mardi 18 janvier 2022

“Sự cố” lính TQ ném đá vào công nhân VN đang làm công tác “kè bờ” xảy ra ở đâu ?

 Clip video chuyền qua chuyền lại trên các kênh YouTube từ đầu năm 2022 cho thấy lính TQ “ném đá” vào xe ủi đất của công nhân VN khi những người này đang thi công “kè bờ” trên một khúc sông (hay suối) biên giới. Vụ này báo chí quốc tế tiếng Việt có đăng tin. RFA đăng ngày 4 tháng Giêng 2022. VOA đăng ngày 15 tháng Giêng, nhân dịp phỏng vấn nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp. 

Vấn đề là mỗi tòa báo “mỗi bên nhìn một phía”. 

RFA giải thích nguồn gốc của clip Video: “Vụ việc không rõ xảy ra ở đoạn nào ở biên giới, tuy nhiên người đăng tải clip là tài xế xe ben chở đất dạo gần đây cho việc thi công các công trình xây dựng bờ kè biên giới ở Lào Cai”. 

Bài trên VOA , phỏng vấn nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp. Ông này khẳng định rằng “sự cố” xảy ra ở Hà Giang. 

Dẫn : “Một đoạn video mới đây ghi lại cảnh các binh sĩ Trung Quốc ném đá và chửi bới lăng mạ những công nhân xây dựng không vũ trang của Việt Nam ở tỉnh Hà Giang, khu vực giáp giới với Trung Quốc”.  

VOA dẫn tấm hình cửa khẩu Thanh Thủy (VN) - Thiên Bảo (TQ). 

Cửa khẩu Thiên Bảo trước kia đặt trên sông Lô (TQ gọi là Khai Hóa Hà). Ngày nay là cửa khẩu đường bộ, kế cận sông Lô. Mốc giới cắm khu vực này mang số 261, mốc đôi (tức gồm có hai mốc 261(1) và 261(2)), là giao điểm giữa sông Lô và suối Ná La. 

Khu vực này nổi tiếng qua cuộc chiến tranh “Đông Dương lần thứ ba”, cực kỳ đẫm máu, kéo dài từ năm 1984 đến năm 1989. Tranh chấp khu vực này đến từ lập trường đối nghịch về biên giới giữa hai quốc gia VN và TQ. 

Hình trên: Bản đồ chiến trường Vị Xuyên 1984-1988. Vùng gạch đỏ là vùng tranh chấp. Nguồn bản đồ: Bản sao các bản đồ 1/100.000 biên giới Việt-Trung theo Công ước Pháp-Thanh 1887-1895 của SGI thành bản đồ 1/50.000 của Thư viện Đại học Texas.

Trận chiến này TQ chiếm được một số lãnh thổ của VN (nổi tiếng) rải rác trên biên giới như Giải Âm Sơn, Lão Sơn… Riêng khu vực cửa khẩu Thiên Bảo, TQ thành công dời đường biên giới về phía nam, phía hữu ngạn sông Lô, chiếm một đồi đất (tên gọi là Giải Âm sơn) có diện tích khoảng một vài cây số vuông. Phía tả ngạn sông Lô TQ cũng chiếm một vùng đất khá rộng lớn. 

Hình trên: Bản đồ phân giới, dẫn từ Công báo các số 634, 635, 638 và 639 ngày 6 tháng 11 năm 2010. Vùng gạch xanh là đất VN mất cho TQ, nếu so sánh theo bản đồ do Sở Địa Dư Đông dương của Pháp (bản đồ theo công ước Pháp-Thanh 1887). Vùng đất được xác định bởi 3 mốc giới mang số 259, 260 và 261.


VOA dẫn lời ông Hà Hoàng Hợp “Việt Nam và Trung Quốc cho tới nay không thể coi là có “hoà bình”, vì dù không có tiếng súng đạn, nhưng hai quốc gia láng giềng lâu nay vẫn ở trong tình trạng “chiến tranh” trên rất nhiều mặt trận”. 

Ông Hợp còn khẳng định “hành động của binh sĩ Trung Quốc là do “nhận lệnh từ Bắc Kinh”.  

Ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp cho thấy quan hệ hai bên VN-TQ căng thẳng, trong lúc tình hình cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và TQ có vẻ ép buộc các quốc gia trong khối ASEAN phải “chọn bên”. VN có chọn bên hay chưa ? Chuyện gì đã khiến Bắc Kinh phật lòng đến đỗi cho lính “ném đá” về phía VN, trong vụ “kè bờ”, bên bờ phía VN, ở một con suối biên giới ? 

Mọi người có thể tin hay không tin chuyện Bắc Kinh can dự vào chuyện VN “kè bờ” những con sông, con suối biên giới. Hiệp định phân định biên giới hai bên VN-TQ đã ký từ năm 1999. Việc cắm mốc cũng đã hoàn tất từ lâu. Các hiệp ước về việc bảo vệ biên giới cũng đã được ký kết. Bờ sông (suối) bên nào thì thuộc chủ quyền quốc gia bên đó. Mỗi bên có phận sự “kè bờ” để chống lũ, miễn là công việc kè bờ không làm thay đổi dòng chảy (tức thay đổi hướng đi của đường biên giới). Đường biên giới luôn là trung tuyến của dòng sông (hay suối). 

Hình trên: Qui định về biên giới nước, dẫn từ Hiệp định về qui chế quản lý biên giới trên đất liền giữa VN và TQ.

Ông Hà Hoàng Hợp so sánh vụ “ném đá” ở biên giới VN-TQ với vụ “ném đá” ở biên giới TQ-Ấn độ theo tôi là hơi bị “so le”. Biên giới VN-TQ đã được phân định rạch ròi còn biên giới TQ-Ấn độ thì chưa. 

Điều tôi quan tâm là: Có thật vụ “ném đá” này xảy ra ở tỉnh Hà Giang, như ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp ? 

Bên nào nói đúng ? Lào Cai của RFA hay Hà Giang của VOA ? 

Trả lời được câu hỏi ta có thể xác định tính “khả tín” về ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp. 

Đường biên giới VN-TQ có một số đoạn biên giới đi theo trung tuyến dòng chảy của con sông (hay suối). Nhưng cũng có một số đoạn biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy. 

