Đọc báo nghe nói TQ sắp sửa tuyên bố vùng "nhận diện phòng không - ADIZ" ở Biển Đông. Tin này đến từ nguồn Đài loan.
Theo tôi sớm hay muộn gì TQ cũng tuyên bố điều này. Trở ngại đến nay họ chưa tuyên bố được là vì TQ vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn các đảo TS. Luật lệ và tập quán quốc tế qui định rằng vùng "nhận diện phòng không - ADIZ" của quốc gia phải tương ứng với vùng lãnh thổ và hải phận của quốc gia ở vùng biển quan hệ. Nhưng ta không loại trừ việc TQ thành lập "hai khu" Nam Sa và Tây sa là để chuẩn bị cho tình huống này.
TQ có thể tuyên bố vùng ADIZ vùng biển Hoa Nam, tương ứng với hải phận sinh ra từ các đảo Hoàng Sa và 7 bãi đá ở TS (được mở rộng thành đảo nhân tạo và xây dựng thành căn cứ quân sự). Hoặc tương ứng với hai "khu" Nam Sa và Tây Sa.
Nếu TQ ra Tuyên bố như vậy, các quốc gia trên thế giới có thể "im lặng" để thể hiện sự "đồng thuận", hay ra tuyên bố ủng hộ, hay phản đối, tùy theo họ thấy yêu sách của TQ có phù hợp với luật lệ và tập quán quốc tế hay không.
Trường hợp CHXHCNVN, hả miệng mắc quai.
Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng là một văn kiện ngoại giao có nội dung nói lên sự "ủng hộ" của VNDCCH, trước các yêu sách về lãnh thổ và hải phận 12 hải lý của TQ thể hiện qua Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958.
Tuyên bố về lãnh thổ và hải phận của TQ ngày 4 tháng 9 năm 1958 là "nguyên nhân", là "nguồn", phát sinh sau khi Hội nghị LHQ về Luật Biển 1956 và sự ra đời của các Hiệp đinh quốc tế về Biển năm 1958. Tuyên bố 4-9-1958 của TQ vì vậy là hợp lý và cần thiết, để bảo vệ quyền và lợi ích của TQ trong hoàn cảnh TQ không có "tư cách pháp nhân quốc tế" (vì tư cách này thuộc chính phủ Đài bắc, cho tới năm 1971).
Tuyên bố "ủng hộ" của VNDCCH "bắt nguồn" từ Tuyên bố 4 tháng 9 năm 1958 của TQ. Nếu thực thể VNDCCH có tư cách pháp nhân trước luật quốc tế, tuyên bố của PVĐ có hiệu lực pháp lý "ràng buộc", đối với các yêu sách mà TQ đã liệt kê trong bản tuyên bố 4-9-1958.
Phía VN hiện nay biện luận rằng công hàm PVĐ chỉ giới hạn nội dung ủng hộ "hải phận 12 hải lý".
Theo Công ước Vienne 1969 về "Luật của các công ước - Convention de Vienne 1969 sur le droit de traités", điều 30 nói về hiệu lực các công ước tuần tự ra đời có chung một nội dung. Như trường hợp các Công ước về Luật Biển 1958 và Công ước LHQ năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS). Điều 30 khoản 2 công ước Vienne 1969 ghi rõ hiệu lực Luật Biển 1982 sẽ thay thế Luật Biển 1958.
Tức là Tuyên bố 4-9-1958 của TQ về lãnh thổ và hải phận sẽ được qui chiếu và giải thích theo Luật Quốc tế về Biển 1982.
Tức là sự "ủng hộ" của VNDCCH, chiếu theo luật về thời hiệu, ở "hải phận 12 hải lý" sẽ nâng lên thành ủng hộ "hải phận 200 hải lý". Đơn giản vì luật biển năm 1958 chưa có khái niệm về vùng Kinh tế độc quyền 200 hải lý.
Học giả VN bây giờ "đôi co" với TQ là công hàm PVĐ chỉ ủng hộ "hải phận 12 hải lý" mà không ủng hộ chủ quyền của TQ ở HS và TS.
Điều này "hơi bị kẹt".
Bởi vì nguyên tắc của luật pháp quốc tế đặt nền tảng trên sự “thành tín” (bonne foi) giữa các quốc gia (Etat). Các hành vi đơn phương của quốc gia được quan niệm là các yếu tố cấu thành luật quốc tế.
Tuyên bố của TQ ngày 4-9-1958 là "nguồn", nếu nó không đi ngược lại các nguyên tắc luật lệ thì nó sẽ phát sinh ra "luật".
VNDCCH ủng hộ nội dung Tuyên bố của TQ là "ủng hộ" bằng sư "thành tín". Nó "ngược" lại VNDCCH đã "phạm luật".
Vì vậy cốt lõi của việc hóa giải tuyên bố ADIZ của TQ (nếu có), hoặc hóa giải công hàm 1958 của PVĐ là phải chứng minh VHDCCN không (hay chưa) phải là đối tượng của luật quốc tế. Tức là VNDCCH không phải là "quốc gia độc lập có chủ quyền". Điều này tôi đã nói đi nói lại từ năm 2010.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.