Cuộc
chiến biên giới Việt-Trung bắt đầu từ 17-2 năm 1979, trên danh nghĩa thì kết
thúc khoảng một tháng sau đó. Cuộc chiến xảy ra nhanh chóng và kết thúc cũng
nhanh chóng nhưng mức độ khốc liệt thì tỉ lệ nghịch với thời gian. Về phía VN,
các tỉnh biên giới, vì là chiến trường, hạ tầng cơ sở (các tỉnh như Lạng Sơn,
Cao Bằng, Lào Cai…) có thể nói bị thiệt hại từ 90 đến 100%. Con số chết chóc,
dân sự và quân đội của hai bên rất cao, (ít nhất 120.000 người) so với cái giá
phải trả (mục tiêu chiếm được). Nếu lấy thây người chết trong cuộc chiến dàn trải
ra, chắc sẽ phủ đầy những khu vực đất bị đổi chủ quyền.
(Hai
bên Việt Nam và Trung Quốc, sau khi ký kết hiệp định phân định lại biên giới
trên đất liền năm 1999, hoàn tất cắm mốc năm 2008. Bộ bản đồ đính kèm mới được
phía VN công bố trước công chúng năm 2013. Sau khi so sánh bộ bản đồ này với bộ
bản đồ của Sở Địa Dư Đông dương (Pháp) ấn hành (theo tinh thần Công ước 1887).
Bộ bản đồ này hiện được tồn trữ tại Văn khố Hải ngoại Pháp (CAOM,
Aix-En-Provence). Hoặc so sánh với kỹ thuật đo đạc của Terrago Publisher trên các
bản đồ (quân sự của Mỹ), ta thấy biên giới không thay đổi nhiều. Ở một số vùng
vùng đất nhỏ (diện tích khoảng vài trăm thuớc đến 1 hoặc hai cây số vuông) thuộc
các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng,
Lào Cai… bị nhượng cho Trung Quốc.)
Có
những nơi, núi Lão Sơn (TQ chiếm được của VN), diện tích chỉ tương đương vài
sân banh. Nếu lấy thây người dàn trải ra thì đất không đủ chỗ. Cuộc chiến khu vực
này kéo dài cho đến cuối thập niên 80, quân đội hai bên, hàng sư đoàn đã ngả xuống
ở đó.
Tấc
đất là tấc máu. Nghiên cứu biên giới vì vậy gắn liền với nghiên cứu lịch sử. Nếu
chỉ nói cuộc chiến 1979, hàng trăm ngàn người đã tham gia cuộc chiến để bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ. Hàng chục ngàn người đã ngả xuống để bảo vệ các vùng đất
đó. Có dư luận cho rằng bài viết gần đây của tôi góp ý với TS Trần Công Trục về
Ải Nam Quan là « xét nét, bắt lỗi từng chút ». Theo tôi, sẽ là một sự
xúc phạm nếu ta xét lại chủ quyền các vùng đất này bằng « cảm tính »,
bằng « dối trá », hay bằng con mắt chủ quan, hờ hững. Nghiên cứu khoa
học, tường tận, chính xác không phải là « xét nét », mà là « devoir
de mémoire – trách nhiệm lịch sử » của người nghiên cứu đối với công lao máu
xương của những người đã hy sinh.
Bài
này ghi lại các biên bản cắm mốc khu vực biên giới Vân Nam, từ hợp lưu sông Hồng
đến giáp giới Quảng Tây-Vân Nam, trích từ tập tài liệu « Biên giới Việt-Trung
1885-2000 – Lịch sử thành hình và những tranh chấp », in năm 2005 của cùng
tác giả. Tác giả chuyển ngữ từ các văn bản gốc (tiếng Pháp). Việc công bố nhằm tiện
việc khảo cứu về các vùng biên giới của VN bị nhượng cho TQ sau này.
Biên Bản số 2
Ðoạn
thứ 1 : Từ hợp lưu sông Long Bác (龍賻) với sông Hồng (紅河)
đến sông Qua Sách (戈索河)
Ðể phân giới đoạn biên giới này hai ủy ban
có cùng ý kiến rằng phải theo nội dung của biên bản phân định biên giới của đoạn
thứ 1, ký tại Lào Kai ngày 19 tháng 10 năm 1886 (nhằm ngày thứ 22, tháng thứ 9,
năm Quang Tự thứ 12). Nhưng một thoả thuận chung được hai bên công nhận, vì lý do
sai lầm của các ủy ban phân định đem lại từ sự thiếu sót thông tin trắc địa, đã
không ghi nhận đoạn biên giới từ Tân Ðiếm (新店) (Trung Hoa)
đến sông Qua Sách (戈索河), bỏ quên vì vậy một khoảng trống giữa
đoạn biên giới thứ 1 và đoạn biên giới thứ 2.
Ðể sửa chữa việc thiếu sót này, hai ủy ban
thoả thuận rằng đoạn biên giới thứ 1 bắt đầu từ hợp lưu sông Long Bác (龍賻)
với sông Hồng và chấm
dứt tại sông Qua Sách (Qua Sách Hà戈索河)
.
Việc nầy quyết định : Công nhận đồ tuyến
của đoạn biên giới thứ 1 từ đây về sau giữa Trung Hoa và Pháp, sẽ là đường trên
bản đồ kèm theo biên bản này, theo đó đồ tuyến phản ảnh trên thực địa theo cách như sau :
Từ hợp lưu sông Long Bác với sông Hồng, đường
biên giới theo trung tuyến sông Hồng cho đến hợp lưu của sông này với sông Nam Tây
(Nam Tây Hà 南洗河),
sau đó đường biên giới theo sông
Nam Tây cho đến hợp lưu giữa nó với sông Bá Kết (Bá Kết Hà垻結河),
đường biên giới đi ngược sông Bá Kết cho đến hợp lưu giữa nó với con sông có tên Thiên (Thiên Hà千河),
sau đó theo Thiên Hà cho đến điểm mà con sông nhỏ này bị cắt ngang do con đường
từ Cốc Phương (谷方) đến Lão Ao Trang (老凹),
tức là cách làng Cốc Phương 900 thước.
Từ điểm này đường biên giới lên đất liền
cho tới sông Qua Sách, là một phụ lưu của sông Chảy (Hắc Hà 黑河),
theo hướng tổng quát Ðông Bắc.