Hướng chung đường biên giới là Tây sang Đông. Mốc số 1 cắm tại ngả ba biên giới Việt-TQ-Lào. Mốc cuối cùng ngoài cửa sông Bắc Luân, số 1378. Một số đoạn biên giới theo hướng chung Đông-Đông Bắc hoặc hướng chung Tây-Tây Nam.   

Coi lại clip video của VOA và RFI. Xét “vị trí tương đối” giữa lính TQ (phía bắc) và công nhân VN (phía nam). Để ý dòng chảy của con suối đăng trong 2 clip video. 

Từ bờ VN nhìn sang bờ TQ ta thấy dòng nước chảy “từ phải sang trái”. Điều này rất quan trọng để xác định vụ việc xảy ra ở đâu. 

Nếu việc “ném đá” xảy ra ở khúc sông mà dòng chảy con sông theo hướng chung từ “đông sang tây”. Như vậy dòng sông “chảy ngược”.

Chảy ngược bởi vì, nói “sến súa” một chút, “cho tới dòng sông mệt mõi nhứt cuối cùng cũng chảy ra biển cả”. Hướng biển của VN là hướng Đông. Mệt mõi cách nào thì dòng sông cũng phải chảy từ Tây sang Đông.

Ý kiến của cá nhân tôi hôm đầu năm cho rằng “sự cố” ném đá có thể xảy ra trên sông Bắc Luân.

Theo Công ước phân định biên giới Pháp Thanh 1887, hầu như toàn bộ đường biên giới giữa tỉnh Quảng Ninh và Đông Hưng là “đường biên giới nước”, là trung tuyến sông Ka long (Bắc Luân) và vài con suối khác. Đường biên giới này có hiệu lực cho đến khi hai bên VN và TQ ký Hiệp định phân định biên giới ngày 30 tháng 12 năm 1999 để thay thế. Hiệp ước biên giới 1999 tái khẳng định hiệu lực biên giới cũ 1887. 

Chiều dài tổng cộng đoạn “biên giới nước” ở tỉnh Quảng Ninh khoảng 89 cây số. 

Lịch sử VN ghi lại, thời điểm từ 1954 đến 1975, hai bên VN và TQ có rất nhiều tranh chấp trong đoạn “biên giới nước” thuộc tỉnh Quảng Ninh. Vì lý do “kè bờ”. VN tố cáo TQ nhiều lần đơn phương kè bờ bằng bê tông với mục đích chuyển đổi dòng chảy, khiến bên lỡ bên bồi, đem lại lợi ích cho phía TQ. 

Ngay cả sau khi phân định và cắm mốc lại biên giới, tranh chấp do “kè bờ” thường xuyên xảy ra. 

Theo đại biểu Đỗ Thị Lan, đơn vị Quảng Ninh, nói tại Quốc hội, dẫn lại từ RFA: biên giới Việt - Trung tại Móng Cái, Quảng Ninh, hệ thống kè biên giới của chúng ta mới hoàn thành 10%, phía nước bạn đã xây dựng kiên cố và có cống thoát lũ tiết diện lớn xả thẳng ra sông vào mùa mưa làm xói lở bờ sông và thay đổi vị trí tâm điểm xác định ranh giới hai nước.”

Dầu vậy “sự cố” lính TQ ném đá vào công nhân VN đang làm công tác “kè bờ”, theo clip video mà RFA và VOA đã dẫn, địa điểm khó có thể thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Tất cả sông và suối biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh đều chảy theo chiều “thuận”, từ Tây sang Đông. 

Đoạn biên giới này ta có thể loại ra ngoài.

Biên giới tỉnh Lào Cai có đoạn nào là dòng sông “chảy ngược” ?

Theo tôi, “sự cố” ném đá có thể xảy ra ở khúc sông thuộc đoạn biên giới Lào Cai, từ giao điểm Sông Hồng với sông Nậm Thi. 

Ta thấy có sông Nậm Thi là “sông biên giới” giữa Lào Cai và Vân Nam. Sông này từ thời Pháp thuộc đã được hai bên Pháp-Thanh sử dụng làm “biên giới” hai nước. Hiệp định phân định biên giới trên đất liền ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 giữa VN và TQ cũng lấy lại sông Nậm Thi để làm ranh giới. Sông Nậm Thi có đoạn “chảy ngược”, từ đông sang tây, hợp lưu với sông Hồng (tại Lào Cai) rồi đổ ra biển.

Theo các biên bản phân giới và cắm mốc (Hiệp ước 30-12-1999), từ cột mốc số 100, là giao điểm sông Hồng và sông Nậm Thi, đến mốc số 106 đường biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy sông Nậm Thi. 

Mốc số 106 là giao điểm hai sông Nậm Thi và sông Bá Kết. Vùng khoanh đỏ trong bản đồ là sông Nậm Thi. Ta thấy sông Nậm Thi, trong đoạn này, chảy từ đông sang tây.

“Sự cố” cũng có nhiều xác suất xảy ra ở đoạn biên giới thuộc Lào Cai, kế đó một chút trên bản đồ, từ mốc 106 đến mốc 111 (trong vòng vạch vàng). Đoạn này biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy sông Bá Kết. Sông Bá Kết chảy theo chiều Bắc xuống Nam-Tây nam. 



Bản đồ giao điểm sông Hồng và sông Nậm Thi trong khoanh đỏ. Biên giới trong đoạn này là sông Hồng và sông Nậm Thi. Sông Hồng chảy về hướng Đông-Nam. Sông Nậm Thi “chảy ngược”, hướng chung từ Đông sang Tây. 

Cũng thuộc tỉnh Lào Cai, “sự cố” có nhiều xác suất xảy ra tại đoạn biên giới từ mốc 111 đến mốc 112, đường biên giới “ngược trung tuyến dòng chảy một con suối không tên”. Suối này cũng chảy theo hướng Bắc xuống Nam.

Ngoài ra, cũng thuộc tỉnh Lào Cai (huyện Mường Khương), từ mốc 163 đến mốc 171 biên giới theo trung tuyến dòng chảy của Sông Xanh, hướng chung Đông-Đông Nam. 

Ta thấy thuộc tỉnh Lào Cai, các đoạn biên giới đi ngược sông Nậm Thi, ngược sông Bá Kết hay ngược con suối “không tên”... đều là các đoạn có thể xảy ra “sự cố” ném đá. Ngoại trừ đoạn “biên giới nước”, từ mốc 163 đến mốc 171, “sự cố” khó có thể xảy ra vì biên giới đo xuôi theo trung tuyến dòng chảy.

