dimanche 20 septembre 2020

Phải chấm dứt cái ngu “cầm cu chó đái”.

 

Chỉ tính từ sau Thế chiến thứ II, đứng về phe “thắng trận” hay “thua trận”, VN đã nhiều lần đóng vai “cầm cu chó đái”.

Trong cuộc chiến tranh lạnh, miền Nam tức VNCH đứng về phe Mỹ, tức phe “chiến thắng”. Chiến tranh lạnh chấm dứt, đế quốc cộng sản Liên Xô sụp đổ cùng với hệ thống XHCN Đông Âu. Nước Mỹ “vô địch”, trở thành bá chủ thế giới. Các đồng minh đứng chung với Mỹ trong cuộc chiến, không ngoại lệ, tất cả đều “thắng lớn”. Những nước vốn rất nghèo như Singapour, Nam Hàn, Thái lan… nhờ chiến tranh VN mà trở thành “rồng”, thành “cọp”. 

VNCH đứng với Mỹ, dùng máu xương thanh niên Việt chiến đấu cho tới viên đạn cuối cùng, bề mặt là “bảo vệ thành trì thế giới tự do”, nhưng bề trong là giúp Mỹ hòa TQ để chống LX. Mỹ đạt được mục tiêu. Mọi đối thủ sừng sỏ của Mỹ hoặc bị sụp đổ (như LX) hoặc đứng về phía Mỹ (như TQ) để hợp tác “làm ăn kinh tế thị trường”. Mỹ trở thành đại cường duy nhứt trên thế giới. Nhưng VNCH lại thua “hết láng”. VNCH mất hết là vì VNCH “cầm cu chó đái”. Đứng chung với Mỹ mà không yêu sách một kết ước nào có giá trị pháp lý ràng buộc giữa hai bên. 

Trong khi miền Bắc VNDCCH đứng về khối cộng sản đối địch. Miền Bắc đánh miền Nam có nhiều lý do. Nổi cộm là lý do (cầm cu chó đái) “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung quốc”. VNDCCH là dùng máu xương thanh niên Việt bề mặt để “giải phóng miền Nam”, nhưng bề trong là “bảo vệ thành trì xã hội chủ nghĩa”, giúp cho Liên Xô giành vị trí đại cường số một trên thế giới. 

VNDCCH “trúng số độc đắc” lấy được miền Nam. VNDCCH làm gì với “chiến lợi phẩm” vĩ đại là miền Nam? Không có gì, ngoài cái ngu “kiêu ngạo cộng sản” để rồi “kết thù” với Trung quốc và các nước chung quanh. 

Một khoảng thời gian dài, từ 1975 đến 1991, nước VN thống nhứt trở thành “lực lượng xung kích” của thế giới vô sản do LX cầm đầu. Đây là khoảng thời gian “cầm cu chó đái” lâu dài và ngu xuẩn nhứt trong lịch sử. TQ bắt tay với Mỹ, trả thù VN với âm mưu đưa VN vào chiến tranh với Campuchia, làm cho VN “chảy máu” tới chết. Rốt cục LX sụp đổ, kéo theo thành trì XHCN ở Đông Âu. Để khỏi sụp đổ theo, VN phải “cống” Campuchia cho TQ để  “cầu hòa”. Từ 1991 đến nay, đảng CSVN trở thành một “cái bóng”, một “bộ phận” của đảng CSTQ. 

“Đi” với TQ với một tư cách yếu kém như vậy, lãnh thổ, quyền và lợi ích của VN trên Biển Đông, từ nhiều năm nay, dĩ nhiên là bị TQ xâm lược, đồng thời VN phải tuân thủ những yêu sách ngang ngược, phi lý của TQ. 

Bây giờ trước nguy cơ xung đột Mỹ-Trung. Đại cường đang lên TQ thách thức tư thế độc tôn trên thế giới của Mỹ.

VN bây giờ quyết định đứng về phía nào ? 

Câu hỏi (coi bộ) hay. Coi lại kinh nghiệm lịch sử, đứng về phía chiến thắng hay chiến bại, VN đều có thể bị thua sạch túi.