Trong toàn đoạn này, đường biên giới là đường
sống núi, tức đường đường phân thủy chia :
1/ Thung lũng sông Thiên Hà thuộc Vân Nam với
thung lũng sông Bá Kết thuộc An Nam.
2/Thung lũng sông Nhai Ná (Nhai Ná Hà 崖那河)
thuộc Vân Nam với thung lũng sông Thiên Câu (Thiên Câu Hà千溝河),
là một phụ lưu tả ngạn của sông Ðại Lang (Ðại Lang Hà千郞河 ), thuộc An Nam.
3/ Các thung lũng của các phụ lưu sông Nam Tây
thuộc Vân Nam với thung lũng sông Ðại Lang của An Nam.
4/ Những thung lũng thuộc thuộc hợp lưu
sông Nam Tây của Vân Nam với những thung lũng thuộc phụ lưu của sông Chảy của
An Nam.
5/ Những thung lũng thuộc phụ lưu của sông
Kiều Ðầu (Kiều Ðầu Hà 橋頭河)
thuộc Vân Nam với những thung lũng thuộc các phụ lưu của sông Chảy thuộc
An Nam.
Hai
mươi cột mốc đã được cắm trên đoạn biên giới này.
Cột
số 1 : giao điểm
giữa sông Thiên Hà với con đường từ Cúc Phương đến Lão Ao Trang, dưới chân một
cụm núi chắn ngang.
Cột
số 2 : trên đường
từ Long Ba Mỹ (龍波美)
đến Bạch Thạch Nhai (白石崖).
Cột
số 3 : ở một
cái đèo, trên đường từ Nam Trại (南寨) đến Giáp Mã Thạch (夾馬石).
Cột
số 4 : ở một
cái đèo, trên đường từ Nam Trại (南寨) đến Tân Trại (新寨)..
Cột
số 5 : đường từ
Nam Trại đến Thủy Ðối Phòng (水碓防).
Cột
số 6 : đường từ
Thiên Hà Trại (千河寨) đến Thủy Ðối Phòng.
Cột
số 7 : đường từ
Tân Trại đến Tân Ðiếm (新店), ở gần Ðộc Mộc Kiều (獨木橋).
Cột
số 8 : đường từ
(Mãnh Khang) Mường Khương (猛康) đến Tien Tang.
Cột
số 9 : tại giao
điểm của các con đường từ Mường Khương (Mãnh Khang) và từ Hắc Sơn Bá (黑山埔)
đến Tân Ðiếm.
Cột
số 10 : ở giữa
đèo, trên đường từ Thổ Mã (土馬) đến Tân Ðiếm.
Cột
số 11 : đường từ
Vân Niên Chu (萬年) đến Ðiền Phòng (田房).
Cột
số 12 : điểm
chia các con đường Tân Ðiếm đến Ba Long (芭龍) và từ Bàn Mao
Trại (…茅寨)
đến Bảo Ðấu Trại (保頭寨).
Cột
số 13 : ở giữa
đèo, trên con đường từ Lạc Thủy Ðộng (洛水洞) đến Thạch Mã Ðộng (石馬洞).
Cột
số 14 : đường từ
Ca Phòng (卡房
) đến Thạch Mã Ðộng.
Cột
số 15 : đường từ
Tsao Ko Tsing đến Thạch Mã Ðộng.
Cột
số 16 : ở giữa
đèo, trên đường từ Lão Bảo Trại (老保寨) đến Lão Tá Lạp (老拉).
Cột
số 17 : ở giữa
đèo, trên đường từ Nhai Đầu (崖頭)
đến Ðường Tử Biên (塘子邊).
Cột
số 18 : ở đèo
Mao Thảo Trại (茅草寨),
phía Nam của làng cùng tên.
Cột
số 19 : ở giữa
đèo, trên đường từ Phiên Sơn Ca (飜山卡) đến Hắc Bì Trại (黑皮寨
).
Cột
số 20 : ở giữa
đèo, trên đường từ Tân Trại đến Hắc Bì Trại.
Cột
số 21 : ở giữa
đèo, trên đường từ Ba Long đến Lão Lưu Trại.
Cột số 22 : ở giữa đèo, trên đường từ Lão
Ca Tân Trại đến Ðiền Phòng.
Làm và kết thúc tại Lào Kai hai bản bằng
tiếng Pháp và hai bản tiếng Tàu, ngày mười ba tháng sáu năm một ngàn tám trăm
chín mươi bẩy. (Nhằm ngày thứ mười bốn, tháng thứ năm, năm Quang Tự thứ hai
mươi ba).
Biên bản số 3
Ðoạn
biên giới thứ 2 : Từ Qua Sách Hà (戈
索 河 ) đến Cao Mã Bạch (膏 馬 白
) thuộc Bắc Kỳ và
Tân Nhai (新 崖
) thuộc Vân Nam.
Ðoạn biên giới này hai ủy ban công nhận rằng
không thể áp dụng trên thực địa theo đồ tuyến đường biên giới của Ủy Ban Phân Ðịnh
(1885 1887). Hai bên đồng ý lập một đồ tuyến mới, phản ảnh đúng nhất có thể được,
để phù hợp với địa lý làm thành biên giới tự nhiên cũng như sự toàn vẹn các đơn
vị hành chánh của địa phương, đồng thời để ý đến nội dung biên bản phân định
biên giới đoạn thứ 2 ; ký tại Lào Kay ngày 19 tháng 10 năm 1886 (ngày 22 tháng
9 năm Quang Tự thứ 12) cũng như biên bản bế mạc ký tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 6
năm 1887 và công ước bổ túc ngày 20 tháng 6 năm 1895.
Việc này hai bên quyết định công nhận một
thoả ước chung, rằng đồ tuyến của đoạn biên giới thứ 2 từ nay về sau trong những
liên hệ giữa hai nước Pháp Trung, sẽ là đồ tuyến vẽ trên địa đồ kèm theo biên bản
này, theo đó đường biên giới sẽ định trên thực địa như mô tả sau đây :
Từ điểm chấm dứt đoạn biên giới thứ nhứt
trên sông Qua Sách (Qua Sách Hà 戈
索
河 ), đường biên giới từ điểm này xuôi
dòng chảy cho đến hợp lưu với sông Chảy (Hắc Hà黑 河),
đường biên giới rời sông Qua Sách bắt qua sông Chảy, đi ngược sông cho đến điểm
hợp lưu với sông Nam Len (Ðông Nhai Hà銅 街 河).