Còn tỉnh Hà Giang có sông nào tạo thành biên giới ?

Bản đồ ranh giới Lào Cai và Hà Giang. Hướng đi đường biên giới Đông-Đông Nam. Điểm giao giới Lào Cai-Hà Giang-Vân Nam vẽ trong vạch đỏ. Nguồn bản đồ: Bản đồ quân sự vùng Đông Dương của Mỹ. Tỉ lệ 1/250.000.

Bản đồ đường biên giới Hà Giang - Vân Nam (và Quảng Tây). Hướng chung Đông-Đông Nam chuyển sang Bắc-Tây Bắc.


Từ mốc 171 đến mốc 172 biên giới đi ngược theo trung tuyến dòng chảy của Sông Chảy, hướng chung Đông, Đông Nam. 

Từ mốc 208, biên giới theo trung tuyến dòng chảy “con suối không tên”, hướng chung Đông Bắc, qua mốc 209 là giao điểm “con suối không tên” với suối Hồ Pả,  rồi xuôi theo dòng chảy suối Hồ Pả đến mốc 210, hướng chung Đông-Đông Bắc. 

Từ mốc 216 đến mốc 217 biên giói theo trung tuyến dòng chảy của mương nước Cốc Cái, hướng chung là hướng Đông. 

Từ mốc 221 biên giới có một đoạn theo trung tuyến dòng chảy của một “con suối không tên”, hướng chung Bắc-Đông Bắc, đến giao điểm suối này với Suối Đỏ là cột mốc 222. Từ mốc 222 biên giới xuôi theo trung tuyến dòng chảy Suối Đỏ, hướng chung Nam-Đông Nam đến mốc 223 và mốc 224.

Từ mốc 224, giao điểm Suối Đỏ với suối Nậm Cư, biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy suối Nậm Cư, hướng chung Bắc-Đông Bắc cho đến mốc 225.

Từ mốc 260 đến mốc 261 biên giới có một đoạn xuôi theo dòng chảy suối Ná La, hướng chung Đông-Bắc. Từ mốc 261 biên giới xuôi theo trung tuyến dòng chảy suối Ná La đến giao điểm giữa suối này với sông Lô, mốc 262.

Từ mốc 428 đường biên giới cs một đoạn theo trung tuyến dòng chảy sô Nho Quế để đến mốc 429. 

Trong các đoạn biên giới nước ghi trên thuộc tỉnh Hà Giang, đoạn nào có khả năng xảy ra “sự cố” lính TQ ném đá ? 

Một điều chắc chắn là sự việc không xảy ra tại cửa khẩu Thanh Thủy-Thiên bảo, mặc dầu đây là khu vực “chiến trường” của cuộc chiến “Đông dương lần thứ ba”. Đơn giản vì ở đây đường biên giới xuôi theo trung tuyến dòng chảy suối Ná La, hướng Đông-Bắc.

Sự việc có thể xảy ra ở đoạn từ mốc 224, biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy suối Nậm Cư. Hướng chung biên giới là Bắc-Đông Bắc. Dòng chảy suối Nậm Cư phải là Nam-Tây Nam. Vị trí tương đối lính TQ là phía Tây-Tây Bắc và công nhân VN ở phía Đông-Đông Nam. Phía VN sẽ thấy dòng chảy từ “phải qua trái”.


Kết luận lại. Theo tôi nhiều khả năng “sự cố” lính TQ ném đá vào công nhân VN đã xảy ra trên biên giới tỉnh Lào Cai. “Thống kê” chiều dài biên giới “đi ngược trung tuyến dòng chảy” cho thấy vùng Lào Cai “nhiều” cây số hơn vùng Hà Giang. Nhưng dầu thế nào thì sự im lặng của nhà cầm quyền VN trên các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, hải phận biển đảo… là không phù hợp. Chỉ một “sự cố” ném đá trên biên giới người ta có thể suy diễn ra thành một tranh chấp “đổ máu”, tương tự vụ “ném đá chết người” giữa Ấn độ và TQ nhiều tháng trước. 

Trên VOA ông Hà Hoàng Hợp còn tiết lộ những tin “giật gân”, cho rằng vụ lính TQ ném đá là “nhận được lệnh từ Bắc Kinh”. Càng “giật gân” khi ông Hợp cho rằng VN và TQ “vẫn còn trong tình trạng chiến tranh”, trên “nhiều mặt trận”. 

Theo tôi để tránh tình trạng suy diễn, nhà cầm quyền VN cần loan tải những tin tức trung thực. Mù mờ là một “chiến lược đấu tranh” nhưng việc dấu nhẹm tin tức thì không phải là hành vi khôn ngoan. 


mercredi 12 janvier 2022

Bàn lại với tác giả Vũ Đức Liêm về biên giới VN-Campuchia

 Bài viết của tác giả Vũ Đức Liêm tựa đề “Sự hình thành đường biên giới VN-Campuchia thời nhà Nguyễn” thấy đăng ở trang “Nghiên cứu quốc tế” và được “chuyển qua chuyển lại” (rất) nhiều lần trên các trang mạng. Tác giả mở đầu: 

“Bài viết này phản bác lại luận điểm rằng đường biên giới Việt Nam-Campuchia là sáng tạo của người Pháp. Trái lại, nó là sản phẩm của các nỗ lực của nhà Nguyễn ở đầu thế kỷ XIX trong việc hoạch định biên giới, tổ chức lãnh thổ, và xác lập các hệ thống phòng thủ, cũng như bố trí dân cư dọc theo đường ranh giới mà theo đó sẽ định hình nên đường biên hiện đại giữa hai quốc gia”.

Theo tác giả:  

Mặc dù người Pháp vẽ các bản đồ mà từ đó đường biên giới này được quốc tế công nhận, và sau này cả Việt Nam và Campuchia dựa vào đó để hoạch định đường biên, thực tế là nó dựa trên cơ sở của đường biên xác lập bởi nhà Nguyễn và các vương triều Campuchia từ 1755 đến 1847, thông qua chiến tranh, mở rộng lãnh thổ, cắt nhượng đất đai, di cư, xây dựng hệ thống thủy lợi, và các tuyến phòng thủ.”

