập, TQ có thể áp dụng “luật chống ly khai” để đánh Đài loan. Lúc đó Mỹ có đưa quân can thiệp, bảo vệ Đài loan như ý kiến của TT Biden, hay chỉ là hỗ trợ vũ khí để quân Đài loan “mình ên” tự vệ ?
Chiến lược về Đài loan của Mỹ vốn mù mờ, qua các tuyên bố của quan chức Mỹ nay lại thêm phần “rối loạn”.
Trên quan điểm luật học, nếu Mỹ (cũng như nhiều quốc gia trên thế giới) đã nhìn nhận Đài loan là một phần của Trung hoa. Điều này có nghĩa vấn đề Đài loan là “chuyện nội bộ” của Trung quốc và các quốc gia khác không có quyền can thiệp vào.
Vấn đề là Mỹ đã từng nhìn nhận chính phủ Trung hoa Dân quốc ở Đài bắc từ sau Thế chiến II, có ký hiệp ước “an ninh hỗ tương” với Trung hoa Dân quốc. Các việc này trở thành “caduc - vô hiệu lực” sau khi Mỹ công nhận chính quyền Bắc kinh năm 1979. Nhưng Mỹ vẫn còn ràng buộc với Đài loan theo tinh thần Tuyên bố Thượng hải 1972 cũng như luật về Quan hệ với Đài loan (TRA 1979).
Tức là Mỹ có “lý do chính đáng” để can dự vào nội bộ Trung hoa, nếu lục địa tấn công Đài loan bằng vũ lực. Nhưng một cuộc “phòng thủ tập thể”, bao gồm các đồng minh của Mỹ như AUKUS, sẽ không “hợp pháp”, kiểu “jus ad bellum” như chiến tranh “đánh Iraq giải phóng Kuwait” đầu thập niên 90, vì khó thuyết phục được dư luận quốc tế.
Tuyên bố độc lập là vấn đề sống còn của nền dân chủ ở Đài loan, cũng như để bảo vệ nếp sống khác biệt của người dân Đài loan đối với dân lục địa. Điều khó khăn là làm thế nào để Đài loan tiến tới độc lập, bằng phương cách hòa bình, mà TQ không phản đối ?
Hứa hẹn lúc tranh cử của bà Thái Anh Văn, việc này giúp bà thắng lớn, cũng là các việc “đưa Đài loan gia nhập các tổ chức quốc tế”. Tổng thống Mỹ Biden, cũng như nhiều lãnh tụ các quốc gia tiên tiến, cùng khẳng định sẽ ủng hộ Đài loan gia nhập các tổ chức quốc tế. Vấn đề là bằng cách nào ?
Đài loan không có “tư cách pháp nhân quốc gia”, hệ quả không thể gia nhập các tổ chức quốc tế trực thuộc LHQ. Các tổ chức này chỉ thâu nhận thành viên “quốc gia” mà thôi.
Để thực hiện mục tiêu này dân chúng Đài loan có thể sử dụng quyền “dân tộc tự quyết”, thể hiện qua các hình thức trưng cầu dân ý để ly khai. “Dân tộc tự quyết” là một nguyên tắc nền tảng được Hiến chương LHQ ghi nhận nhưng vấn đề “ly khai” thì “mạnh được yếu thua”, không có luật lệ gì cả.
Trên nguyên tắc bà Thái Anh Văn có thể tuyên bố “Đài loan độc lập” mà không thông qua nguyên tắc “trưng cầu dân ý”. Nhiều cuộc thăm dò, từ thập niên 2000 hoặc mới đây, đã cho thấy trên 80% dân Đài loan muốn được đối xử như là “một quốc gia”.
Trong trường hợp này “quyền dân tộc tự quyết” của dân Đài loan sẽ đối đầu với nguyên tắc luật học “chủ quyền quốc gia” và thuyết “toàn vẹn lãnh thổ” của phía lục địa. Cả hai bên đều có lý do thuyết phục. Cả hai bền đều có tính “chính đáng”, trên quan điểm pháp lý quốc tế.
Thắng bại hai bên là “tương quan lực lượng”, từ tương quan quốc phòng đến tương quan ngoại giao với các quốc gia khác.
Bằng phương cách này, các quốc gia ủng hộ Đài loan có thể nhanh chóng “công nhận” Đài loan, qua một thủ tục ngoại giao. Từ đó các tổ chức LHQ có thể thâu nhận quốc gia thành viên mới mang tên Đài loan.