Ðường biên giới sau đó lên bộ theo hướng
Ðông Bắc, trước hết theo đường phân thủy chia thung lũng sông Chảy với thung lũng
sông Nam Len (Ðông Nhai Hà), sau đó theo đường phân thủy chia thung lũng sông
Nam Tùng (Nam Tùng Hà南松河)
và sông Qua Nhai (Qua
Nhai Hà戈街河).
Ðường biên giới xuống đột ngột để bắt vào
sông Qua Nhai, tại điểm cách hợp lưu sông này với sông Nam Bắc Hà (南北河)
khoảng 300 thước, đi ngược sông cho đến giao điểm của sông này với đường từ Bảo
Lương Nhai (保良街)
đến Ðại Mao Thảo Pha (大茅草坡).
Từ đây đường biên giới bắt vào núi tên là Bản
Cử Sơn (板子山),
đi theo hướng Ðông Bắc, theo đường phân thủy ở giữa hai đường đi từ Muong Tung
(Mãnh Cang 猛崗)
đến Trung Hoa và đường đi từ Thanh Thủy (Thanh Thủy Hà清水河)đến Việt Nam.
Ðường biên giới sau đó vào sông Na La (Ná
La Hà那河)tại
nguồn, xuôi theo sông cho đến hợp lưu với sông Khai Hóa (開
化)(sông
Claire, tức sông Lô), cắt qua sông Lô, theo các đỉnh núi cao, qua Biên Mã Sơn (褊馬山)và
Bạch Hữu Nhai (白山崖),lấy qua hướng Bắc, theo đường phân thủy
ở phía Ðông của Nam Ðộng (南洞), cho đến Lục Thủy Hà Ca (綠水河卡)
và đến gần Tân Nhai (新寨) bắt đầu cho đoạn thứ 3.
Trong đoạn thứ 2 các xã Tụ Nghĩa (Tụ Nghĩa
Xã聚義社),
Tụ Hoa (Tụ Hòa Xã 聚和社), Tụ Long (Ðô Long 都龍),
Mãnh Cang (猛崗),
Phân Vũ (奮武),
Ðông An Lý (東 安里)nhường cho Trung Hoa ; các xã Tụ
Nhân (聚仁),
Hữu Bằng (有朋),
Mạn Mỹ (縵 美), Phương Ðô (Phương Lục豐綠),
Ðại Miên (大鴻)và
Tiểu Mien (Nam Thiên Môn 南 天 門)
nhường cho An Nam. Có mười chín cột mốc được cắm trong đoạn thứ hai :
Cột
số 1 : tại hợp lưu sông Chảy (Hắc Hà黑河) và sông Nam Len
(Ðông Nhai Hà銅街河).
Cột
số 2 : đường từ Tân Trại (新寨) đến Thạch Ca Lập (石卡苙).
Cột
số 3 : đường từ Man Cái (漫蓋) đến Thanh Môn (菁門).
Cột
số 4 : đường từ Lục Thủy Ðồng (綠水洞) đến Thanh Môn (菁門).
Cột
số 5 : đường từ Mao Bình (茅坪) đến Thanh Môn (菁門).
Cột
số 6 : đường từ Mao Bình (茅坪) đến Hạ Nam Thanh (下南菁).
Cột
số 7 : ở đỉnh đèo, trên đường từ Nam Tùng (南松) đến Mạn Mỹ (漫美).
Cột
số 8 : gần Qua Nhai Hà (戈街河)và cách hợp lưu sông này với sông Nam
Bắc (南北河)
500 thước
Cột
số 9 : dưới chân một núi rặng núi mới bắt đầu, tại điểm mà con đường từ
Báo Lương Nhai(保良街)đến Ðại Mao Thảo Pha (大茅草坡)đi
qua sông Nam Giang (南 江河).
Cột
số 10 : trên đèo Ðại Mao Thảo Pha (大茅草坡).
Cột
số 11 : ở đỉnh đèo, trên đường từ Mãnh Ðồng Trung (猛崗中)
đến Lão Trại (老 寨 ).
Cột
số 12 : đường từ Tân Trại (新寨)
đến Thanh Thủy (清水).
Cột
số 13 : tại Phát Hãn Trại (發汗寨),
trên đường từ Thanh Thủy (清水) đến Long Ðàm
(龍潭).
Cột
số 14 : trên đỉnh của núi Bạch Thạch Nhai (白石崖).
Cột
số 15 : trên đường từ Long Ðàm (龍潭)
đến Mãn Sanh (漫生).
Cột
số 16 : đường từ Sơn Cước (山腳) đến Mãn Sanh
(漫生).
Cột
số 17 : đường từ Thạch Duẫn (石筍)
đến Tie Tchang.
Cột
số 18 : trên núi ở phía Nam Che Sen (石筍).
Cột
số 19 : trên đỉnh đèo Lục Thủy Hà Ca (綠水河卡),
ở phía Ðông và phía trước cửa ải.
Làm
xong tại Lào Kay hai bản tiếng Pháp và hai bản tiếng Hoa, ngày mười ba tháng
sáu năm một ngàn tám trăm chín mươi bẩy, nhằm ngày mười bốn, tháng năm, năm
Quang Tự thứ hai mươi ba.
Biên
bản thứ 4
Các
đoạn biên giới thứ 3 và thứ 4 : Từ Tân Nham 新 岩 (Trung Hoa) và Cao Mã Bạch 高 馬 白 (Việt Nam) đến biên giới Quảng Tây廣 西.
Ðể phân giới vùng biên giới này hai ủy ban
có ý kiến rằng phải theo tinh thần và nội dung của các biên bản phân định biên giới
ký tại Lào Kay ngày 19 tháng 10 năm 1886, nhằm ngày 12 tháng 9 năm Quang Tự thứ
12.
Vì các biên bản đã không có những tranh chấp
gay gắt trên thực địa, nên hai bên quyết định nhập các đoạn này lại làm 1.
Trong đoạn biên giới thứ 4, số thứ tự các cột mốc và những ghi chú ghi trên các
tảng đá bắt đầu trong đoạn biên giới thứ 3.