Tác giả viết: “thực tế cho thấy Huế, Bangkok, và Phnom Penh đã đi đến công nhận hiện trạng của đường biên này, ít nhất như chúng ta có thể phác thảo: từ Hà Tiên dọc theo kênh Vĩnh Tế, qua Châu Đốc và kéo dài lên Tây Ninh. Một trong những biểu hiện của sự ghi nhận này chính là việc các tập bản đồ của triều Nguyễn giữa thế kỷ XIX đã bắt đầu đề cập đến đường biên này (xem bản đồ minh họa)”. 

Ý kiến của tôi, công trình nghiên cứu về biên giới VN-Campuchia của tác giả Vũ Đức Liêm có quá nhiều sơ hở (mà có quá ít dữ kiện lịch sử chứng minh cho lập luận của mình). 

Sơ hở thứ nhứt. Các tấm bản đồ “lịch sử” mà tác giả đưa ra để “chứng minh”. Thực tế đó chỉ là những “sơ đồ”, những bức họa không hoàn chỉnh. Hiển nhiên nó không có giá trị pháp lý. Ngoài kinh Vĩnh tế, có thể kiểm chứng trên thực tế, người ta không thấy hình dạng nào của đường biên giới từ kinh Vĩnh tế cho tới Tây ninh.

Xác định một đường biên giới trước hết là xác định được hướng đi cũng như tọa độ của đường biên giới, xác định qua các mốc giói, được tất cả các bên nhìn nhận.

Một bản đồ khác, khá hoàn chỉnh, trong bài của tác giả nhưng không thấy ghi nguồn. Theo tôi, nhiều xác suất cho thấy là bản đồ đó do sở Địa dư Đông dương của Pháp vẽ, trong thời Pháp thuộc.  

Sơ hở thứ hai. Tài liệu từ Ban biên giới VN đã công bố từ các năm 2000 nói về biên giới VN-Campuchia như sau: 

“Việt Nam - Campuchia có chung đường biên giới đất liền dài khoảng 1.137 km, đi qua địa giới hành chính 10 tỉnh của Việt Nam (Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang), tiếp giáp với 10 tỉnh của Campuchia (Ratanakiri, Moldulkiri, Cratie, Kong Pong Cham, Tbaung Khmum, Prey Veng, Svey Rieng, Kandal, Ta Keo và Kam Pot)”. 

Tạm nhìn nhận rằng “biên giới hiện trạng” từ kinh Vĩnh tế đến Tây ninh là “đường biên giới” được các bên Việt-Miên-Thái nhìn nhận (mà điều này tác giả không có sử liệu nào chứng minh). 

Ta thấy là “đường biên giới” Việt-Campuchia, do tác giả hình dung, chỉ là một đoạn, khoảng ⅓ chiều dài đường biên giới Việt-Miên mà thôi. 

Điều khó thông cảm là tác giả viết về “đường biên giới” mà không chỉ ra được đường biên giới này dài bao nhiêu ? được cắm bao nhiêu mốc giới ?

Không có “mốc giới” xác định thì không thể gọi đó là “đường biên giới”.  

Sơ hở thứ ba, kinh Vĩnh tế chưa bao giờ là “đường biên giới” giữa hai nước  VN và Campuchia hết cả. Vì nhiều lý do ghi lại tuần tự bên dưới.

Sơ hở thứ tư. Tác giả nghiên cứu về biên giới nhưng lại không trình bày “quan điểm” của đế quốc Khmer về “đường biên giới” là như thế nào ? Ngay cả quan điểm của VN về “biên giới” tác giả cũng không nhắc tới. 

Theo nghiên cứu riêng của tôi, văn hóa Khmer không có quan niệm về “đường biên giới”. Toàn bộ sử sách của dân tộc Khmer không hề thấy sự hiện hữu bất kỳ một tấm bản đồ (hay sơ đồ) nào để xác định “lãnh thổ” của đế quốc Khmer mở ra từ đâu và giới hạn từ đâu. 

Quan niệm Khmer về lãnh thổ là “dân Khmer ở đâu, lãnh thổ của họ là ở đó”. 

Còn quan niệm của VN về “biên giới” ra sao ?

Phần này viết dông dài một chút. 

Người VN, cũng như người Hoa, không có một khái niệm cụ thể về “đường biên giới”. Trong kho tàng ngôn ngữ tiếng Hán Việt, ta chỉ có các từ nói về “vùng biên giới” như các từ biên cương, biên dịch, biên thùy, biên cảnh, biên giới, biên viễn, biên bỉ, biên duệ, biên ngung v.v… 

Ngôn ngữ VN không có từ “biên tuyến”, với ý nghĩa rạch ròi “đường ranh giới” phân chia lãnh thổ. 

Thuật từ “đường biên giới - la frontière - the border” theo định nghĩa của Quốc Tế Công Pháp chỉ mới có từ hồi đầu thế-kỷ 20. Thuật ngữ “đường biên giới - la frontière” được hiểu như là “enveloppe continue d’un ensemble spacial, d’un Etat - lớp vỏ bao bọc liên tục của một tập hợp không gian, một quốc gia” ; “le point où expire la compétence territoriale - điểm chấm dứt thẩm quyền thuộc về lãnh thổ”. 

Quan niệm về “đường biên giới - la frontière” của VN được ghi lại trong bộ Hồng Ðức Bản Ðồ, thực hiện dưới triều Lê Thánh Tôn (1460-1497), dẫn lại như sau:

An Nam Ðồ Thuyết (Những gì ghi trên bản đồ An Nam) ; 

An Nam Chi Ðịa (đất đai An Nam); 

Tây Khóa Ai Lao (phía Tây chận ngang xứ Ai Lao); 

Ðông Chí Hải Tân (phía Ðông chạm đến tận biển) ; 

Bắc Du Lưỡng Quảng (phía Bắc vượt qua hai xứ Quảng);  

Nam Khống Chiêm Thành (phía Nam kềm chế Chiêm Thành).

 

Bốn phía lãnh thổ VN đều được xác định bằng các động từ. 

Biên giới phía Bắc của nước ta được xác định bằng động từ  “du”, tức là đi vượt qua: Bắc Du Lưỡng Quảng. Có nghĩa là lãnh thổ VN (ngày trước) vượt qua khỏi Quảng Ðông và Quảng Tây.

