Hâm nóng lại vấn đề Hoàng Sa là cần thiết, thưa kiện Trung
Quốc là một chuyện khác. Nhiều người cho rằng đã đến lúc « chín mùi »
để đưa vụ Hoàng Sa ra Tòa Án quốc tế.
Thời điểm gọi là « chín mùi » thực ra đã qua từ rất
lâu.
Trong vụ Hoàng Sa người ta có thể kiện Trung Quốc ở vấn đề
gì ? Về hành vi cưỡng chiếm bằng vũ lực của Trung Quốc ? Hay kiện để
giải quyết một tranh chấp về lãnh thổ ?
Luật pháp quốc tế không nhìn nhận tính chính đáng của việc
thụ đắc lãnh thổ bằng vũ lực. Chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa,
theo quốc tế công pháp, là không được nhìn nhận.
Vấn đề của Việt Nam là, thực thể pháp nhân nào có thể đứng
ra kiện Trung Quốc ?
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có tư cách pháp nhân của
một « quốc gia », là đối tượng của công pháp quốc tế. Nhưng thực thể
này không có tư cách pháp nhân để kiện Trung Quốc ở Hoàng Sa. Lý do :
Trung Quốc chiếm Hoàng Sa trên tay của VNCH chứ không phải trên tay CHXHCNVN.
CHXHCNVN chỉ có thể làm việc này khi đã kế thừa di sản VNCH
một cách hợp pháp.
Tuy vậy, CHXHCNVN có thể kiện Trung Quốc ở một số đảo thuộc
Trường Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam bằng vũ lực, vào năm 1988. Nhà nước
CSVN đáng lẽ từ lâu đã phải lập thủ tục đệ trình vấn đề này lên Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc, lên các định chế pháp lý trực thuộc LHQ như Tòa án Công lý Quốc
tế.
Vấn đề này thực ra mới là « chín mùi ». Để lâu là « hóa
bùn ».
Nhưng nếu kiện như vậy cũng là thất sách, khi mà nhà nước VN
hôm nay vẫn chưa kế thừa VNCH (và đoạn tuyệt quá khứ của VNDCCH).
Ta có thể từ vụ kiện các đảo Trường Sa để đặt lại vấn đề chủ
quyền Hoàng Sa trước Tòa. Các đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa, những
vùng lãnh thổ của Việt Nam từ lâu đời đã bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép bằng
vũ lực.
Tức là VN vẫn có lối thoát ở Hoàng Sa, có điều nhà nước hôm
nay có dám đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của đảng phái hay
không ?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.