Hai bên thỏa thuận rằng các đồ tuyến của đoạn
biên giới thứ 3 thứ 4, từ nay trở đi giữa
Pháp và Trung Hoa, sẽ là đồ tuyến vẽ trên bản đồ kèm theo biên bản này, theo đó
đường biên giới trên thực địa được mô tả như sau :
Ðường biên giới bắt đầu từ cột mốc số 1 cắm
về hướng Ðông Nam cách Tân Nham 新
岩 khoảng 2 dặm, từ đây theo sống núi
giới hạn thung lũng Lục Thủy Hà 綠
水 河
; đến phía Bắc của Cao Mã Bạch 高馬白,
đường biên giới theo hướng Na Lang Ca 那
郎 卡,
hướng tổng quát là Bắc Ðông Bắc, theo sống núi đá ra đến rặng núi lớn từ Nham Cước
Nhai岩腳 街đến Na Lang Ca 那郎卡, đường biên giới nghiêng về hướng
Ðông và vẫn theo rặng núi này cho đến vùng chung quanh của làng Na Canh 那 更 ;
tại đây đường biên giới lấy hướng Bắc Ðông Bắc đi xuống về sông Bá Bất 壩 不 河, qua sông và
tiếp tục theo hướng này cho đến con đường Ðạt Thiên 達 天, tại đây đường
biên giới theo hướng Ðông Nam đến gần sông Bá Bất (Bá Bất Hà). Từ điểm này cho
đến khoảng Mao Sơn Ca 茅 山 卡
đường biên giới theo hướng Ðông Bắc, xuôi theo đường sống núi chính, qua các
nơi Khấu Lãnh Ðại Ca 扣 嶺 大 卡, Long Lặc Ca 龍 勒 卡, Sái Tảo Ca 洒 掃 卡 và Phổ Long Ca
普 龍 卡. Từ Mao Sơn Ca
茅 山 卡 cho đến Mao Bái
Ca 毛 稗 卡 đường biên giới
có hướng tổng quát Ðông, theo các đường đỉnh và đi qua Sung Tán Ca 散 卡,
Tiểu Ca 小 卡,
Xuyên Ðộng Ca 穿 洞 卡
và Mao Bái Ca 毛 稗 卡.
Từ Mao Bái Ca 毛 稗 卡đến sông Nho Quế (Pou Mei Ho Phổ Mai
Hà 普 梅 河 ), đường biên giới
lấy hướng Bắc Ðông Bắc qua Mã Sinh Ca 馬
生 卡,
sau đó vào giữa Mã Giang Ca 馬 江 卡
thuộc Trung Hoa và Mã Lộng Ca 馬 弄 卡
thuộc An Nam, đi qua tiếp theo một chuổi các đỉnh núi để sau đó đi vào giữa
Long Qua Ca 龍戈卡thuộc Trung Hoa với Long Cổ Ca 龍 估 卡 thuộc An Nam
và cuối cùng đi đến đến sông Nho Quế (Phổ Mai Hà 普 梅 河 ) qua một con dốc đứng.
Ðường biên giới xuôi theo sông Nho Quế cho
đến điểm ở giữa Lương Thủy Tĩnh 涼
水井 thuộc Trung Hoa và Nham Long 岩 龍
thuộc An Nam, đường biên giới lên đất liền theo hướng Ðông Nam, xuyên qua Long Ðàm
Ca 龍 潭 卡, sau đó chuyển
hướng Ðông Bắc để đi qua Long Lâu Ca 龍
樓 卡
và đến Thượng Bồng 上 篷 thuộc An Nam để lấy hướng tổng quát
Ðông Nam theo đường sống núi, để lại An Nam các phụ lưu của sông Nho Quế và để
lại Trung Hoa phía cao của thung lũng Nhan Ðộng Hà 顏,
洞 河
đường biên giới tiếp đó xuôi theo sông này đến Nhan Ðộng Hà Ca顏 洞 河卡, tại đây đường
biên giới đến gặp giao điểm của ba đường biên giới.
Hai mươi bốn cột mốc đã được cắm :
Cột
số 1 : cách Tân Nham 新 岩 2 lý theo hướng Ðông Nam, ở một cái đèo trên đỉnh cao những ngọn núi.
Cột
số 2 : tại đèo ở phía Bắc Cao Mã Bạch 高馬白, trên đỉnh núi cao làm đường phân thủy.
Cột
số 3 : tại đèo, trên đường từ Mao Thảo Pha 茅 草 坡
đến Nham Ðầu 岩 頭 .
Cột
số 4 : gần ở Bổng Giáp 棒 甲 , và ở trên đường từ Bổng Giáp đến
Na Lâm 那 林
.
Cột
số 5 : ở Na Lang Ca 那 郎 卡
, trên đường từ Phan Chi Hoa 攀 枝 花
đến Nham Cước 岩 腳 .
Cột
số 6 : ở Khuê Bố Ca 奎 布 卡
, trên đường từ Khuê Bố thuộc Trung Hoa và Na Canh 那 更 thuộc An Nam.
Cột
số 7 : tại Khấu Mãn Ðại Trại 扣
滿 大 寨 , trên đường nối
từ Khấu Mãn Ðai Ca 扣 滿 大 卡 thuộc Trung Hoa đến Tha Môn Không 他
門
悾
thuộc An Nam.
Cột
số 8 : tại Long Lực Ca 龍 力 卡
trên con đường nối Khấu Lãm 扣 覽 (Trung Hoa) và Giang Lệ 江 麗 (Việt Nam).
Cột
số 9 : ở Sái Táo Ca 洒 掃 卡
trên con đường nối Mao Sơn Ca 茅 山 卡 (Trung Hoa) và Giang Lệ 江 麗 (Việt Nam).
Cột
số 10 : trên đường từ Mao Sơn Ca 茅
山 卡 (Trung Hoa) đến Tân Nhai 新 街
(Việt Nam).
Cột
số 11 : tại Sung Tán Ca 散 卡
trên đường nối Sung Tán (Trung Hoa) với Thủy Ðầu 水 頭
(Việt Nam).
Cột
số 12 : tại Tiểu Ca 小 卡 trên đường từ Tiểu Ca (Trung Hoa) đến
Phổ Na 普 那
(Việt Nam).