Văn minh Trung hoa có chủ trương “bành trướng lãnh thổ”. Khi người Hoa đã vượt qua một ngọn núi thì họ sẽ tìm cách chinh phục đến ngọn núi kế tiếp. Khi họ qua được một con sông thì họ tìm cách đi đến con sông kế tiếp. Lãnh thổ của VN, từ vùng rộng lớn, xa hơn và bao trùm Quảng Đông và Quảng Tây, lùi dần về phương Nam. Biên giới Việt-Hoa chỉ ổn định khi tộc Hán không thể vượt qua những ngọn núi hiểm trở cũng như thể chất người Hoa không thể chống chõi được “sơn lam chướng khí” độc địa ở VN.

VN ảnh hưởng sâu đậm văn minh Trung hoa, vì vậy cũng có chủ trương “mở mang bờ cõi”. 

Phía tây VN là Ai lao. Rặng Trường sơn đã không chỉ “khóa” Ai lao, mà còn “khóa” luôn chân của người Việt. Với kỹ thuật quốc phòng thời đó quân VN không thể vượt qua Trường sơn để mở qua hướng tây. Phía đông cũng vậy, chạm biển. Dân VN, cũng như dân Hoa, không có thói quen “chinh phục biển”. 

Nếu VN luôn lui về phía nam, bỏ lãnh thổ cho Trung hoa vì áp lực của người Hoa, thì VN cũng liên tục “nam tiến”. Năm 1471 “ranh giới” giữa VN và Chiêm thành là đèo Cù mông. Đến năm 1611 biên giới dời tới đèo Đại lãnh. Năm 1653 biên giới dời về Cam ranh. Tiếp tục như vậy cha ông ta “mang gươm mở cõi” cho đến mũi Cà mau. 

Quan điểm về “đường biên giới” của VN vì vậy là “biên giới sống - frontière vivante”. Tức là đường biên có thể dời đổi, tùy theo “tương quan lực lượng” giữa các quốc gia kế bên. 

Trở lại nội dung bài viết của Vũ Đức Liêm. Về sơ hở thứ tư. 

Đã viết dân Khmer không có quan niệm cụ thể về “đường biên giới”. Còn VN thì “đường biên giới” chỉ là một cái gì đó tạm thời. VN đã bỏ biên giới phía Bắc (phía bên kia Lưỡng Quảng) lùi dần về phía Nam rồi lấy địa bàn đồng bằng Sông Hồng làm “cái nôi văn minh” của dân tộc. Quan niệm của VN là “biên giới sống”, biên giói co giãn. Tức biên giới sẽ thay đổi, tùy theo tương quan lực lượng. 

Tức là khi đào kinh Vĩnh tế, phía VN chưa bao giờ xem đó là “đường biên giới vĩnh viễn” hết cả.   

Vì vậy tôi rất hoài nghi về “đường biên giới hiện trạng” của tác giả, khi cho rằng đường biên giới này đã được sự đồng thuận của ba bên Việt-Thái và Miên.

Sơ hở thứ năm. Người Pháp không hề dựa lên “đường biên giới hiện trạng”, tức là đướng biên giới bắt đầu từ Hà tiên, qua kinh Vĩnh tế rồi đến Tây ninh để phân định đường biên giới VN-Khmer. Đơn giản vì đường biên giới này “không hiện hữu” trên giấy tờ.

Lập trường của người Pháp, trên “giấy tờ chính thức”, vào Cambodge (thời đó Campuchia mang tên Cambodge) dưới danh nghĩa “thay thế” VN để “bảo hộ” nước Cambodge (chớ không phải do yêu cầu của vua Khmer). Đây là điều may mắn. Nếu không, khi Pháp rút, đất Nam kỳ sẽ phải trả lại cho Cambodge.

Pháp thay thế VN và cả Cambodge, vì Pháp là xứ bảo hộ của cả hai nước, phân định biên giới VN và Campuchia (cũng như biên giới VN-Lào, Lào-Thái và Cambodge-Thái lan).

Theo các hiệp ước phân định biên giới, đường biên giới từ Hà Tiên không đi qua kinh Vĩnh tế mà đường song song với con kinh này, cách con kinh 200m. Kinh Vĩnh tế 100% thuộc chủ quyền của VN.

Ngoài ra trong bài viết về biên giới Thái-Miên, không phải là chủ đề để nói trong bài này, tác giả Vũ Đức Liêm cũng viết sơ hở nhiều điều. 

Sau khi “bảo hộ” Cambodge, Pháp không hề “nhượng” hai vùng Battambang và Siemraep (và Sisophon, tác giả viết thiếu) của Cambodge cho Thái lan, như ý kiến của tác giả. Từ năm 1893 Pháp không chỉ đã lấy lại toàn bộ lãnh thổ mà Thái lan đã chiếm của Cambodge (trước khi Pháp vào) mà còn áp đặt quyền “cộng đồng bảo hộ - condominium” cùng với đế quốc Anh trên đất Thái.  

Lịch sử phân định biên giới VN-Cambodge là cả một “trường thiên lịch sử” mà phía Cambodge không tiếc lời nguyền rủa “thực dân Pháp”. 

Biên giới Việt-Miên được phân định qua hai thời kỳ : năm 1870 và năm 1873. Cuộc phân định năm 1870 có sự hiện diện của quan chức Khmer, cắm được 60 mốc, toàn bộ vùng “mỏ vẹt” thuộc về VN. Nhưng sau đó người Miên. Họ đòi lại vùng “mỏ vẹt”, và người Pháp đồng ý vạch lại biên giới, trả lại vùng này cho Cambodge. Cuộc phân định năm 1873 gồm 64 mốc.

Năm 1887 khối Đông dương được thành lập, Cambodge trở thành một thành phần của khối này, cùng với Cochinchine (Nam Kỳ), An Nam (Trung Kỳ) và Tonkin (Bắc Kỳ). Lào chỉ được thành lập sau này, do yêu cầu của ông August Pavie, vào năm 1893.

Đường biên giới giữa Cochinchine (miền nam) và Cambodge trở thành đường biên giới hành chánh, nội bộ của Đông dương, thuộc thẩm quyền của quan Toàn Quyền người Pháp.