Ngoài phương pháp đơn phương tuyên bố độc lập, Đài loan còn có phương cách khác, thỏa mãn các yêu sách của các bên. Đó là áp dụng mô hình “hai quốc gia” tạm thời của hai miền Nam Bắc Hàn.
Theo đó Đài loan và lục
địa đều có ghế đại diện ở LHQ nhưng quan hệ giữa các bên không phải là quan hệ “quốc gia với quốc gia” mà là một quan hệ đặc biệt, thiết lập tạm thời trong quá trình dẫn tới việc thống nhứt đất nước”. (4)
Mô hình này thỏa mãn các bên, ngoại trừ TQ, mặc dầu nguyên tắc “một Trung hoa” được giữ nguyên.
Điều khó khăn là Mỹ sẽ “trao đổi” với TQ lợi ích gì để TQ nhượng bộ, coi Đài loan là “đồng đẳng” với mình ở LHQ ?
Lợi ích cốt lõi của TQ có 4 điều: Tây tạng, Tân cương, Đài loan và biển Đông.
Tây tạng và Tân cương xa quá, Mỹ vói tay không tới. Chỉ còn Biển Đông. Mỹ có thể đánh đổi chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia (như VN) ở Biển Đông để đổi lấy nền độc lập cho Đài loan hay không ? Với giá này đối với Mỹ là quá “hời”. Chỉ cần TQ tôn trọng “quyền tự do hải hành và không lưu” ở khu vực Biển Đông thì chủ quyền đảo HS và TQ thuộc về nước nào, hay vùng biển chữ U thuộc kinh tế độc quyền của nước nào… không còn là điều quan trọng đối với Mỹ nữa.
Tài liệu tham khảo:
La Chine en quête de ses frontières - La confrontation Chine-Taiwan. Tác giả Jean-Pierre Cabestan và Benoit Vermander. NXB Sciences Po 2005.
Chine-Taiwan La Guerre est-elle Concevable ? NXB Economia 2003.
Dictionnaire de la Chine Contemporaine. Sous la direction de Thierry Sanjuan. NXB Armand Collin 2007.
(1) The Taiwan question is the crucial question obstructing the normalization of relations between China and the United States; the Government of the People’s Republic of China is the sole legal government of China; Taiwan is a province of China which has long been returned to the motherland; the liberation of Taiwan is China’s internal affair in which no other country has the right to interfere; and all U.S. forces and military installations must be withdrawn from Taiwan. The Chinese Government firmly opposes any activities which aim at the creation of “one China, one Taiwan,” “one China, two governments,” “two Chinas,” and “independent Taiwan” or advocate that “the status of Taiwan remains to be determined.”
(2) The United States acknowledges that all Chinese on either side of the Taiwan Strait maintain there is but one China and that Taiwan is a part of China. The United States Government does not challenge that position. It reaffirms its interest in a peaceful settlement of the Taiwan question by the Chinese themselves. With this prospect in mind, it affirms the ultimate objective of the withdrawal of all U.S. forces and military installations from Taiwan. In the meantime, it will progressively reduce its forces and military installations on Taiwan as the tension in the area diminishes.
(3) Thật vậy, các cuộc thăm dò gần đây được tổ chức ở Đài loan cho thấy có đến 80% dân Đài loan bác bỏ nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ” của Tập Cận Bình và 85% dân chúng ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển là “quốc gia với quốc gia”, thể hiện qua 4 điều kiện lập thành quan hệ Đài loan - Trung quốc: 1/ đối thoại chính thức với Đài Loan ở cấp giữa các Quốc gia bằng cách thừa nhận quy chế của Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền ; 2/ tôn trọng quyền tự do và dân chủ của Đài Loan ; 3/ ký kết các thỏa thuận với Đài Loan một cách hòa bình và công bằng và 4/ cuối cùng là thông tin liên lạc ở cấp duy nhất là giữa chính phủ với chính phủ.
Tức là Mỹ có thể “nhận thấy” hiện nay dân Đài loan chủ trương “lưỡng biên lưỡng quốc”, hai bờ hai quốc gia, và ý chí của dân ở đây là Đài loan trở thành một “quốc gia độc lập, có chủ quyền”, ngang hàng với TQ.
(4) Hiệp định Liên Triều ký ngày 13 tháng 12 năm 1991, những dòng mở đầu khẳng định: “la relation entre les parties n'est pas une relation d'Etat à Etat mais une relation spéciale établie provisoirement au cours du processus devant mener à la réunification” - quan hệ giữa các bên không phải là quan hệ “quốc gia với quốc gia” mà là một quan hệ đặc biệt, thiết lập tạm thời trong quá trình dẫn tới việc thống nhứt đất nước”.