Cột
số 13 : trên đèo có tên Ta Ca hay Xuyên Ðộng Ðại Ca 穿 洞 大 卡 trên đường nối Mã Xử 馬 處 (Trung Hoa) với Phổ Bổng 普 棒 (Việt Nam).
Cột
số 14 : tại Mao Bài Trại 毛 裨 寨
trên đường nối Mao Bài毛 裨 (Trung Hoa) với Phố Bổng 普 棒.
Cột
số 15 : ở Mã Sinh Trại馬 生 寨
, trên đường nối từ Ma Sinh (Trung Hoa) với Mã Nà 馬
那 (Việt Nam).
Cột
số 16 : trên đèo, khoảng giữa Mã Giang Ca 馬 江 卡 (Trung Hoa) Tàu và Mã Lộng馬 弄
(Việt Nam), khoảng cách bằng nhau giữa hai làng.
Cột
số 17 : trên đèo, trên con đường nối Long Qua Ca 龍 戈 卡 (Trung Hoa) với Long Cô 龍 姑
(Việt Nam).
Cột
số 18 : trên đường từ Lương Thủy Tĩnh 涼水井
(Trung Hoa) đến Nhai Long 崖 龍 (Việt Nam), và để khoảng 1 lý cách
sông Nho Quế (Phố Mai Hà普 枚 河
) về hướng Tây.
Cột
số 19 : trên đèo, Trên đường từ Lương Thủy Tĩnh涼水井 (Trung Hoa) đến Long Ðàm 龍 潭
(Việt Nam).
Cột
số 20 : trên một đèo nhỏ, trên đường từ Long Lâu龍 樓 (Trung Hoa) đến Thượng Bồng 上 篷 (Việt Nam).
Cột
số 21 : trên một đèo nhỏ, ở về phía Ðông của Thượng Bồng上 篷
(Việt Nam), trên đường từ Ðiền Bàng Nhai 田 逄 崖 (thuộc Trung Hoa) đến Thượng Bồng上 篷
(thuộc Việt Nam).
Cột
số 22 : khoảng 4 lý về phía Tây của làng Trung Hòa Trại中 和 寨 , trên đường từ
Trung Hòa Ca 中 和 卡 (thuộc Trung Hoa)
đến Ðại Khẩu 大 口
(thuộc Việt Nam).
Số
23 : cách Tiểu Ca 小 卡 khoảng chừng 3 dặm về phía Tây, trên
đường từ Tiểu Ca小 卡(thuộc Trung Hoa) đến Trung Bồng 中
篷 (thuộc Việt
Nam).
Số
24 : trên bờ sông Nhan Ðộng (Nhan Ðộng Hà 顏 洞 河 ), trước khi vượt sông nầy để đi từ
Dao Nhân Trại 猺 人 寨 (thuộc Trung Hoa) đến Long Lan Nhai 龍 籣 街 (thuộc Việt Nam).
Làm
tại Lào Kai hai bản bằng tiếng Pháp và hai bản bàng tiếng Tàu ngày mười ba
tháng sáu năm một ngàn tám trăm chín mươi bẩy, nhằm ngày mười bốn, tháng năm,
năm Quang Tự thứ hai mươi ba.
Procès
verbal N° 2
1e
Section : Du confluent de Long Po (Ngoi Mit) (龍賻)
avec le Fleuve Rouge (紅河) jusqu’au Kosso Ho (戈索河)
Pour l’abornement de cette partie de la
frontière les deux commissions ont été d’avis que l’on devrait s’en tenir aux
dispositions du procès verbal de délimitation de cette 1re section, signé à Lao Kay le 19 Octobre 1886
(22e jour du neuvième mois de la douzième année de Kouang Shiu),
mais d’un commun d’accord elles ont reconnu que par suite d’une erreur commise
par les Commissions de délimitation, erreur provenant de l’absence de
renseignements topographiques il n’avait pas été fait mention de la partie de
frontière comprise entre Sin Tien (新店)
(Chine) et le Kosso Ho (戈索河), laissant
ainsi un vide entre 1re et 2e section.
Pour
réparer cet oubli, les deux commissions ont admis que la 1re section
partirait du confluent du Long Po (Ngoi Mit) (龍賻)
avec le Fleuve Rouge pour se terminer au Kosso Ho (戈索河)
Cela décidé, il a été reconnu d’un commun d’accord que le tracé de la 1re
section de la frontière qui ferait foi désormais entre la Chine et la France
serait celui porté sur les cartes jointes au présent procès verbal, lequel
tracé est figuré sur le terrain de la manière suivante :
Du confluent du Long Po (龍賻) avec le Fleuve Rouge (紅河) la frontière suit la ligne médiane
de ce dernière cours d’eau jusqu’à sa rencontre avec le Nam Si (南洗河), elle emprunte ensuite le lit de
cette dernière rivière jusqu’à son confluent avec le Pa Chie Ho (垻結河),
remonte cette rivière jusqu’à son confluent avec le Kan Ho (千河) puis le cours du Kan Ho (千河) jusqu’au point où cet arroyo est
coupé par la route de Coc Phang (谷方)
à Lao Qua Tchang (老凹), c’est à dire
à 900m du village de Coc Phang.
De ce point elle court par terre jusqu’au
Kosso Ho (戈索河), affluent du Song Chay (Hei Ho) (黑河) dans une direction générale Nord Est.
Dans tout ce parcours la frontière est
formée par une arête montagneuse, ligne de partage des eaux séparant :
1/
La vallée du Kan Ho (千河) au Yunnan de
celle du haut Pa Chie Ho (垻結河) à l’Annam.
2/
La vallée du Ngai Na Ho (崖那河) au Yunnan
de celle du Kan Keou Ho (千溝) affluent de
droite du Ta Lang Ho (千郞河 ) à l’Annam.
3/
Les vallées des affluents du Nam Si (南洗河)
au Yunnan de celle de Ta Lang Ho (千郞河)
l’Annam.
4/
Les vallées des affluents du Nam Si Ho (南洗河)
au Yunnan de celles des affluents du Pa Chie Ho (垻結河)
à l’Annam.
5/
Les vallée des affluents du Kiao Teou Ho (橋頭河)
au Yunnam de celles des affluents du Song Chay (Hei Ho) (黑河) à l’Annam.
Vingt
deux bornes ont été placées le long de cette frontière.