Vùng Darlac được sáp nhập và VN năm 1895. Điều này xảy ra do việc trao đổi đất đai : VN nhượng đất Trấn Ninh cho Lào, đồng thời Lào nhường vùng đất phía nam nước này cho Cambodge. Nhưng sau đó, năm 1899 vùng này lại trả về Lào, đến năm 1904 mới chính thức sáp nhập vô VN. Năm 1923 vùng Kontum cũng được nhập vào Darlac, đồng thời với vùng đất đỏ phía nam là Buôn Mê Thuộc. 

Dân VN chưa bao giờ vượt qua bên phía tây dãy Trường sơn. Nếu không có Pháp thì các vùng đất Tây nguyên này chưa chắc đã thuộc về VN. 

Ngay cả tại tỉnh Tây ninh, một vùng đất rộng lớn thuộc Cambodge cũng đã được sáp nhập thêm vào quận Trảng bàng.

Về lãnh thổ trên biển thì được xác định năm 1939, do nghị quyết của Toàn quyền Brévié. Đó là một đường thẳng 140°, thẳng góc so với bờ biển, theo đó các đảo phía bắc đường này thuộc Cambodge và các đảo phía nam thuộc VN, trong đó bao gồm đảo Phú Quốc.

Vùng Khmer Krom (Trà vinh, Soc Trăng, Vĩnh châu…), thuộc Cochinchine, tức thuộc Pháp. Trước kia hoàn toàn do người Khmer sinh sống. Sau này đất này trở thành đất của VN.

Vùng đất giữa hai sông Vàm cỏ (Mỏ vẹt) thực tế là đất Khmer, mở ra tới biển (Bà rịa). Đất này được Pháp phân định lại (nói ở trên), ½ thuộc Miên, ½ thuộc VN. 


Khi Pháp rút đi, VN lại được “quốc tế công pháp” giúp đỡ. Nguyên tắc “Uti possidetis” được áp dụng. Uti possidetis có nghĩa là trước khi độc lập đất đó do VN quản lý thì sau khi độc lập VN được quyền giữ những vùng đất đó. 


Tóm lại tôi tôn trọng tinh thần “bài Pháp” của tác giả. Nhưng sự thật là sự thật. Đường biên giới Việt Nam - Campuchia 100% do Pháp xác lập.


Người học giả không thể để tinh thần bài ngoại chế ngự lương tâm và lý trí của một người làm công tác khoa học.

 

Tham khảo thêm các bài: https://docs.google.com/document/d/1y6Kkak1jw0DbDKaAK9PZacOMDmALLJv3LA630IvC7oI/edit?usp=sharing


https://docs.google.com/document/d/0B1VpyrsXE_OuRi0weDFHYTYzRTA/edit?usp=sharing&ouid=109500652293285319122&resourcekey=0-1yryTT8Qmlf348LsDP37sA&rtpof=true&sd=true

http://nhantuantruong.blogspot.com/2015/07/tranh-chap-lanh-tho-vn-kampuchia-khu.html

lundi 10 janvier 2022

Bao giờ "tới" Hoàng Sa ?

 

Trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, luật quốc tế dành quyền cho một quốc gia khả năng đòi lại những vùng lãnh thổ bị "cướp" mất. Nhưng luật cũng qui định, một quốc gia không thể yêu sách (về quyền) ở một vùng lãnh thổ mà quốc gia này đã nhìn nhận nó thuộc chủ quyền của quốc gia khác.

Chuyện Tưởng Giới Thạch ngồi vào bàn hội nghị Cairo tháng 11 năm 1943 với lãnh đạo hai đại cường Mỹ và Anh, Theodore Roosevelt và Winston L.S. Churchill, về các điều kiện để lãnh tụ phe Quốc dân đảng tuyên bố chiến tranh với Nhật. Nội dung Tuyên bố Cairo công bố chính thức ngày 1 tháng 12 năm 1945. Tưởng Giới Thạch cho rằng Mãn châu, Đài loan, Bành hồ là những lãnh thổ của Trung hoa đã bị Nhật "cướp" đi. Điều kiện để họ Tưởng "tuyên bố chiến tranh" là các vùng đất này phải trả lại cho Trung hoa.

Thực tế là nhà Thanh thua Nhật trong chiến tranh (cuộc hải chiến ngoài cửa sông Áp lục) do đó phải ký hiệp ước Shimoniseki 1895 "nhượng vĩnh viễn" chủ quyền Đài loan và Bành hồ cho Nhật.

Hai hành vi : 1/ "Trung hoa nhượng Đài loan và Bành hồ cho Nhật"  và 2/ "Nhật "cướp" Đài loan và Bành hồ của Trung hoa" hoàn toàn đối nghịch với nhau. Hiệp ước Shimonoseki có thể là một hiệp ước "bất bình đẳng" nhưng nói rằng Nhật đã "cướp" Đài loan và Bành hồ của Trung hoa là không đúng với thực tế.

Nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn khẳng định "Mãn Châu, Đài loan, Bành hồ..." là những vùng lãnh thổ của Trung hoa đã bị Nhật "ăn cướp".

Nguyên văn Tuyên bố Cairo, phần liên quan: "...all the territories Japan has stolen from the Chinese, such as Manchuria, Formosa, and the Pescadores, shall be restored to the Republic of China."

Bản tuyên bố sử dụng nguyên văn chữ của Tưởng Giới Thạch: "stolen", tức ăn cướp (cắp).

Vì sao họ Tưởng nói như vậy ?

Đơn giản là vì họ Tưởng "làm theo luật". Người ta chỉ có thể đòi lại tài sản của mình chỉ khi tài sản này bị kẻ khác "cướp" mất.

Còn nếu nói rằng Đài loan, Bành hồ là "nhượng địa" theo hiệp ước Shimonoseki thì các đại cường này không có lý do nào để tước bỏ chủ quyền từ Nhật.

Trở lại vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.

Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa trên thực tế có hai  cách nhìn.

Cách thứ nhứt, ý kiến của thiểu số (và thiểu số này sắp suy tàn) là HS của VN bị TQ "ăn cướp" vào ngày 19 tháng Giêng năm 1974. 

Cách thứ hai , lập trường của đa số và chính thống. Hoàng Sa và Trường sa là các vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của TQ. VNDCCH đã nhìn nhận thực tế này qua "văn kiện ngoại giao", còn gọi là "công hàm Phạm văn Đồng 1958".