Những kẻ “cuồng Trump” hô hào đứng về phía Mỹ. Dĩ nhiên, Mỹ không bao giờ chấp nhận sự thách thức của TQ. Để củng cố vị thế của mình, Mỹ có thể giúp cho VN đánh TQ cho tới người VN cuối cùng. Ai trong những người này đã đặt ra câu hỏi: TQ te tua sụp đổ rồi VN được cái gì ?

Những người “cuồng Trump” đang đi vào vết xe đổ của VNCH. VNCH đứng về phía chiến thắng nhưng thua sạch túi. Vô số những người “cuồng Trump” là người Việt (VNCH cũ) sống bên Mỹ. 

Hay đứng về TQ để bị “te tua” như TQ ? 

Thử xét bài học lịch sử khác để học kinh nghiệm. Đó là trường hợp Thái lan trong thời kỳ trước và sau Thế chiến Thứ II. 

Thời kỳ Nhật chinh phục Trung hoa và Châu Á, vua Xiêm tìm cách ký hiệp ước với Nhật để không bị Nhật xâm lược. Hiệp ước Xiêm-Nhật năm 1930 được ký kết. Năm 1932, tướng Plaek Phibulsongkhram (gọi tắt là Phibul) thân Nhật, đảo chánh hoàng đế Thái lan lên nắm quyền hành. Xiêm đổi tên nước là Thái Lan, ký hiệp ước “liên minh” với Nhật năm 1937. Dựa vào Nhật, Thái lan đã đòi lại những vùng lãnh thổ (đã ký nhượng với Anh và Pháp) như các vùng đất thuộc Miên, Mã Lai, một vùng thuộc Ấn Độ, thuộc Miến Điện, vùng phía nam Trung Hoa, thậm chí Bắc Kỳ của Việt Nam và Tây Tạng. Pháp phải nhượng cho Thái các tỉnh Battambang, Siemreap, Kompong Thom, Pursat và Strung Treng (thuộc Kampuchia) cũng như vùng hữu ngạn sông Cửu Long (thuộc Lào). Tức là lãnh thổ Thái Lan được phân định với Đông Dương thuộc Pháp là sông Cửu Long. Ngày 25 tháng giêng năm 1942, Thái tuyên chiến với Anh và Hoa Kỳ. Quân Thái tham gia cuộc xâm lăng tại Miến Điện, dành lại các vùng đất trước đó họ có đòi hỏi như Siang Tung và Mongpan (phía bắc Thái Lan hiện nay) cũng như lấy lại các vùng đất thuộc Mã Lai (nhượng cho Anh năm 1909) là các tỉnh Perlis, Kedah và Kelantan. 

Nhưng đến năm 1944, thủ tướng Plaek Phibulsongkhram, nắm được tình hình nên đã tiên đoán sự thất bại của Nhật từ năm 1944. Ông này từ chức, nhường quyền lại cho ông Pridi Phanomyong, nguyên là một giáo sư Luật, là người có khuynh hướng thân Mỹ, chống lại việc hợp tác với Nhật. Ông Pridi nương theo phe đồng minh, ve vãn Hoa Kỳ để được làm đồng minh với Mỹ.  

Rốt cục, Thái lan là quốc gia “hưởng lợi” nhiều nhứt trong Thế chiến Thứ hai. Họ luôn đứng về phe “chiến thắng” và luôn được lợi dụng hoàn cảnh để đạt được lợi ích của quốc gia. Họ đứng vào phía Nhật để chống Anh và Pháp để có lợi ích về lãnh thổ. Nhưng họ không bị liệt vào phe “thất bại” cùng với Nhật. Vì khi thấy Nhật sắp thua, họ liền đứng về phía Mỹ. 

Trở lại vấn đề, VN đứng về phía nao trong cuộc xung đột Mỹ-Trung ? 

Theo tôi, VN phải thay đổi. VN phải dân chủ hóa chính trị, phải nhìn nhận các lực lượng “đối lập chính trị” đồng thời lắng nghe tiếng nói của tất cả các bên. Không có “đối lập”, VN đứng vào phía nào cũng thua sạch túi.


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.