Borne N° 1 :
intersection du Kan Ho (千河) de la route
de Coc Fang (谷方) à Lao Qua Tchang (老凹) au pied d’un contrefort montagneux.
Borne N° 2 :
route de Long Po Moi (龍波美) à Pai Che Ngay
(白石崖).
Borne N° 3 :
dans un col sur la route de Nam Tchang (南寨)
à Kia Ma Che (夾馬石).
Borne N° 4 :
dans un col sur la route de Nam Tchang (南寨)
à Sin Tchay (新寨).
Borne N° 5 :
route de Nam Tchay (南寨) à Chouei Tuoei
Fang (水碓防).
Borne N° 6 :
route de Kan Ho Chay (千河寨) à Chouei Touei
Fang (水碓防).
Borne N° 7 :
route de Sin Tchay (新寨) à Sin Tien (新店) près de Tou Mou Kiao (獨木橋).
Borne N° 8 :
route de Muong Khuong (猛康) à Tien Tang
(…塘).
Borne N° 9 :
au point de rencontre des routes de Muong Khuong (猛康)
et de Hei Chan Po 黑山埔 à Sin Tien (新店).
Borne N° 10 :
dans un col sur la route de Tou Ma (土馬)
à Sin Tien (新店).
Borne N° 11 :
route de Ouan Nien Chou (萬年) à Tien Fang
(田房).
Borne N° 12 :
embranchement des routes de Sin Tien (新店)
à Phe Long (芭龍) et de Pao Mao Tchay (…茅寨) à Pao Teou Tchay (保頭寨) .
Borne N° 13 :
dans un col sur la route de Lo Chouei Tong (洛水洞)
à Che Ma Toung (石馬洞).
Borne N° 14 :
route de Ka Fang (卡房 ) à Che Ma Toung
(石馬洞).
Borne N° 15 :
route de Tsao Ko Tsing ( ) à Che Ma Toung (石馬洞).
Borne N° 16 :
dans un col sur la route de Lao Pao Tchay (老保寨)
à Lao Ta La (老拉).
Borne N° 17 :
dans un col sur la route de Ngai Teou (崖頭)
à Tan Tze Pien (塘子邊).
Borne N° 18 :
au col de Mao Tsao Tchay (茅草寨) au sud de
ce village.
Borne N° 19 :
dans un col sur la route de Fan Chen Ka (飜山卡)
à Hei Pi Tchay (黑皮寨 ).
Borne N° 20 :
dans un col sur la route de Sin Tchay (新寨)
à Hei Pi Tchay (黑皮寨).
Borne N° 21 : dans un col sur la route de
Phe Lung (笆龍) à Lao Lieou Tchai (老留寨
Borne N° 22 :
dans un col sur la route de Lao Ka Sin Tchay (老卡新寨)
à Tien Fang (田房).
Fait
et clos à Lao Kay en deux exemplaires en langue française et en deux
exemplaires en langue chinoise le treize juin mil huit cent quatre vingt dix
sept (quatorzième jour du cinquième mois de la vingt troisième année du règne
de Kouang Siu).
Procès
verbal N° 3
2e
Section : Du Kosso Ho (戈
索 河 ) à Cao Ma Bach (Cao Ma Pai) (膏 馬 白 ) du Ton Kin et Sin Ngai (新 崖 ) du Yunnan.
Pour
cette partie de la frontière les deux Commissions ont reconnu qu’il était
impossible de suivre sur le terrain le tracé de la frontière tel qu’il avait
été défini par les Commissions de délimitation. Elles ont été d’avis de
rechercher un nouveau tracé correspondant autant que possible aux mouvements de
terrain formant frontière naturelle ainsi qu’aux divisions administratives du
pays, tout en tenant compte des dispositions du procès verbal 2e
section, signé à Lao Kay le 19 octobre 1886 (22e jour du 9e
mois de la 12e année de Kouang Siu), ainsi que du procès verbal de
clôture signé à Pékin le 26 juin 1887 et de la convention supplémentaire en
date du 20 juin 1895.
Cela décidé, il a été reconnu d’un commun
d’accord que le tracé de la 2e section de la frontière qui ferait
foi désormais dans les relations entre la France et la Chine, serait celui
porté sur les cartes joints au présent procès verbal, lequel tracé est figuré
sur le terrain de la manière suivante :
Du point sur le Kosso Ho (戈 索 河 ) où se termine
la 1re section, la frontière descend le cours de cette dernière
rivière jusqu’à son confluent avec le Song Chay (Hei Ho) (黑 河 ) puis remonte le cours du Song Chay (Hei Ho)
jusqu’à sa rencontre avec le Tong Kai Ho (銅 街 河) (Nam Len).
Elle court ensuite par terre dans la
direction du Nord Est suivant d’abord la ligne de partage des eaux qui sépare
la vallée du Song Chay (Hei Ho) (黑 河
) de celle du Tong Hai Ho (Nam Len) (銅 街 河 ) puis celle
placée entre le Nam Song Ho ( 南 松 河 ) et le Kou Kai
Ho (戈
街
河 ).
Elle descend ensuite brusquement pour rejoindre
le Kou Kai Ho (戈
街
河 ) à 300m de son confluent avec le
Nam Pei Ho (南 北 河 ) , emprunte
le cours du Kou Kai Ho celui du Nam Pei Ho jusqu’à son confluent avec le Nam Kiang
Ho (南 江 河 ) qu’elle
remonte jusqu’à l’endroit où la route de Pao Leang Kai (保 良 街
) à Ta Ma Tsao Po (大 茅 草 坡
) le coupe.
Delà la ligne frontière monte sur le massif
montagneux appelle Ban Tze Chan (板 子 山 ) se dirige au
Nord Est en suivant la ligne de partage des eaux placée entre celles allant à
Muong Tong (猛
崗 )
à la Chine , et celles allant au Tsing Tchouei Ho (清 水 河
) (rivière de Thanh Thuy) à l’Annam.
La ligne frontière vient ensuite prendre le
Na La Ho ( 那 河
) à sa source, descend ce cours d’eau jusqu’à son confluent avec la rivière de
Kai Hoa (開 化
) (Rivière Claire) traverse cette rivière et se dirige sur les hautes crêtes en
passant par Pien Ma (褊 馬 山 ) et Pai Che Ngaï
(白 山 崖 ) elle se
porte au Nord suit la ligne de partage des eaux placée à l’Est de Nam Tong (南 洞 ) jusqu’à Lo Tchouei
Ho Ka (綠 水 河 卡
) et jusque près de Sin Ngaï (新 寨
) on commence la 3e section.