Trên quan điểm thứ nhứt, của VNCH, tức của phe thiểu số và đang suy tàn. Việt Nam vẫn còn giữ được "quyền" đòi lại các vùng lãnh thổ đã bị TQ "ăn cướp" vào năm 1974.

Quan điểm chính thống hiện nay, CHXHCNVN là pháp nhân "tiếp nối" VNDCCH, VN không còn bất cứ một "quyền" nào để yêu sách các vấn đề liên quan đến chủ quyền (hay hải phận, thềm lục địa...) Hoàng Sa (và Trường sa).

Nhiều lần TQ cho rằng VN đã bị mất tố quyền (estoppel), tức VN không còn bất cứ quyền nào để lên tiếng yêu sách, hay kiện tụng TQ trước một tòa án quốc tế. Lần cuối cùng là công hàm ngày 17 tháng tư năm 2020 của TQ gởi Ủy ban ranh giới Thềm lục địa (thuộc LHQ).

Nội dung công hàm TQ cho rằng "VN đã phạm Estoppel vào thập niên 70". TQ dẫn công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng cho thấy VN đã nhìn nhận và ủng hộ các tuyên bố của TQ về chủ quyền lãnh thổ và hải phận của họ.

Sự "im lặng" của VN từ đó đến nay cho thấy VN đã bị estopped.  VN đã không còn lý lẽ phản biện lại.

Nhưng luật quốc tế còn có khoản về "kế thừa quốc gia". Tức là CHXHCNVN hiện nay vẫn còn có thể "kế thừa" VNCH đồng thời đứng trên lập trường của VNCH để yêu sách chủ quyền HS (và TS).

Quyền thừa kế của CHXHCNVN có thể sẽ bị mất đi, vì yếu tố "thời gian - ratio temporis".

Vì vậy từ nay, thay vì lặp đi lặp lại câu vô nghĩa "sang năm tới Hoàng Sa". Mọi người nên làm áp lực để nhà nước CHXHCNVN "thừa kế" di sản của VNCH.

Người ta ăn cướp của mình thì mình còn (hy vọng) "sang năm tới Hoàng Sa". Nhưng khi mình "công nhận rằng cái lãnh thổ đó thuộc chủ quyền của người khác" thì sẽ không bao giờ có ngày "tới Hoàng sa" hết cả


dimanche 9 janvier 2022

Về bài viết của TS Nguyễn Đức Thành: Việt Á “lũng đoạn nhà nước” hay nhà nước thúi hoắc ?

 

Bài viết của TS Nguyễn Đức Thành tựa đề: “Cần nhìn nhận vụ kít xét nghiệm Virus SARS-CoV-2 là lũng đoạn nhà nước” thấy đăng đi đăng lại trên mạng. Tác giả cho rằng vụ kít Việt Á là hành vi “lũng đoạn nhà nước - state capture” và yêu cầu “nhà nước” nhìn nhận sự việc như vậy. 


Đọc xong bài viết tôi cho rằng, hoặc là tác giả đã hiểu sai ý nghĩa thế nào là “lũng đoạn nhà nước - state capture”, theo ý nghĩa “chính thống” của WB (Ngân hàng thế giới). Hoặc là tác giả cố tình “bẻ cổ thằng logic” với mục đích xóa bỏ trách nhiệm của đảng CSVN trong sứ mạng “lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội”. Vụ này tôi đã nói vài hôm trước (trang facebook cá nhân 5 và 6 janvier 2022).


Vấn đề là bài viết càng được quảng cáo kiểu “đăng đi đăng lại nhiều lần”, thì càng  khiến người ta phải đặt nghi vấn: “phải có cái gì người ta mới đăng đi đăng lại bài báo này như vậy”.  


“Lũng đoạn nhà nước - state capture” là một khái niệm của WB, được sử dụng trong một bản phúc trình năm 2000, nhằm giải thích về tình trạng bộ máy nhà nước bị khống chế bởi những cá nhân hay các nhóm lợi ích (oligarchs) khiến bộ máy nhà nước phục vụ cho lợi ích của cá nhân hay nhóm lợi ích này.


Phan Quốc Việt, Chủ tịch công ty Việt Á, có khả năng “khống chế bộ máy nhà nước” để phục vụ cho lợi ích cá nhân hay không ? 


Báo chí nhiều ngày qua đã đăng hình ảnh và tin tức về cá nhân ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch công ty cổ phần công nghệ Việt Á. Theo trang Đại đoàn kết (29 tháng 12 năm 2021). Dẫn:


“Công ty Việt Á thành lập năm 2007, trụ sở chính tại 372A/8 Hồ Văn Huê, Phường 9, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, với vốn đăng ký ban đầu chỉ 80 triệu đồng do 3 cổ đông sáng lập.

Người đại diện pháp luật Công ty Việt Á là ông Phan Quốc Việt (hộ khẩu TP Hồ Chí Minh), nắm giữ 10,2% cổ phần. Ngoài ông Việt còn có ông Đồng Sỹ Huy (hộ khẩu TP Hồ Chí Minh), nắm giữ 5% cổ phần công ty. Bà Hồ Thị Thanh Thủy (hộ khẩu tỉnh Long An), nắm giữ 4,8% cổ phần công ty.

Công ty này có sau 6 lần đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp, vốn điều lệ. Lần gần nhất Công ty này tăng vốn điều lệ là vào tháng 10/2017 với con số vô cùng ấn tượng, lên đến 1.000 tỷ đồng.

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù trải qua 6 lần tăng vốn điều lệ, nhưng tỉ lệ góp vốn của 3 cổ đông sáng lập vào Công ty Việt Á không biến động. Ông Phan Quốc Việt và 2 cổ đông còn lại vẫn nắm giữ khoảng 20% cổ phần vốn, 80% cổ phần còn lại (ước khoảng 800 tỷ đồng) do các cổ đông khác “bơm” vào.

…ngoài góp vốn vào Công ty Việt Á, bộ ba cổ đông sáng lập doanh nghiệp này cũng là 3 cổ đông sáng lập Công ty TNHH đầu tư phát triển kinh doanh Việt Á có vốn điều lệ khoảng 200 tỷ đồng.