Dans cette 2e section le Tu Nghia
Xa (聚 義 社 ), le Tu Hoa Xa
(聚 和 社 ), Tu Long ( 都 龍 ), Muong Thong
( 猛 崗
), le Phan Vu Xa (奮 武 社 ), et le Toung
Ngan Li (東 安 里 ) sont laissés
à la Chine. Le Tu Nhan Xa (聚 仁 社 ) , le Huu Ban
Xa (有 朋 社), Man Mei (縵 美 ), le Phong Do
Xa (豐 綠 社 ), le Dai Mien
Xa (大 鴻 社 ) et le Tien Mien
Xa ( 南 天 門) sont laissés
à l’Annam. Dans la deuxième section dix neuf bornes ont été placées.
Borne N°1 :
au confluent du Song Chay (Hei Ho) (黑 河
) et du Toung Hai Ho (Nam Len) (銅 街 河 ).
Borne N°2 :
route de Sin Tchay (新 寨
) à Che Ka La ( 石 卡 苙 ).
Borne N°3 :
route de Man Kai (漫 蓋
) à Tsing Meun (Xin Man) (菁 門 ).
Borne N°4 :
route de Lo Chouei Toung (綠 水 洞
) à Xin Man (菁
門 ).
Borne N°5 :
route de Mao Ping (茅 坪
) à Xin Man (菁
門 ).
Borne N°6 :
route de Mao Ping (茅 坪
) à Hia Man Sin (下 南 菁 ).
Borne N°7 :
dans un col sur la route de Nan Soung (南 松 ) à Man Mei ( 漫 美 ).
Borne N°8 :
près de Kou Kai Ho (戈 街 河 ) et à 500m de
son confluent avec le Man Pei Ho (南 北 河 ).
Borne N°9 :
au pied du contrefort qui prend naissance au point où la route de Pao Leang Kai
(保 良 街 ) à Ta Ma Tsao
Po (大 茅 草 坡
) traverse le Nam Kiang Ho (南 江 河
).
Borne N°10 :
au col de Ta Ma Tsao Po (大 茅 草 坡
).
Borne N°11 :
au col placé sur la route de Muong Tong Tchong (猛 崗 中
) à Lao Tchai (老 寨
).
Borne N°12 :
route de Sin Tchay (新 寨
) à Thanh Thuy ( 清 水
).
Borne N°13 :
à Pha An (發 汗 寨 ) sur la route
de Thanh Thuy (清 水
) à Loung Than (龍 潭
).
Borne N°14 :
sur un des sommets du massif de Pai Che Ngai (白 石 崖
).
Borne N°15 :
sur la route de Loung Than (龍 潭
) à Man Cheng (Ban Xang)(漫 生
).
Borne N°16 :
route de Chan Kio (山 腳
) à Man Cheng (Ban Xang) (漫 生
).
Borne N°17 :
route de Che Sen (石 筍
) à Tie Tchang ( ).
Borne N°18 :
sur la montagne à l’Est de Che Sen (石 筍
).
Borne N°19 :
au col de Lo Chouei Ho Ka (綠 水 河 卡
) en avant et à l’Est de la porte.
Fait
et clos à Lao Kay en deux exemplaires en langue française et en deux
exemplaires en langue chinoise le treize juin Mil huit cent quatre vingt dix
sept (quatorzième jour du cinquième mois de la vingt troisième année du règne
de Kouang Siu).
Procès verbal
N°4 : 3e et 4e
sections.
De
Sin Ngai (新 岩) de Chine et Cao Ma Pai (高 馬 白) d’Annam à la frontière du Quang Si(廣 西.)
Pour
l’abornement de cette partie de la frontière les deux commissions ont été
d’avis que l’on devrait s’en tenir aux dispositions des procès verbaux de
délimitation de ces sections, procès verbaux signé à Lao Kay la 19 octobre 1886
(12e jour du 9e mois de la douzième année de Kouang Siu).
Comme
les procès verbaux ne donnaient lieu sur le terrain à aucune grave
contestation, il a été résolu de les réunir en un seul et de continuer, lorsque
l’on arriverait à la 4e section, ordre de numérotage des bornes
d’inscriptions sur les rochers commence dans la 3e section.
Cela décidé, il a été reconnu d’un commun
d’accord que le tracé des 3e et 4e sections de la
frontière qui ferait foi désormais entre la Chine et la France, serait celui
porté sur les cartes jointes au présent procès verbal, lequel tracé est figuré
sur le terrain de la manière suivante :
La ligne frontière part de la borne n°1
située à environ deux lis au Sud Est de Sin Ngai (新 岩) de là elle
prend la ligne des crêtes rocheuses qui limite la vallée du Lo Chouei Ho (綠 水 河) arrivée à
hauteur du Nord de Cao Ma Pai (高馬白),
elle prend jusque vers Na Lang Ka (那
郎 卡)
une direction généralement Nord Nord Est suivant des crêtes rocheuses
aboutissant au massif important de Ngai Keo Kai (岩 腳 街)
vers Na Lang Xa (那郎卡), elle
s’incline vers l’Est tout en suivant le même contrefort jusqu’aux environs du
village de Na Kan (那 更) où elle reprend une direction Nord
Nord Est pour descendre vers le Pa Pou Ho (壩 不 河); qu’elle franchit continuant la
même direction jusqu’à la route de Ta Kan (達 天) d’où par une
direction Sud Est elle se rapproche du Pa Pou Ho (壩 不 河). De ce point jusque vers Mao Shang Ka
(茅 山 卡) elle suit une
direction Nord Est le long d’une crête principale en passant par Keou Lanh Ka (扣 嶺 大 卡), Lang Le Ka (龍 勒 卡), Sse Sao Ka (洒 掃 卡) et Pou Louang
Ka (普 龍 卡). De Mao Shang
Ka (茅 山 卡) jusqu’à Mao Po
Ka (毛 稗 卡) la frontière
a une direction généralement Est suivant les lignes de hauteurs et passant par
Tchong Sau Ka (散 卡), Siao Ka (小 卡), Tchoouon Tsung
Xa (Xuyên Ðộng Ca ), et Mao Pe Ka (毛
稗 卡).
De Mao Pe Ka (毛 稗 卡 ) jusqu’au Pou Mei Ho (普 梅 河), la frontière
prend une direction Nord Nord Est passant par Ma Son Ka (馬 生 卡) puis entre Ma
Kiang Ka (馬 江 卡) à la Chine et
Ma Nong Ca (馬 弄 卡)à l’Annam,
traverse une suite de hauts sommets pour venir ensuite passer entre Long Ka Ka
(龍戈卡) à la Chine et Long Co (龍 估 卡) à l’Annam et
enfin aboutir par une pente très raide au Pou Mei Ho (普 梅 河) (Song Nho Ke).
La frontière suit alors le cours du Pou Mei
Ho (普 梅 河) jusqu’au point
placé entre Loang Chouei Tsing (涼
水井) de la Chine et Ngai Loung (岩 龍)
de l’Annam, elle court alors par terre se dirigeant vers le Sud Est en passant
par Long Tan Ka (龍 潭 卡);
puis passe au Nord Est pour passer à Loung Le Ka (龍 樓 卡) et arrive à Chang Bong (上 篷)
de l’Annam pour prendre une direction générale Sud Est suivant la ligne de
hauteurs laissant à l’Annam les affluents du Pou Mei Ho (普 梅 河) et à la Chine
la haute vallée du Ngan Tong Ho (顏,
洞 河),
la frontière descend ensuite dans cette rivière à Ngan Tong Ho Ka (顏, 洞 河卡) où elle
rejoint le noeud des trois frontières.
Vingt
quatre bornes ont été placées sur ce parcours :
Borne N°1 :
à deux lis au Sud Est de Sin Ngai (新
岩), au col placé au sommet des hautes
crêtes.
Borne N°2 :
au col placé au Nord de Cau Ma Pai (高馬白) sur la haute crête formant ligne partage des eaux.
Borne N°3 :
au col situé sur la route de Mao Tsao Po (茅 草 坡) à Ngai Teou (岩 頭).
Borne N°4 :
près de Pong Kia (棒 甲), et sur la route de Pong Kia (棒 甲)
à Na Linn (那 更).
Borne N°5 :
à Na Lang Kia (那 郎 卡)
sur la route de Pan Tze Hoa (攀 枝 花)
à Ngai Kéo Kai (岩 腳).
Borne N°6 :
à Koue Pou Ka (奎 布 卡)
sur la route de Koué Pou (奎 布) de la Chine à Na Kan (那 更)
de l’Annam.
Borne N°7 :
à Keou Lanh Ka (扣 滿 大 寨) sur la route
de Kéou Lanh Ta Ka (扣 滿 大 寨) de Chine à
Tam Nghe Ha (他 門 悾 ) de l’Annam.
Borne N°8 :
à Long Le Ka (龍 力 卡)
sur le chemin qui relie Keou Lanh (扣
覽) de Chine à Giang Le (江 麗)
d’Annam.
Borne N°9 :
à Sa Sao Ka (洒 掃 卡) sur le chemin
qui relie Mao Than Ka (茅 山 卡)
de Chine à Giang Le (江 麗)
d’Annam.
Borne N°10 :
sur la route de Mao Shan Ka (茅 山 卡)
de Chine à Sin Cai (新 街) d’Annam.
Borne N°11 : à Tchoun San Ka (散 卡) sur le chemin
qui relie Tchoun San ( ) de Chine à Sui Tao (水 頭) d’Annam.
Borne N°12 :
à Siao Ka (小 卡)
sur la route de Siao Ka (小 卡) en Chine à Phu Na (普 那)
en Annam.
Borne N°13 :
au col appelé Ca Ka ou Tchouang Tsung Ka (穿 洞 大 卡)
sur le chemin qui relie Ma Tsou (馬
處) de Chine à Phi Bang (普 棒)
d’Annam.
Borne N°14 :
à Mao Po Ka (毛 裨 寨) sur le chemin
qui relie Mao Po (毛 裨) de Chine à Pho Bang (Phố Bổng).
Borne N°15 :
à Ma Sen Ka (馬 生 寨) sur le chemin
qui relie Ma San (馬 生) de Chine à Ma La (馬 那)
d’Annam.
Borne N°16 :
au col situé entre Ma Kiang Ka (馬
江 卡)
de Chine et Ma Nang (馬 弄)
d’Annam et à égale distance de ces deux villages.
Borne N°17 :
au col situé sur la route qui relie Long Ka Ka (龍 戈 卡) de Chine à Long Co (龍 姑)
d’Annam.
Borne N°18 :
sur la route de Leang Chouei Tsin (涼水井)
de Chine à Ngai Luong (崖 龍)
d’Annam et laissant le Pou Mei Ho (普 枚 河) à un lis à l’Ouest.
Borne N°19 :
à un col situé sur le chemin de Leang Chouei Tsin (涼水井)
de Chine à Loung Can (龍 潭)
d’Annam.
Borne N°20 :
au petit col situé sur la route de Loung Le (龍 樓) de Chine à
Chang Bong (上 篷)
d’Annam.
Borne N°21 :
à un petit col situé à l’Est de Chang Bong (上 篷) d’Annam sur
la route de Tien Pang Kai (田 逄 崖)
de Chine à Chang Bong (上 篷) d’Annam.
Borne N°22 :
à environ quatre lis à l’Ouest au village de Tchoung Ho Ka (中 和 卡) sur la route
de Tchoung Ho Ka (中 和 寨)
de Chine à Ta Kheou (大 口) d’Annam.
Borne N°23 :
à environ trois lis à l’Ouest de Siao Ka (小 卡) sur la route
de Siao Ka (小 卡)
de Chine à Tchoung Pong (中 篷)
d’Annam.
Borne N° 24 :
sur le bord de la rivière de Ngan Tong Ho (顏 洞 河) avant de la traverser pour aller de
Yao Jen Tchay (猺 人 寨
) de Chine à Long Lan (龍 籣 街)
d’Annam.
Fait
est clos à Lao Kay en deux exemplaires en langue française et en deux
exemplaires en langues chinoise le treize juin mil huit cent quatre vingt dix
sept (quatorzième jour du cinquième mois de la vingt troisième année du règne
de Kouang Siu)