Tỉ lệ vốn góp được xác định như sau (tính đến cuối năm 2020): ông Phan Quốc Việt nắm giữ 51%, ông Đồng Sỹ Huy nắm giữ 25% và bà Hồ Thị Thanh Thủy nắm giữ 24% vốn.”

Bài báo viết tiếp: 

“trước khi sản xuất kit xét nghiệm Covid-19 “made in Vietnam”, doanh nghiệp này đã được Bộ Y tế cấp phép sản xuất 15 kit thử tác nhân gây bệnh lao, viêm gan A, viêm gan B...

Vài năm trở lại đây, Công ty Việt Á nổi lên như một “ngôi sao sáng” giữa bầu trời thương trường doanh nghiệp cung ứng sinh phẩm, hóa chất phục vụ cho ngành Y tế. Doanh nghiệp này liên tục trúng hàng loạt gói thầu dạng “khủng” tại các bệnh viện lớn trên cả nước, như: gói thầu cung ứng hóa chất năm 2016 - 2017 (thuốc, hóa chất, vật tư y tế) cho Bệnh viện Quân y 175; gói thầu cung cấp hóa chất vật tư tiêu hao theo máy và vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động xét nghiệm tại Bệnh viện Bạch Mai...

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, sau 17 tháng chỉ bán kit test Covid-19, Việt Á đạt mức doanh thu cực lớn với gần 4.000 tỷ đồng. Con số này mới chỉ là thống kê doanh số bán cho các đơn vị công lập, chưa nói đến khối tư nhân”.

Hết dẫn.


Ta thấy ngay rằng quá trình “lớn như thổi” của công ty Việt Á, dựa theo dữ kiện của phóng viên Đại đoàn kết, có cái gì đó “bất bình thường”, kiểu “cậu bé Phù đổng”. Chưa ai thấy được “trung tâm nghiên cứu” của Việt Á đặt ở đâu. Trung tâm này có bao nhiêu “khoa học gia”, chuyên gia về y dược? Người ta cũng bù trất các công trình nghiên cứu của Việt Á là những thứ gì ? công bố ở đâu ? Người ta cũng không biết “nhà máy sản xuất” của Việt Á nằm ở đâu? Có bao nhiêu công nhân? Các nguồn của nguyên liệu cung cấp cho Việt Á đến từ đâu? Gồm có những thứ gì ? 


Theo điều tra của phóng viên Đại đoàn kết, trước vụ kít Covid-19, Việt Á đã sản xuất và đưa vào phục vụ các thứ kít thử bịnh lao, viêm gan A, viêm gan B… Việt Á cũng “trúng hàng loạt các gói thầu khủng” cung cấp vật tư ý tế cho các bịnh viện lớn trên cả nước…


Tài kinh doanh của Việt Á xem ra vượt qua đầu nhiều trung tâm nghiên cứu quốc gia Tây phương, các công ty dược phẩm của Tây, của Nhật v.v… Các trung tâm nghiên cứu, các công ty trị giá trăm tỉ đô la của các quốc gia này phải “trầy da tróc vẫy”, khoa học gia của họ “làm việc sói trán” đôi ba năm, mới phát minh được thuốc này, thuốc kia, kít này kít nọ…


Việt Á làm ra đủ thứ kít. Làm “cái rẹt”.


Vụ kít Covid-19 cho thấy kít Việt Á là kít dổm. Không biết các loại kít thử bịnh lao, bịnh viêm gan A, gan B… hiệu quả thế nào. Cũng không ai biết được phẩm chất vật tư ý tế của Việt Á cung cấp cho các bịnh viện lớn, nhưi Bạch mai, Bịnh viên Quân y 175… chúng ra sao ?


Tầm ông Phan Quốc Việt như vậy. Tầm công ty Việt Á với “nội bộ góp vốn” như vậy. Ông này có khả năng làm “lũng đoạn nhà nước” hay không ? “lũng đoạn nhà nước”  với ý nghĩa “khống chế bộ máy nhà nước”, khiến “nhà nước” phải phục vụ cho lợi ích của công ty Việt Á. 


Ngoại trừ Phù đổng thiên vương lớn như thổi, mạnh như thần. Ngoại trừ Bill Gates, Zuckerberg… thần đồng tin học. Ngoại trừ Elon Musk, Jeff Bezos… thần đồng kinh doanh. Làm gì có một trung tâm nghiên cứu y học nào, với vốn khởi đầu 80 triệu đồng, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố, lại trở thành “ngôi sao sáng” trong lãnh vực y dược, như nhận xét của Đại đoàn kết ?


HP qui định Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Không phải đảng chỉ lãnh đạo “chóp bu”, trên thượng tầng kiến trúc. Đảng lãnh đạo toàn diện, nhà nước và xã hội, từ a tới z, trừ trái sang phải, từ trước ra sau… Chỗ nào trong xã hội cũng do đảng viên lãnh đạo, kiểm soát. Ngôi vị nào trong bộ máy nhà nước cũng đều do đảng viên ngồi. 


Nếu đảng CSVN có ý chí “chống tham nhũng”, đảng viên nào làm trái sẽ bị trừng trị theo pháp luật. Tham nhũng vô phương nảy mầm. 


Việt Á, một cơ sở nói là “nghiên cứu y dược”, công trình “trên răng dưới dế”, trở thành “ngôi sao sáng” trong làng doanh nghiệp dược phẩm. 


Nói Việt Á “lũng đoạn nhà nước” không chỉ “bẻ cổ”, mà còn bẻ tay, bẻ giò thằng logic. 


Hôm qua Bộ CA khép Việt Á vào tội "hối lộ các đối tác 800 tỉ đồng". Lại thêm một vụ án "thấy cây không thấy rừng".


Nhà nước đã “nát bét”, thúi hoắc từ trên tới dưới, từ a tới z. Chỗ nào có đảng viên CS ngồi thì chỗ đó thúi hoắc. Đảng viên "ăn của dân không từ một thứ gì".


Xí nghiệp nào “bắt tay vào làm ăn”, nhứt là các xí nghiệp có vốn quốc nội, xí nghiệp đó phải chịu sự kiểm soát của đảng. Trong chừng mực, ít hay nhiều, xí nghiệp nào cũng “thúi hoắc”. Không thúi không thể “trụ” được.


Do ai đó “lũng đoạn nhà nước” hay do nhà nước đã thúi hoắc ?